.Tục ngữ đồng loại gần nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ việt nam và hàn quốc (Trang 36 - 38)

Bảng 4: Số lƣợng động vật xuất hiện trong tục ngữ Đồng loại gần nghĩa

Tên động vật Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam

Hổ 1 1 Ngựa 1 1 Gà 1 1 Chó 1 1 Bò 1 0 Số động vật xuất hiện 5 4 Tổng số tục ngữ 4 4

Tục ngữ đồng loại gần nghĩa là những tục ngữ cả cấu trúc câu và ý nghĩa gần giống nhau. Chúng tôi sưu tập được tất cả 4 tục ngữ Đồng loại gần nghĩa Hàn Quốc và 4 Tục ngữ Việt Nam. Như vậy các tục ngữ thuộc nhóm này có số lượng không đáng kể. 4 tục ngữ này có sự xuất hiện của con hổ, ngựa, gà, chó, lợn, bò. Đây đều là những con vật gần gũi với hai nước.

Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng có 2 nguyên nhân phát sinh tục ngữ đồng loại gần nghĩa.

Nguyên nhân thứ nhất là câu tục ngữ đều được du nhập từ Trung Quốc. Vì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều gần với Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Cùng với xu hướng của giao lưu văn hóa, một số tục ngữ của Trung Quốc cũng được du nhập vào Việt Nam và Hàn Quốc và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Tục ngữ đồng loại gần nghĩa có nguồn gốc từ Trung Quốc theo chúng tôi tìm hiểu trong nhóm này có một câu là Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử của tiếng Việt còn trong tiếng Hàn Quốc là “식식식식식식식식식식식식식식식식.

Nghĩa của tục ngữ này ở hai ngôn ngữ đều là muốn đạt được kết quả thì phải chấp nhận thử thách, làm những việc xứng đáng. Tục ngữ này bắt nguồn từ Trung Quốc, là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Quốc. Theo chữ Hán là “不入虎窟焉得虎子”, câu này được ghi trong sách

Hậu Hán Thư(後漢書, một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5).

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự ra đời của các câu tục ngữ đồng loại gần nghĩa, theo suy đoán của chúng tôi, là Việt Nam và Hàn Quốc tự nhiên có suy nghĩ giống nhau. Tức là vì có tư tưởng và tâm lí giống nhau, trong những điều kiện sản xuất cũng như sinh hoạt tương đồng nhau, người ta cùng tiếp xúc và đúc rút kinh nghiệm từ hiện thực khách quan nên sản sinh ra các câu tục ngữ giống nhau. Theo sưu tập của chúng tôi có 3 câu tục ngữ tự nhiên giống nhau vì chúng tôi không tìm thấy xuất xứ cũng như mối liên hệ nào giữa các câu này.

Dưới đây là 3 tục ngữ còn lại.

- 식식식식식식식식식. (Một con ngựa không dùng hai chiếc yên.)

- Ngựa nào gác được hai yên.

- 식식식식식식식식식식식식식. (Làm đầu gà tốt hơn đuôi bò.)

- Đầu gà còn hơn đít voi.

- 식식식식식식식식식식식식. (Chơi với chó thì nó làm quần áo bẩn.)

- Chơi chó, chó liếm mặt.

Như vậy, số lượng tục ngữ đồng loại gần nghĩa chiếm số lượng ít nhất chỉ với 4 câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ việt nam và hàn quốc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)