Thực trạng cơ cấu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 31)

PHẦN HAI : NỘI DUNG CHÍNH

2.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay

2.2.1. Cơ cấu theo giới tính

Cơ cấu CBCĐ phân theo giới tính phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững và ổn định của các CBCĐ có giới tính khác nhau, dựa trên sự khác biệt tự nhiên về đặc điểm giới tính. Theo tiêu thức này, đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội đƣợc chia thành cán bộ nam và cán bộ nữ. Chúng tôi quan tâm đến các quan hệ tỷ lệ về lƣợng cũng nhƣ xu hƣớng biến đổi về chất giữa hai loại cán bộ này. Câu hỏi đặt ra là cơ cấu lao động có ảnh hƣởng đến cơ cấu giới tính của CBCĐCS hay không?

Có thể nói phân công lao động theo giới tính là hình thức phân công lao động đầu tiên của loài ngƣời. Theo đó, lao động nữ-đƣợc coi là phái yếu với thiên hƣớng

bẩm sinh là cần cù, khéo léo, nhẫn nại thƣờng thích hợp với những công việc nhẹ nhàng, cần tính kiên trì, tỉ mỉ, khéo léo còn nam giới-đƣợc coi là phái mạnh có đặc điểm sinh học phù hợp với những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe. Đặc trƣng của ngành CTM là công việc nặng nhọc, nhiều tiếng ồn và các yếu tố độc hại khác, đòi hỏi độ chính xác và nhanh nhạy cao. Chính vì thế không phải ngẫu nhiên đây đƣợc coi là ngành do nam giới chiếm ƣu thế. Để kiểm chứng giả định cho rằng trong một ngành có số lao động nam chiếm ƣu thế, cơ cấu giới tính của CBCĐCS có xu hƣớng nghiêng nhiều về nam giới, chúng ta xem bảng số liệu và biểu đồ dƣới đây:

Bảng 2.1: Giới tính CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội Biểu đồ Giới tính đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nam 88 67,7

Nữ 42 32,3

Tổng số 130 100

Số liệu cho thấy nam giới đang chiếm đa số trong đội ngũ CBCĐCS tại các đơn vị đƣợc khảo sát. Nam giới chiếm hơn 2/3 trên tổng số. Có thể nhận thấy điều đó một cách trực quan qua biểu đồ minh họa. Tỷ lệ nữ CBCĐ trong ngành CTM tại Hà Nội không cao không có nghĩa là họ không đƣợc tín nhiệm hoặc không có vai trò tại đơn vị và trong công đoàn. Trong thực tế, tại nhiều nhà máy, tỷ lệ nữ tham gia công tác công đoàn rất cao và vai trò của nữ CBCĐ không thua kém các đồng nghiệp nam giới. Ví dụ nhƣ Công ty Cơ khí Hà Nội (Phỏng vấn sâu số 3).

Việc thu hút, khuyến khích, ƣu tiên và tạo điều kiện để nữ giới tham gia nhiều hơn vào tổ chức và hoạt động công đoàn nói chung và tham gia các cơ quan ra quyết định của công đoàn nói riêng đang là mối quan tâm lớn của công đoàn hiện nay. Sự tham gia của nữ CBCĐ không chỉ là vấn đề tính đại diện (đại diện cho lao động nữ trong đơn vị) mà còn là vấn đề bình đẳng giới, mặt khác phát huy đƣợc những ƣu thế của nữ giới trong công tác công đoàn.

Nữ Nam

2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi

Cơ cấu CBCĐ theo độ tuổi phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững và ổn định của các CBCĐ có độ tuổi khác nhau, dựa trên sự khác biệt về tự nhiên và đặc điểm nhóm tuổi. Đặc điểm tự nhiên về độ tuổi của CBCĐ vừa tuân theo quy luật chung của mọi dạng lao động vừa có những đặc trƣng riêng. Căn cứ tình hình thực tế, tác giả đã phân chia các CBCĐCS ngành CTM thành 4 nhóm tuổi:

- Nhóm dƣới 30 tuổi: bao gồm những cán bộ trẻ, khoẻ, năng động, có khả năng tiếp thu cái mới nhƣng thƣờng thiếu kinh nghiệm.

- Nhóm 30-40 tuổi: bao gồm những cán bộ trong độ tuổi bắt đầu độ chín về nhiều mặt, khẳng định đƣợc vị thế của mình trong tổ chức và trong hoạt động.

- Nhóm 41-50 tuổi: là lớp cán bộ có độ chín về nhiều mặt, có nhiều kinh nghiệm cả về cuộc sống lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy những ngƣời thuộc nhóm tuổi này có lợi thế là đã khẳng định đƣợc vị trí, xây dựng đƣợc uy tín lại có khả năng hiểu tâm lý của nhiều đối tƣợng lao động khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là những ngƣời bắt đầu có độ ỳ trong công việc.

- Nhóm trên 50 tuổi: gồm các cán bộ ở trong độ tuổi bắt đầu có sự suy giảm sức khoẻ và khả năng tiếp cận, triển khai cái mới nhƣng bù lại đã tích luỹ đƣợc rất nhiều kinh nghiệm, có thể truyền thụ cho lớp trẻ những kỷ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Bảng 2.2: Bảng thống kê mô tả phân bố tuổi của đối tƣợng CBCĐCS Tần số (N) Có giá trị (Valid) 130

Khuyết thiếu (Missing) 0

Trung bình mẫu (Mean = X) 43,2077

Sai biệt chuẩn (Std. Error of Mean = σX ) 0,84030

Trung vị (Median=Me) 46

Yếu vị (Mode=Mo) 51

Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 25

Giá trị lớn nhất (Maximum) 60

Bảng trên cho thấy trong số 130 CBCĐ đƣợc hỏi, có một nửa số cán bộ hơn 46 tuổi; số ngƣời ở tuổi 51 chiếm số lƣợng lớn nhất; cán bộ ít tuổi nhất là 25 tuổi và cao tuổi nhất là 60 tuổi. Độ tuổi trung bình của CBCĐCS đƣợc điều tra là trên 43 tuổi. Với độ tin cậy lựa chọn là 95% ta có thể đƣa ra một phép ƣớc tính về trung bình của tổng thể là:

µ = [ X ± σ X . z* ]. Trong đó: µ là trung bình tổng thể

z* là trị số tới hạn tƣơng ứng với độ tin cậy 95% = 1,96 Thay số vào ta có: µ = [ 43,21 ± 0,84030 x 1,96 ] = [41,563012; 44,856988] µ thuộc khoảng từ 41,56 đến 44,86 hay nói cách khác với độ tin cậy 95% có thể khẳng định tuổi trung bình thực tế của CBCĐCS trong ngành CTM tại Hà Nội hiện nay thuộc khoảng từ 41,56 đến 44,86 tuổi. Độ tuổi này có phần cao hơn độ tuổi trung bình của CBCĐCS ngành Công Thƣơng (41) và của cả nƣớc (40,8) (Xem phụ lục 2.1 và 2.3). Tất nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tƣơng đối bởi khi tính tuổi trung bình của CBCĐCS, chúng tôi tính từ tổ phó tổ công đoàn trở lên trong khi chỉ số này của ngành Công Thƣơng và của cả nƣớc chỉ tính số CBCĐCS từ ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở. Mặt khác, số liệu ngành Công Thƣơng và số liệu Toàn quốc bao gồm nhiều nhóm ngành và lĩnh vực khác nhau, có nhiều nhóm ngành có đặc trƣng là lao động trẻ nhƣ: du lịch-dịch vụ, công nghệ thông tin, v.v…

Theo số liệu điều tra, nhóm CBCĐ trong độ tuổi từ 41 đến 50 hiện nay đang chiếm đa số trong cơ cấu tuổi CBCĐ các cơ sở CTM đƣợc khảo sát với tỷ lệ 39,3% (tƣơng đƣơng 51 ngƣời). Tiếp đó là nhóm tuổi trên 50 (26,9%). Nhóm CBCĐ ở tuổi 30-40 là 25 ngƣời, chiếm 19,2%, nhóm 30 tuổi có 19 ngƣời, chiếm 14,6%. Những biểu hiện này cho thấy đa số CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay có độ tuổi tƣơng đối cao. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau:

2.2.3. Cơ cấu theo trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ

Cơ cấu CBCĐ theo trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho biết tƣơng quan trình độ phát triển về chất của lực lƣợng CBCĐ, phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững và ổn định của các CBCĐ có trình độ học vấn, chuyên môn và nghiệp vụ công đoàn khác nhau, trong đó:

- Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết của CBCĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, đƣợc tác giả phân loại thành 6 trình độ: Chƣa tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp PTTH, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

- Trình độ chuyên môn đánh giá sự hiểu biết, khả năng thực hành chuyên môn của CBCĐ theo 6 cấp bậc: Chƣa qua đào tạo, Công nhân Kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

Phân bố tuổi đối tượng CBCĐCS

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Dưới 30 30 - 40 41 - 50 Trên 50 Nhóm tuổi Tỷ lệ % Tỷ lệ %

- Nghiệp vụ là tập hợp kiến thức (knowledge), kỹ năng (skills), năng lực (competence) chuyên môn nghề nghiệp của CBCĐ. Khi khảo sát, chúng tôi tìm hiểu mức độ hiểu biết của CBCĐ về các vấn đề liên quan đến hoạt động công đoàn, hoạt động của đơn vị, nghiệp vụ công đoàn, các phẩm chất, năng lực CBCĐ cần có, thâm niên công tác của CBCĐCS và đo năng lực hoạt động thực tiễn của đối tƣợng này.

2.2.3.1. Cơ cấu trình độ học vấn

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi phân tích cơ cấu trình độ học vấn của CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay trong tƣơng quan so sánh với trình độ học vấn của NLĐ và cán bộ quản lý. Bảng 2.3: Trình độ học vấn của CBCĐCS, NLĐ và cán bộ quản lý Đối tƣợng Trình độ CBCĐ NLĐ Quản lý LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Chƣa tốt nghiệp PTTH 8 6,2 12 16,4 3 6,0 0 0,0 Tốt nghiệp PTTH 36 27,7 34 46,6 8 16,0 0 0,0 Trung cấp CN 29 22,3 12 16,4 12 24,0 0 0,0 Cao đẳng 10 7,7 8 11,0 1 2,0 1 2,3 Đại học 45 34,6 7 9,6 25 50,0 40 93,0 Trên Đại học 2 1,5 0 0,0 1 2,0 2 4,7 Tổng số 130 100 73 100 50 100 43 100

Nhìn chung, học vấn của CBCĐCS ngành CTM tại các đơn vị khảo sát có sự phân bố không đồng đều giữa các trình độ. Số ngƣời có trình độ cao đẳng trở lên mới đạt 43,8%. Gần 1/3 số cán bộ chỉ vƣợt ngƣỡng tốt nghiệp phổ thông, trong số này có những ngƣời tiếp tục theo học hệ công nhân kỹ thuật (Số liệu cụ thể sẽ đƣợc

phân tích trong phần sau). Đáng lƣu ý là vẫn có đến 6,2% CBCĐ chƣa tốt nghiệp PTTH. Để có cái nhìn sâu hơn, ta có thể kết hợp so sánh ba đối tƣợng qua biểu đồ.

Trình độ học vấn của CBCĐCS, NLĐ và CB Quản lý

Biểu đồ cho thấy trình độ học vấn CBCĐCS có phần cao hơn trình độ lao động trực tiếp nhƣng lại chỉ xấp xỉ trình độ lao động gián tiếp và còn thấp hơn nhiều so với trình độ học vấn của cán bộ quản lý. Vẫn còn CBCĐCS chƣa tốt nghiệp PTTH trong khi trình độ học vấn của cán bộ quản lý đạt từ Cao đẳng trở lên. Đặc biệt, ở các cấp học cao nhƣ đại học và trên đại học, tỷ lệ cán bộ CBCĐCS đang thấp hơn tỷ lệ của lao động gián tiếp và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của cán bộ quản lý. Điều này phần nào có liên quan đến yêu cầu về các đặc điểm CBCĐCS cần có sẽ đƣợc đề cập sâu hơn ở phần sau.

2.2.3.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của CBCĐCS

Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Công nhân Kỹ thuật 40 30,8 30,8

Trung cấp 29 22,3 53,1 Cao đẳng 10 7,7 60,8 Đại học 45 34,6 95,4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % Chưa tốt nghiệp PTTH Tốt nghiệp PTTH Trung cấp CN Cao đẳng Đại học Trên Đại học Trình độ học vấn CBCĐCS LĐ Trực tiếp LĐ Gián tiếp CB Quản lý

Trên Đại học 2 1,5 96,9

Chƣa qua đào tạo 4 3,1 100

Tổng số 130 100

Chính vì “trong ngành cơ khí, trình độ lao động phải cao vì máy móc chỉ đảm bảo ổn định về sản phẩm còn chất lƣợng phải phụ thuộc vào ngƣời đứng máy” (Phỏng vấn sâu số 1) nên đại đa số CBCĐ đều đã đƣợc đào tạo về chuyên môn (chiếm 96,9%). Trong đó, số ngƣời đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%). Tiếp theo là số cán bộ có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm với tỷ lệ gần 31%. Số cán bộ có trình độ trên đại học tƣơng đối ít ỏi, chỉ đạt 1,5% trong khi số ngƣời chƣa qua đào tạo ở mức cao hơn với tỷ lệ 3,1%. Số cán bộ chƣa đƣợc đào tạo chủ yếu làm việc ở các bộ phận không đòi hỏi kỹ thuật cao nhƣ bốc xếp, bao gói.

Có thể nói khi phân tích trình độ chuyên môn của CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay, thiết nghĩ ta cũng không nên bỏ qua việc so sánh với trình độ chung của lao động và đội ngũ quản lý trong cùng đơn vị.

Trình độ chuyên môn của CBCĐCS, NLĐ và CB quản lý

3,1 1,4 8 0 30,8 61,6 14 0 22,3 16,4 24 0 7,7 11 2 2,3 34,6 9,6 50 93 1,5 0 24,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % Chưa đào tạo Công nhân KT Trung cấp Cao đẳng

Đại học Trên Đại học Trình độ chuyên môn CBCĐCS LĐ Trực tiếp LĐ Gián tiếp CB Quản lý

Rõ ràng, tƣơng tự nhƣ đã xét trong phần so sánh trình độ học vấn giữa ba đối tƣợng khảo sát, ta thấy ở các cấp học cao nhƣ đại học và trên đại học, tỷ lệ CBCĐCS đạt đƣợc trình độ chuyên môn tƣơng đƣơng lao động gián tiếp và cán bộ quản lý không nhiều. Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt trình độ đại học và trên đại học cao hơn 3 lần so với tỷ lệ của CBCĐ (lần lƣợt là 93% và 4,7% so với 34,6% và 1,5%). Trình độ chuyên môn của CBCĐCS cao hơn rõ rệt so với lao động trực tiếp. Tuy nhiên, đây chỉ là so sánh tƣơng đối bởi trong thực tế, đối với lao động trực tiếp, yêu cầu về trình độ chuyên môn có khi chỉ giới hạn ở trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp. Cần lƣu ý là trong hoạt động của mình, cán bộ công đoàn cơ sở là ngƣời đại diện cho NLĐ, có tiếng nói với lãnh đạo chuyên môn. Việc không tƣơng xứng về trình độ (chƣa kể vị trí công tác) nhiều khi dễ khiến CBCĐCS trở nên “lép vế”, “đuối lý” hoặc không đủ khả năng đại diện thƣơng lƣợng, đại diện tham gia…Điều này khiến các lãnh tụ công đoàn và những nhà hoạch định sách lƣợc của tổ chức không khỏi quan ngại và nhận định “trình độ cán bộ công đoàn có nguy cơ tụt hậu so với cán bộ chuyên môn, đặc biệt là tại các nhà máy, các công ty chuyển đổi hoặc công ty liên doanh” ngày càng đƣợc nhắc tới nhiều hơn trong TCCĐ (Phỏng vấn sâu số 9).

Bảng 2.5: Cơ cấu CBCĐCS theo chuyên ngành

Chuyên ngành Số lƣợng Tỷ lệ %

Cơ khí nói chung 41 31,6

Chế tạo máy 19 14,6

Luyện kim, điện, hàn, đúc, mài 36 27,7

Hóa 2 1,5

Tự động hóa 3 2,3

Tổng số 130 100

Nhìn chung, chuyên ngành CBCĐCS đã đƣợc đào tạo khá đa dạng do sự đa dạng loại hình công việc. Ngoài số cán bộ công đoàn có gốc đào tạo là ngành cơ khí, chế tạo và những ngành liên quan nhƣ luyện kim, hàn, điện, đúc, mài, có 22,3% số CBCĐCS đƣợc hỏi thuộc chuyên ngành khác nhƣ kinh tế-tài chính, y dƣợc, lƣu trữ, v.v…Số cán bộ đúng chuyên ngành CTM không nhiều, chỉ chiếm 14,6%. Liệu điều này có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của CBCĐCS hay không? Bởi sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của đơn vị là một trong những điều kiện tiên quyết giúp tiếng nói của họ có trọng lƣợng hơn khi tham gia quản lý, lúc giúp đỡ NLĐ giải quyết vƣớng mắc trong công việc. Bảng sau giúp ta thấy rõ hơn về điều đó.

Bảng 2.6: Mức độ hiểu biết của CBCĐ về lĩnh vực hoạt động của đơn vị Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Nắm chắc 26 20,0 20,0

Tƣơng đối chắc 67 51,5 71,5

Biết sơ lƣợc 33 25,4 96,9

Hầu nhƣ không biết 4 3,1 100

Tổng số 130 100

Có 96,9% CBCĐCS có hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình. Đa số cán bộ nắm chắc và tƣơng đối chắc về lĩnh vực hoạt động của đơn vị (71,5%), trong đó 20% tự tin khẳng định mình nắm rõ. Bên cạnh đó có trên 25% số CBCĐCS mới biết sơ lƣợc; 3,1% hầu nhƣ không biết gì.

Nhƣ đã đề cập, CBCĐCS là những ngƣời gần gũi nhất với NLĐ, trực tiếp triển khai các hoạt động, thực hiện các chức năng của công đoàn tại cơ sở. Chính vì thế, hiểu biết của họ về các chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề lao động và công

đoàn là một trong những điều kiện đảm bảo khả năng hoàn thành công việc đƣợc công đoàn giao phó. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây.

Bảng 2.7: Mức độ hiểu biết của CBCĐCS về các chế độ, chính sách, pháp luật lao động, công đoàn (tỷ lệ %) Mức độ Nội dung Hiểu Tƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại hà nội hiện nay (Trang 31)