Đội ngũ CBCĐ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 28 - 29)

PHẦN HAI : NỘI DUNG CHÍNH

2.1. Tổng quan về đội ngũ CBCĐ Việt Nam và ngành Chế tạo máy tại Hà Nộ

2.1.1.2. Đội ngũ CBCĐ Việt Nam

Hiện nay, tổng số CBCĐ trên cả nƣớc gồm có trên 40 vạn, trong đó, số CBCĐ chuyên trách là trên 8 nghìn, 7.690 ngƣời trong số này là cán bộ hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn. Phần lớn CBCĐ hiện nay là kiêm nhiệm, không ít ngƣời trong số đó tham gia hoạt động vì lòng nhiệt tình.

Theo số liệu thống kê, hiện số uỷ viên ban chấp hành tại các công đoàn cơ sở trên cả nƣớc là hơn 344.000 ngƣời, ở cấp trên cơ sở là trên 28.400 ngƣời và cấp công đoàn ngành trung Trung ƣơng và Liên đoàn lao động cấp tỉnh là hơn 3.000 ngƣời (Xem phụ lục 2.1). So sánh về tỷ lệ phần trăm trên tổng số ủy viên ban chấp hành từng cấp, có thể thấy: tỷ lệ nữ ở cấp cơ sở nhiều hơn. Tỷ lệ này giảm dần ở cấp trên cơ sở và cấp ngành trung ƣơng, liên đoàn lao động cấp tỉnh. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với số CBCĐ là lao động trực tiếp: càng lên cấp cao hơn, số CBCĐ là lao động trực tiếp lại ít hơn. Trong khi đó, tỷ lệ cán bộ là Đảng viên tăng dần theo cấp của TCCĐ: công đoàn cơ sở có tỷ lệ gần 58,5% thì ở công đoàn cấp trên cơ sở; cấp công đoàn ngành trung ƣơng và liên đoàn lao động cấp tỉnh tƣơng ứng là trên 86% và gần 96,2%. Về chuyên môn, ở cả ba cấp, đa số ủy viên ban chấp hành có trình độ cao đẳng, đại học; số ủy viên có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ ít nhất. Càng lên cấp cao hơn càng có xu hƣớng tăng tỷ lệ ngƣời có trình độ cao đẳng trở lên (tƣơng ứng là 51,32%; 77,51% và 92,14%) và giảm tỷ lệ ủy viên có trình độ sơ và trung cấp (từ 8,02% và 25,23% ở cấp cơ sở xuống 0,9% và 5,43% ở cấp ngành trung ƣơng và LĐLĐ tỉnh). Ở cấp cơ sở, số ủy viên ban chấp hành có trình độ lý luận ở mức sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất nhƣng ở cấp ngành trung ƣơng và LĐLĐ tỉnh số này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Trong các ủy viên Ban chấp hành các cấp còn có một số cán bộ chƣa qua bồi dƣỡng về lý luận chính trị hoặc chuyên môn dƣới mức sơ cấp. Độ tuổi trung bình của ủy viên công đoàn các cấp có xu hƣớng tăng dần từ cơ sở đến trung ƣơng. Đây cũng là điều tƣơng đối dễ hiểu do đặc thù CBCĐ phần lớn là những ngƣời trƣởng thành từ cơ sở.

7.690 CBCĐ chuyên trách hƣởng lƣơng ngân sách công đoàn chủ yếu làm việc trong các công đoàn cấp trên cơ sở (chiếm trên 62%). Trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ này tƣơng đối khá so với mặt bằng chung của cơ cấu lao động. Xấp xỉ 92,2% cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; gần 74% có trình độ cao đẳng, đại học; 88,43% đã đƣợc đào tạo về lý luận chính trị. 63,5% đƣợc đào tạo về ngoại ngữ; 53,7% đƣợc đào tạo về tin học (Xem phụ lục 2.2).

Hiện nay, môi trƣờng hoạt động của các CBCĐ có sự thay đổi vô cùng sâu sắc. Nền kinh tế thị trƣờng đã định hình rõ nét, quá trình chuyển đổi doanh nghiệp đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển sang hình thức cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng tăng, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, nghiên cứu khoa học cũng chuyển sang hình thức tổ chức tự chủ, tự chịu trách nhiệm…Trƣớc tình hình đó, CBCĐ không chỉ đóng vai trò tuyên truyền, vận động, tập hợp công nhân, viên chức, lao động vào công đoàn mà còn có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; đại diện và tổ chức cho NLĐ tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quản lý kinh tế-xã hội.

Thực tế cho thấy, hoạt động phong trào công đoàn thành công hay hạn chế đều có sự tác động trực tiếp và quyết định của CBCĐ. Chính vì lẽ đó, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng toàn diện cho CBCĐ rất cao, đặc biệt là đối với các CBCĐ không chuyên trách đƣợc bầu thông qua đại hội công đoàn các cấp. Trong những năm qua, đội ngũ CBCĐ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, bƣớc đầu thích ứng với điều kiện hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trƣờng.

Tuy nhiên, sau mỗi kỳ đại hội, đội ngũ ủy viên ban chấp hành công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở có sự biến động rất lớn. Nhiều cán bộ mới đƣợc bầu cần đƣợc tập huấn và bồi dƣỡng về mọi mặt, bao gồm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn, lý luận chính trị… Trong tình hình đó, việc trên 900.000 lƣợt CBCĐ đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ từ năm 2003 đến năm 2008 theo kết quả tổng kết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tuy là một nỗ lực lớn nhƣng chƣa đủ đáp ứng nhu cầu khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)