2.3 .Tục ngữ khác loại gần nghĩa
2.3.1. Kinh nghiệm sinh hoạt
a. Tầm quan trọng của bò, trâu với sản xuất nông nghiệp
Trong các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp có lịch sử lâu nhất nên cũng có liên quan mật thiết với cuộc sống con người. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất dựa trên trồng trọt và chăn nuôi. Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đặc biệt coi trọng nông nghiệp. Trong đó, trồng lúa và làm việc đồng ruộng là một trong những hoạt động lâu đời gắn bó với người dân của hai nước. Vì thế, những con vật phục vụ cho việc đồng ruộng như trâu, bò cũng từ lâu được người ta chú ý đề cao.
Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam
식식식식식식식. (Con bò là tổ tiên của nhà nông .)
식식식식식식식식식식식식식식.(Người bán củi không thể sống nếu chân của con bò bị gẫy.)
Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.
Lo trẻ mùa hè không bằng lo bò què tháng sáu.
Qua các câu tục ngữ chúng ta có thể thấy với người nông dân trâu và bò được đặt lên vị trí hàng đầu trong sản xuất, coi nó là “tổ tiên”, “đầu cơ nghiệp”. Trâu và bò đều rất quan trọng với sản xuất, trước đây, làm ruộng thì phải có con bò (với Hàn Quốc) và con trâu (với Việt Nam). Với người xưa, việc đồng ruộng không thể tiến hành một cách thuận lợi nếu không có sự trợ giúp của hai loài vật này. Như vậy, cùng là hai quốc gia xuất phát từ nông nghiệp nên hai nước đều coi trọng trâu, bò.
b. Nhận định về thời tiết
Đối với những quốc gia nông nghiệp thì thời tiết rất quan trọng. Diễn biến thời tiết có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào thời xưa, khi con người còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và chưa dự báo được thời tiết. Trong những hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến nghề nông thì mưa có một vai trò quan trọng. Nếu mưa thuận, gió hòa phù hợp với thời điểm canh tác thì sẽ được mùa còn nếu thời tiết không thuận lợi thì sẽ làm giảm năng suất hoặc mất mùa. Từ quá trình sản xuất và gần gũi với thiên nhiên người dân hai nước đã đúc rút ra kinh nghiệm để truyền lại cho thế hệ sau
- 식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Trời mưa vào mùa hoa hồng dại thì hạt cơm dính vảo cả cằm chó. (Trời mưa vào chối mùa xuân thì năm đó sẽ được mùa.)
- Mưa tháng sáu, máu rồng.
Ở tục ngữ Hàn Quốc, mưa vào mùa hoa hồng dại tức là mùa Xuân (khoảng cuối tháng 5 đến tháng 6) thì năm đó sẽ được mùa. Ở Hàn Quốc vào mùa Xuân thì gieo mạ và vào mùa thu sẽ thu hoạch. Nếu lúc gieo mạ. tức là vào mùa Xuân có mưa thì mùa thu sẽ có thể thu hoạch nhiều lúa gạo.
Còn ở Việt Nam (miền bắc Việt Nam) cũng gieo mạ khoảng tháng 6 âm lịch và thời điểm này có mưa thì năm đó sẽ được mùa.
Như vậy cả hai nước đều có câu tục ngữ dự báo về hiện tượng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc trồng lúa.
c. Cái đói
식식식식식식식식식식식식식. Con hổ bị đói thì ăn cả hoạn quan nữa.(Nếu đói thì sẽ ăn bất chấp đó là món ăn gì.)
식식식식식식식식식식식식식식식식식. Hổ sáng sớm không phân biệt nhà sư và chó. (Nếu đói quá thì không còn phân biệt được gì nữa.)
식식식식식식식식식식식식식식식식식. Chó đói 4 ngày thì bị đánh cũng thích ăn. (Con chó khi đói được cho thức ăn thì dù bị đánh nó vẫn thích ăn.)
Sáo đói thì sáo ăn đa, phượng hoàng lúc đói cứt gà cũng ăn.
Những câu tục ngữ trên đều nêu lên ý nghĩa là nếu ở trong hoàn cảnh quá nghèo đói thì người ta có thể làm những việc bất chấp việc đó là gì. Như người Việt có câu “có thực mới vực được đạo”, cả Hàn Quốc và Việt Nam đều coi trọng cái ăn, coi việc được ăn no đủ là cơ sở để duy trì cuộc sống. Có lẽ, cái đói là điều đáng sợ và ám ảnh lớn đối với người dân của cả hai dân tộc vì họ thường xuyên phải chịu cảnh đói. Nếu như Hàn Quốc là khí hậu khắc nghiệt với mùa đông lạnh giá và khan hiếm lương thực nên nhiều người bị chết đói thì Việt Nam cũng là một nước nông nghiệp với nhiều thiên tai nên thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, mất mùa, nạn đói diễn ra thường xuyên. Trong những câu tục ngữ trên, người xưa đã dùng cách nói phóng đại về cái đói, với những con vật cao quý như hổ, phượng hoàng trước cái đói cũng không còn giữ được thể diện của mình.
d. Tầm quan trọng của giáo dục
Có một số câu tục ngữ phản ánh tầm quan trọng của giáo dục. Nếu việc giáo dục không được thực hiện một cách nghiêm khắc thì sẽ gây ra hậu quả lớn. Vì cả hai nước đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên rất coi trọng giáo dục. Có quan niệm cho rằng người được học hành thì có thể biết cách cư xử có văn hóa, lễ phép, có bản lĩnh và ý chí, từ đó đạt được địa vị tương xứng trong xã hội. Vậy nên ở nền văn hóa có ảnh hưởng từ Nho giáo thì cho đến bây giờ, việc giáo dục luôn được đặt ở vị trí hàng đầu.
식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Ngựa đẻ ra thì gửi về quê còn người đẻ ra thì gửi đến cửa của Khổng Tử. (Nên dạy học
cho trẻ em.)
식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Hổ mẹ đẩy con xuống vách núi xem con mình từ vách núi. (Để giáo dục tốt thì phải nuôi dạy nghiêm khắc.)
식식식식식식식식식식식식식식. Dạy con không tốt thì con xấu hơn hổ. (Nếu nuôi con không tốt thì có thể gây tai họa.)
Đẻ con chẳng dạy, chẳng răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.
Cả người Việt Nam và Hàn Quốc đều phê phán việc nuôi mà không dạy. Đối với cả hai nước, nếu bố mẹ không giáo dục con cái cẩn thận thì rất đáng chê trách.
e. Quan niệm về dòng dõi
식식식식식식식. Gà con có thể trở thành chim phượng hoàng được không. (Bản chất thì không thay đổi được.)
식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Con của quý tộc
là mèo con, con của nô lệ là lợn con. (Hành động và lời nói của con quý tộc thì chuẩn.)
식식식식식식. Chó đẻ chó. (Bố xấu thì tất nhiên sinh ra con xấu)
Trứng rồng lại nở ra rồng liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Các câu tục ngữ thể hiện quan niệm dòng giống nào sinh dòng giống đó hay thế hệ trước như thế nào thì thế hệ sau cũng như vậy. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện ý nghĩa miệt thị, mang tính phân chia giai cấp, giai cấp nào thì thuộc về giai cấp ấy và con người phải biết chấp nhận và cam chịu với số phận của mình