Đổi mới nhận thức về cán bộ và công tác CBCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 69)

PHẦN BA : KẾT LUẬN

2. Khuyến nghị và giải pháp

2.1. Đổi mới nhận thức về cán bộ và công tác CBCĐ

- Các cấp công đoàn cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ và đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng, quyết định của cán bộ và công tác CBCĐ đối với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.

- Đổi mới nhận thức về nghề công đoàn. Hiện nay, không nhiều ngƣời, nhất là ngƣời trẻ, có trình độ cao quan tâm đến hoạt động công đoàn. Để đổi mới nhận thức về nghề cần sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để quảng bá hình ảnh TCCĐ và CBCĐ. Bên cạnh đó cần có những giải pháp phối hợp để tăng tính hấp dẫn của công việc công đoàn nhƣ một nghề có thể đảm bảo cuộc sống và có cơ hội phát triển năng lực của cán bộ.

2.2. Hoàn thiện luật pháp của Nhà nƣớc, các cơ chế, chính sách và những quy định liên quan đến công đoàn và CBCĐ

- Cần cải thiện những quy định đảm bảo hoạt động của TCCĐ và CBCĐ. Đáng lƣu ý là về vấn đề tài chính công đoàn, phải đảm bảo việc điều chỉnh tỷ lệ trích từ quỹ lƣơng vào nguồn thu tài chính công đoàn trong điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X và quy định mới của Nhà nƣớc về việc trích kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực sự đƣợc thực hiện bởi trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, quan hệ lao động phức tạp hơn mặt khác ngƣời sử dụng lao động bao giờ cũng mong muốn lợi nhuận thu về cao nhất thì việc xác định tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo thỏa thuận là việc vô cùng khó khăn cho công đoàn.

- Các cấp công đoàn cần tác động, tham gia xây dựng, cải cách, hoàn thiện, thực hiện và tham gia giám sát thực hiện các cơ chế, chính sách pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của CBCĐ.

- Xây dựng chính sách khen thƣởng, kỷ luật hợp lý nhằm động viên, khuyến khích CBCĐ tích cực tham gia hoạt động.

- Chú trọng nâng cao tính pháp lý của hoạt dộng của CBCĐCS, đặc biẹt là Luật lao động, Luật CĐ.

2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCĐ

- Trƣớc hết, các cấp công đoàn cần có chiến lƣợc quy hoạch cán bộ cho từng cấp, nghĩa là phải có chiến lƣợc khoa học, chi tiết, cụ thể trong công tác CBCĐ trên cơ sở nhận thức rõ tính đặc thù của CBCĐ là cán bộ quần chúng, hoạt động vì lợi ích NLĐ và do NLĐ bầu lên. Công đoàn có thể quy hoạch 3-4 cán bộ cho mỗi chức danh; cần có chính sách phát hiện, thu hút con em CBCĐ hoặc những quần chúng đủ tiêu chuẩn xét tuyển để đƣa đi đào tạo cơ bản tại các trƣờng học; thu hút những sinh viên có năng lực, rèn luyện họ qua thực tế để lựa chọn đƣợc cán bộ phù hợp với từng chức danh. Trong quy hoạch cần lƣu ý phƣơng châm trẻ hóa để tăng cƣờng tính năng động của đội ngũ CBCĐ, hình thành đƣợc đội ngũ cán bộ có ba độ tuổi kế tiếp nhau.

- Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh CBCĐ cho từng cấp. Không thể đạt đƣợc hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo nếu không xây dựng đƣợc chuẩn đào tạo. Vì thế tiêu chuẩn chức danh xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi loại cán bộ là cơ sở quan trọng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCĐ, trong đó có CBCĐCS.

- Cần đa dạng nội dung, hình thức đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng vị trí, tạo điều kiện để mọi CBCĐ đều có cơ hội đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Nội dung đào tạo không chỉ bó hẹp trong các vấn đề công đoàn và hoạt động công đoàn mà còn cập nhật các kiến thức kinh tế - xã hội, chính trị- văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, v.v… với các hình thức phong phú nhƣ đào tạo tập trung hoặc từ xa, dài hạn hoặc ngắn hạn đặc biệt cần phát huy tính hiệu quả của hình thức tập huấn theo chuyên đề. Mỗi chƣơng trình đào tạo đều phải gắn với thực tiễn; phải đổi mới cách dạy và học để phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học.

- Bên cạnh việc sử dụng các cơ sở đào tạo có sẵn, các cấp công đoàn cần phát huy tính chủ động trong việc đào tạo bằng việc tự tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm bao gồm những CBCĐ có khả năng truyền thụ, đào tạo họ thành những “máy cái” để đào tạo lại cán bộ khác. Cần kết hợp đào tạo, bồi dƣỡng tại nhà trƣờng và tự bồi dƣỡng.

2.4. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và luân chuyển CBCĐ

- Việc sử dụng CBCĐ phải đảm bảo tính dân chủ cơ sở, tránh hình thức, áp đặt. Công đoàn sinh ra từ phong trào công nhân, CBCĐ phần lớn đƣợc trƣởng thành từ phong trào quần chúng. Sẽ là sai lầm khi chúng ta tin tƣởng lập trƣờng chính trị của công nhân nhƣng lại chƣa tạo điều kiện cho họ chọn lựa và bầu ra CBCĐCS, những ngƣời hiểu rõ tình hình của họ và chia sẻ với họ. Giải pháp căn cơ nhất đem lại hiệu quả hoạt động cho CBCĐCS và củng cố sức mạnh của công đoàn cơ sở là không chọn giùm NLĐ CBCĐ từ một lực lƣợng bên ngoài nào đó mà chủ yếu là giúp họ chọn đúng ngƣời ƣu tú ngay trong đội ngũ của họ làm ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích cho họ. Trƣớc khi qua đời mấy tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lần cuối cùng và căn dặn: “Phải để cho công nhân lựa chọn ngƣời họ tín nhiệm bầu vào ban chấp hành công đoàn một cách thực sự dân chủ”. TCCĐ không nên ỷ lại, chờ đợi cán bộ từ bên ngoài đƣa vào “ba cùng” mà phải tìm biện pháp khơi nguồn CBCĐ từ chính đội ngũ công nhân tại doanh nghiệp. Nói nhƣ thế không mâu thuẫn với việc tăng cƣờng CBCĐ về cơ sở.

- Việc đƣa CBCĐ về cơ sở cần lƣu ý CBCĐ là những ngƣời hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, đại diện cho tâm tƣ, nguyện vọng và lợi ích của NLĐ. Do đó ngƣời CBCĐ cần đi sát cơ sở, đi sát quần chúng NLĐ để thấu hiểu tình hình, tâm tƣ nguyện vọng của họ. CBCĐ là ngƣời hoạt động chính trị - xã hội có những phong cách làm việc khác với công chức, viên chức nhà nƣớc. Đƣa CBCĐ chuyên trách về cơ sở là một cách nhằm “cởi trói” cho CBCĐ khỏi những ràng buộc của doanh nghiệp để nâng cao vai trò bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Tuy nhiên, đề án này có nguy cơ phá sản khi đƣa vào áp dụng trong thực tế vì vấp phải sự không đồng tình của doanh nghiệp; khi chƣa cởi trói đƣợc thì họ vẫn phải chịu tình cảnh “trên đe

dƣới búa” và cái nhiệm vụ quan trọng nhất của CBCĐ là bảo vệ quyền lợi cho công nhân vẫn chƣa đƣợc phát huy. Chính vì vậy cần phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng về mặt chiến lƣợc trong việc đào tạo, bồi dƣỡng và luân chuyển cán bộ.

- Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCĐCS phải đảm bảo đƣợc sự hài hòa giữa lực lƣợng thủ lĩnh công đoàn-ngƣời nổi lên từ phong trào quần chúng và chuyên gia công đoàn-ngƣời đƣợc đào tạo bài bản để hai lực lƣợng có thể bổ sung cho nhau về nghiệp vụ, lý luận và về kinh nghiệm thực tiễn.

2.5. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động công đoàn

- Những thay đổi hiện nay đặt ra cho tổ chức CĐ yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động để đáp ứng yêu cầu của phong trào CNLĐ. Nội dung và hình thức hoạt động công đoàn cần phải đƣợc đa dạng hóa; không chỉ giới hạn trong việc tổ chức nghỉ mát, văn nghệ thể thao hay thăm hỏi và theo hình thức hành chính nhƣ hiện nay.

- Cần có chính sách tăng tính độc lập tƣơng đối của công đoàn, đặc biệt là về phƣơng diện tài chính công đoàn. Ngoài các nguồn thu chính từ đoàn phí hoặc từ khoản trích của doanh nghiệp hiện nay, công đoàn cần năng động hơn trong việc cải thiện nguồn thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế công đoàn. Mô hình kinh tế công đoàn của Singapore với các chuỗi siêu thị, hợp tác xã do công đoàn sáng lập, thuê quản lý có thể đƣợc cân nhắc trong điều kiện nƣớc ta hiện nay.

- Công đoàn cần chú trọng chiến lƣợc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc bởi nghiên cứu cho thấy, tại những đơn vị có quan hệ lao động tốt, hoạt động của CBCĐCS có nhiều thuận lợi hơn, thu đƣợc nhiều kết quả hơn. Ví dụ nhƣ ở công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội, nhờ mối quan hệ lao động tốt, hoạt động công đoàn công ty có nhiều thuận lợi, đƣợc chính quyền và Ban giám đốc hỗ trợ kinh phí duy trì các hoạt động thƣờng xuyên.

2.6. Bản thân CBCĐ cũng phải đổi mới

Cán bộ công đoàn cần đổi mới nếp nghĩ, cải cách lề lối làm việc, tránh hành chính hoá các hoạt động CĐ.

- Trƣớc hết, CBCĐ cần đổi mới tƣ duy để nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về công đoàn; phải hiểu hoạt động công đoàn là hoạt động của đông đảo quần chúng CNLĐ, hoạt động vì lợi ích của họ. Tổ chức công đoàn ra đời trong quan hệ lao động, hoạt động của công đoàn chủ yếu phải là hoạt động trong quan hệ lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định. Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng của công đoàn là liên hệ mật thiết với quần chúng.

- Từ nhận thức đúng đắn đầy đủ về công đoàn, đội ngũ cán bộ phải kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng hành chính hoá, nhà nƣớc hoá trong tổ chức hoạt động. Điều cần nhất đối với hoạt động công đoàn và CBCĐ là lấy NLĐ làm đối tƣợng để tuyên truyền, vận động tập hợp; lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định.

- CBCĐ cần tăng tính chủ động linh hoạt của mình xuất phát từ thái độ sống và làm việc tích cực, làm chủ mọi tình huống để có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho ngƣời lao động và tự bảo vệ chính mình.

2.7. Tăng cƣờng sự hợp tác, hỗ trợ với các TCCĐ quốc tế

Các cấp công đoàn cần quan tâm tăng cƣờng hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác về công tác cán bộ và đào tạo cán bộ bởi ngay từ đầu phong trào công nhân-công đoàn nƣớc ta đã mang tính quốc tế và trong thời đại hội nhập toàn cầu, sự mở rộng khối đoàn kết với các công đoàn khu vực và thế giới sẽ góp phần nâng cao sức mạnh của mỗi TCCĐ. Thông qua quan hệ với Công đoàn Kim khí Quốc tế, nhiều CBCĐ thuộc ngành CTM đã đƣợc cử đi học hỏi kinh nghiệm nƣớc ngoài, không chỉ về công đoàn mà còn tham gia các nghiệp vụ khác. Kinh nghiệm hoạt động đối ngoại của Công đoàn Công Thƣơng cho thấy, với sự tham gia tích cực của TCCĐ, không chỉ có CBCĐ đƣợc cử đi đào tạo nghiệp vụ công đoàn mà còn tạo điều kiện để cán bộ chuyên môn nâng cao trình độ. Chƣơng trình đào tạo thạc sỹ ngành giấy thông qua quan hệ giữa Công đoàn Công Thƣơng và Công đoàn Giấy Pháp là một ví dụ. Theo kinh nghiệm của Công đoàn Chế tạo Úc, công tác đào tạo cần có kế hoạch cụ thể, chú trọng ngôn ngữ giao tiếp còn Công đoàn Kim khí Đức có trung tâm đào tạo riêng cho CBCĐ ngành của mình theo quy hoạch cán bộ. Gần nƣớc ta có Công đoàn

Thực phẩm Đồ uống Singapore với kinh nghiệm tốt trong công tác đào tạo. Trình độ CBCĐ Sing rất cao, chỉ riêng vấn đề ngôn ngữ, đa số họ có thể nói đƣợc 2 thứ tiếng. Với CBCĐ cấp cao, việc sử dụng đƣợc 3 thứ tiếng là bắt buộc. Điều này một phần nhờ ảnh hƣởng của chính sách văn hóa-giáo dục của nƣớc này nhƣng cũng bởi chiến lƣợc nâng cao trình độ CBCĐ và thu hút nhân tài của công đoàn Singapore.

Trên đây là một số khuyến nghị và giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu CBCĐCS ngành CTM nói riêng và cơ cấu CBCĐ nói chung. Mỗi giải pháp có tầm quan trọng riêng. Tuỳ từng thời điểm, từng đơn vị, mỗi giải pháp có thể phát huy hiệu quả của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa Trung ƣơng (2007): Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Báo Lao động, số ra các năm 2003-2008. 3. Báo Ngƣời lao động, số ra các năm 2003-2008.

4. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) (2004): Đề án phát triển ngành Cơ khí đến năm 2010 phục vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội. 5. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) (2004): Ngành Cơ khí Việt Nam trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2003. 6. Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 7. Bùi Đình Phong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao

động, Hà Nội, 2006.

8. Các Mác-Ph. Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

9. Chu Thái Thành: Công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới, Tạp chí Cộng sản số 1 (122), 2007.

10.Chuyên khảo Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, Đề tài KX.05-11-06.

11.Công đoàn Công Thƣơng Việt Nam: Văn kiện Đại hội I Công đoàn Công Thương Việt Nam, Hà Nội, 2008.

12.Cristina P. Parel và các đồng nghiệp: Thiết kế và quy trình lấy mẫu (dịch giả Phí Văn Ba), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993.

13.Đại học Bách khoa Hà Nội: Giáo trình Cơ khí Đại cương, Hà Nội, 2008.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

17.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

18.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb Chínhtrị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

19.Đỗ Mƣời-Võ Văn Kiệt-Nguyễn Văn Tƣ: Nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội, 1996.

20.Günter Endruweit (chủ biên): Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1999.

21.Günter Endruweit và Gisela Trommsdorff: Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2001.

22.Helmut Kromrey: Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1999. 23.Herman Korte: Nhập môn lịch sử Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997. 24.Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1992. 25.Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam: Đánh giá Chiến lược phát triển ngành

Cơ khí Việt Nam đến năm 2010-Tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội, 2007. 26.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 27.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

28.Hoàng Trang-Phạm Ngọc Anh: Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, Đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

29.Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005.

30.Lê Hữu Xanh (chủ nhiệm đề tài): Cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức quần chúng và các đoàn thể xã hội trong hệ thống chính trị đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)