Tục ngữ phân chia theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ việt nam và hàn quốc (Trang 34)

Nhóm Cấu trúc Ý nghĩa

I.Tục ngữ giống cả về cấu trúc và ý nghĩa + + II. tục ngữ giống về cấu trúc nhưng khác về

ý nghĩa + -

III. Tục ngữ khác về cấu trúc nhưng gần

giống về ý nghĩa - +

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy trong tiếng Hàn và tiếng Việt nhóm II - tục ngữ giống về cấu trúc nhưng khác về ý nghĩa không xuất hiện. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ phân loại theo 3 nhóm tiêu chí I, III, IV và gọi là:

-Tục ngữ đồng loại gần nghĩa -Tục ngữ khác loại gần nghĩa -Tục ngữ khác loại khác nghĩa

Số lượng các tục ngữ được phân loại cụ thể như sau:

Bảng 3: Số lƣợng tục ngữ theo nhóm

Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ đồng loại gần nghĩa 4 4

Tục ngữ khác loại gần nghĩa 70 35

Tục ngữ khác loại khác nghĩa 175 108

Tổng số tục ngữ 249 147

Theo bảng thống kê của chúng tôi thì số lượng tục ngữ nhóm 1 và 2 chiếm số lượng ít hơn hẳn so với nhóm còn lại. Rõ ràng, điều này phản ánh động vật được đưa vào tục ngữ thể hiện những nội dung và ý nghĩa khác nhau theo quan niệm mỗi nước. Điều đó cũng khẳng định bức tranh văn hóa riêng, bản sắc riêng không thể trộn lẫn của Việt Nam và Hàn Quốc.

2.2.Tục ngữ đồng loại gần nghĩa

Bảng 4: Số lƣợng động vật xuất hiện trong tục ngữ Đồng loại gần nghĩa

Tên động vật Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam

Hổ 1 1 Ngựa 1 1 Gà 1 1 Chó 1 1 Bò 1 0 Số động vật xuất hiện 5 4 Tổng số tục ngữ 4 4

Tục ngữ đồng loại gần nghĩa là những tục ngữ cả cấu trúc câu và ý nghĩa gần giống nhau. Chúng tôi sưu tập được tất cả 4 tục ngữ Đồng loại gần nghĩa Hàn Quốc và 4 Tục ngữ Việt Nam. Như vậy các tục ngữ thuộc nhóm này có số lượng không đáng kể. 4 tục ngữ này có sự xuất hiện của con hổ, ngựa, gà, chó, lợn, bò. Đây đều là những con vật gần gũi với hai nước.

Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng có 2 nguyên nhân phát sinh tục ngữ đồng loại gần nghĩa.

Nguyên nhân thứ nhất là câu tục ngữ đều được du nhập từ Trung Quốc. Vì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều gần với Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Cùng với xu hướng của giao lưu văn hóa, một số tục ngữ của Trung Quốc cũng được du nhập vào Việt Nam và Hàn Quốc và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Tục ngữ đồng loại gần nghĩa có nguồn gốc từ Trung Quốc theo chúng tôi tìm hiểu trong nhóm này có một câu là Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử của tiếng Việt còn trong tiếng Hàn Quốc là “식식식식식식식식식식식식식식식식.

Nghĩa của tục ngữ này ở hai ngôn ngữ đều là muốn đạt được kết quả thì phải chấp nhận thử thách, làm những việc xứng đáng. Tục ngữ này bắt nguồn từ Trung Quốc, là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Quốc. Theo chữ Hán là “不入虎窟焉得虎子”, câu này được ghi trong sách

Hậu Hán Thư(後漢書, một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5).

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự ra đời của các câu tục ngữ đồng loại gần nghĩa, theo suy đoán của chúng tôi, là Việt Nam và Hàn Quốc tự nhiên có suy nghĩ giống nhau. Tức là vì có tư tưởng và tâm lí giống nhau, trong những điều kiện sản xuất cũng như sinh hoạt tương đồng nhau, người ta cùng tiếp xúc và đúc rút kinh nghiệm từ hiện thực khách quan nên sản sinh ra các câu tục ngữ giống nhau. Theo sưu tập của chúng tôi có 3 câu tục ngữ tự nhiên giống nhau vì chúng tôi không tìm thấy xuất xứ cũng như mối liên hệ nào giữa các câu này.

Dưới đây là 3 tục ngữ còn lại.

- 식식식식식식식식식. (Một con ngựa không dùng hai chiếc yên.)

- Ngựa nào gác được hai yên.

- 식식식식식식식식식식식식식. (Làm đầu gà tốt hơn đuôi bò.)

- Đầu gà còn hơn đít voi.

- 식식식식식식식식식식식식. (Chơi với chó thì nó làm quần áo bẩn.)

- Chơi chó, chó liếm mặt.

Như vậy, số lượng tục ngữ đồng loại gần nghĩa chiếm số lượng ít nhất chỉ với 4 câu.

2.3.Tục ngữ khác loại gần nghĩa

Bảng 5: Số lần xuất hiện của các con vật trong các tục ngữ Khác loại gần nghĩa

Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam

Chuột 1 3 Trâu 0 8 Hổ 10 1 Mèo 5 9 Rồng 2 2 Rắn 2 1 Ngựa 7 2 Dê 1 0 Gà 4 5 Chó 27 9 Lợn 3 0 Bò 11 0 Cừu 2 0 Tổng số tục ngữ 70 35

Tục ngữ khác loại gần nghĩa là tục ngữ có biểu hiện khác nhau nhưng có ý nghĩa gần giống nhau. Vì hai nước có phong tục tập quán và điều kiện thiên nhiên khác nhau nên cách đặt câu, từ vựng được sử dụng khác nhau nhưng lại diễn đạt những ý nghĩa, nêu lên những kinh nghiệm, đạo lí gần giống nhau.

Theo bảng thống kê, chúng tôi sưu tập được tất cả 70 tục ngữ Hàn Quốc và 35 tục ngữ Việt Nam là tục ngữ khác loại gần nghĩa. Số lượng tục ngữ Hàn Quốc và số lượng tục ngữ Việt Nam khác nhau vì 1 tục ngữ Việt Nam có thể phù hợp với 2 tục ngữ Hàn Quốc trở lên.

Để phân tích một cách chi tiết, chúng tôi lại phân loại tục ngữ khác loại gần nghĩa theo từng chủ đề là kinh nghiệm sinh hoạt, quan hệ con người (tính tập thể và hợp tác) và quan niệm rèn luyện bản thân.

2.3.1. Kinh nghiệm sinh hoạt

a. Tầm quan trọng của bò, trâu với sản xuất nông nghiệp

Trong các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp có lịch sử lâu nhất nên cũng có liên quan mật thiết với cuộc sống con người. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất dựa trên trồng trọt và chăn nuôi. Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đặc biệt coi trọng nông nghiệp. Trong đó, trồng lúa và làm việc đồng ruộng là một trong những hoạt động lâu đời gắn bó với người dân của hai nước. Vì thế, những con vật phục vụ cho việc đồng ruộng như trâu, bò cũng từ lâu được người ta chú ý đề cao.

Tục ngữ Hàn Quốc Tục ngữ Việt Nam

식식식식식식식. (Con bò là tổ tiên của nhà nông .)

식식식식식식식식식식식식식식.(Người bán củi không thể sống nếu chân của con bò bị gẫy.)

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.

Lo trẻ mùa hè không bằng lo bò què tháng sáu.

Qua các câu tục ngữ chúng ta có thể thấy với người nông dân trâu và bò được đặt lên vị trí hàng đầu trong sản xuất, coi nó là “tổ tiên”, “đầu cơ nghiệp”. Trâu và bò đều rất quan trọng với sản xuất, trước đây, làm ruộng thì phải có con bò (với Hàn Quốc) và con trâu (với Việt Nam). Với người xưa, việc đồng ruộng không thể tiến hành một cách thuận lợi nếu không có sự trợ giúp của hai loài vật này. Như vậy, cùng là hai quốc gia xuất phát từ nông nghiệp nên hai nước đều coi trọng trâu, bò.

b. Nhận định về thời tiết

Đối với những quốc gia nông nghiệp thì thời tiết rất quan trọng. Diễn biến thời tiết có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào thời xưa, khi con người còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và chưa dự báo được thời tiết. Trong những hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến nghề nông thì mưa có một vai trò quan trọng. Nếu mưa thuận, gió hòa phù hợp với thời điểm canh tác thì sẽ được mùa còn nếu thời tiết không thuận lợi thì sẽ làm giảm năng suất hoặc mất mùa. Từ quá trình sản xuất và gần gũi với thiên nhiên người dân hai nước đã đúc rút ra kinh nghiệm để truyền lại cho thế hệ sau

- 식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Trời mưa vào mùa hoa hồng dại thì hạt cơm dính vảo cả cằm chó. (Trời mưa vào chối mùa xuân thì năm đó sẽ được mùa.)

- Mưa tháng sáu, máu rồng.

Ở tục ngữ Hàn Quốc, mưa vào mùa hoa hồng dại tức là mùa Xuân (khoảng cuối tháng 5 đến tháng 6) thì năm đó sẽ được mùa. Ở Hàn Quốc vào mùa Xuân thì gieo mạ và vào mùa thu sẽ thu hoạch. Nếu lúc gieo mạ. tức là vào mùa Xuân có mưa thì mùa thu sẽ có thể thu hoạch nhiều lúa gạo.

Còn ở Việt Nam (miền bắc Việt Nam) cũng gieo mạ khoảng tháng 6 âm lịch và thời điểm này có mưa thì năm đó sẽ được mùa.

Như vậy cả hai nước đều có câu tục ngữ dự báo về hiện tượng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc trồng lúa.

c. Cái đói

식식식식식식식식식식식식식. Con hổ bị đói thì ăn cả hoạn quan nữa.(Nếu đói thì sẽ ăn bất chấp đó là món ăn gì.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식. Hổ sáng sớm không phân biệt nhà sư và chó. (Nếu đói quá thì không còn phân biệt được gì nữa.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식. Chó đói 4 ngày thì bị đánh cũng thích ăn. (Con chó khi đói được cho thức ăn thì dù bị đánh nó vẫn thích ăn.)

Sáo đói thì sáo ăn đa, phượng hoàng lúc đói cứt gà cũng ăn.

Những câu tục ngữ trên đều nêu lên ý nghĩa là nếu ở trong hoàn cảnh quá nghèo đói thì người ta có thể làm những việc bất chấp việc đó là gì. Như người Việt có câu “có thực mới vực được đạo”, cả Hàn Quốc và Việt Nam đều coi trọng cái ăn, coi việc được ăn no đủ là cơ sở để duy trì cuộc sống. Có lẽ, cái đói là điều đáng sợ và ám ảnh lớn đối với người dân của cả hai dân tộc vì họ thường xuyên phải chịu cảnh đói. Nếu như Hàn Quốc là khí hậu khắc nghiệt với mùa đông lạnh giá và khan hiếm lương thực nên nhiều người bị chết đói thì Việt Nam cũng là một nước nông nghiệp với nhiều thiên tai nên thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, mất mùa, nạn đói diễn ra thường xuyên. Trong những câu tục ngữ trên, người xưa đã dùng cách nói phóng đại về cái đói, với những con vật cao quý như hổ, phượng hoàng trước cái đói cũng không còn giữ được thể diện của mình.

d. Tầm quan trọng của giáo dục

Có một số câu tục ngữ phản ánh tầm quan trọng của giáo dục. Nếu việc giáo dục không được thực hiện một cách nghiêm khắc thì sẽ gây ra hậu quả lớn. Vì cả hai nước đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên rất coi trọng giáo dục. Có quan niệm cho rằng người được học hành thì có thể biết cách cư xử có văn hóa, lễ phép, có bản lĩnh và ý chí, từ đó đạt được địa vị tương xứng trong xã hội. Vậy nên ở nền văn hóa có ảnh hưởng từ Nho giáo thì cho đến bây giờ, việc giáo dục luôn được đặt ở vị trí hàng đầu.

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Ngựa đẻ ra thì gửi về quê còn người đẻ ra thì gửi đến cửa của Khổng Tử. (Nên dạy học

cho trẻ em.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Hổ mẹ đẩy con xuống vách núi xem con mình từ vách núi. (Để giáo dục tốt thì phải nuôi dạy nghiêm khắc.)

식식식식식식식식식식식식식식. Dạy con không tốt thì con xấu hơn hổ. (Nếu nuôi con không tốt thì có thể gây tai họa.)

Đẻ con chẳng dạy, chẳng răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.

Cả người Việt Nam và Hàn Quốc đều phê phán việc nuôi mà không dạy. Đối với cả hai nước, nếu bố mẹ không giáo dục con cái cẩn thận thì rất đáng chê trách.

e. Quan niệm về dòng dõi

식식식식식식식. Gà con có thể trở thành chim phượng hoàng được không. (Bản chất thì không thay đổi được.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Con của quý tộc

là mèo con, con của nô lệ là lợn con. (Hành động và lời nói của con quý tộc thì chuẩn.)

식식식식식식. Chó đẻ chó. (Bố xấu thì tất nhiên sinh ra con xấu)

Trứng rồng lại nở ra rồng liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Các câu tục ngữ thể hiện quan niệm dòng giống nào sinh dòng giống đó hay thế hệ trước như thế nào thì thế hệ sau cũng như vậy. Tuy nhiên, chúng cũng thể hiện ý nghĩa miệt thị, mang tính phân chia giai cấp, giai cấp nào thì thuộc về giai cấp ấy và con người phải biết chấp nhận và cam chịu với số phận của mình

2.3.2. Quan hệ - tính tập thể và hợp tác

Việt Nam và Hàn Quốc là nền văn hóa nông nghiệp nên tính tập thể và hợp tác cao. Trên thế giới có hai loại hình văn hóa chính: Văn hóa gốc nông

nghiệp (phương Đông) và Văn hóa gốc du mục (phương Tây), trong đó Việt Nam và Hàn Quốc thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình còn phương Tây là loại hình văn hóa gốc du mục điển hình. Chính vì lẽ đó mà đã từ lâu, đời sống nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách sống của con người hai nước. Chính từ cội nguồn văn hóa mà người ta từ cách sống, cách sinh hoạt cho đến lối nhận thức, tư duy đều chịu sự chi phối nặng nề của cội nguồn văn hóa.

식식식식식식식식식식식식. (Sức của con bò cũng là sức, sức của chim

cũng là sức.)

식식식식식식식식식식식식식식식. (Một trăm con chim sẻ có thể móc

mắt của hổ.)

Mèo con bắt chuột con. Mãnh hổ bất như quần hổ.

Những câu trên thể hiện sự quan trọng của tính hợp tác. Từ xưa khi làm nông nghiệp họ thừa biết rằng cùng hợp tác thì có thể phát huy được sức mạnh to lớn.Thế nên mặc dù khả năng làm việc kém, cá nhân riêng lẻ dễ thất bại nhưng nếu cùng hợp tác, góp sức thì có thể thắng được cả những đối tượng mạnh hơn như hổ.

식식식식식식식식. (Chó cũng coi trọng lông của mình.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Cả làng

vui mừng thì ăn bò, cả nhóm vui mừng thì ăn gà. (Nhấn mạnh sự quan trọng của hòa thuận của tổ chức.)

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. Lợn rừng thì chia sẻ củ sắn dây, còn lợn nhà chia sẻ nước bẩn. (Dù là động vật tham vọng như lợn cũng biết chia sẻ nên con người phải biết chia sẻ.)

Chó cùng nhà , gà cùng chuồng.

Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm. Một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ.

Tục ngữ trên nghĩa là phải coi trọng và chăm sóc người thân của mình. Vì hai nước đều là đất nước nông nghiệp nên tính tập thể cao. Trong suy nghĩ của họ nếu là cùng hàm xóm láng giềng thì có thể giúp đỡ nhau.

b. Quan niệm-Tục ngữ chỉ số phận.

Hàn Quốc và Việt Nam đều có quan niệm rằng mỗi người gắn với một số phận. Và số phận là cái được định sẵn từ khi con người sinh ra nên khó thay đồi. Đối với Hàn Quốc số phận là loại mà vừa phải tuân theo và vừa phải khắc phục.

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. (Có thể lừa hổ

đằng sau nhưng không thể lừa số phận đằng trước.)

식식식식식식식. Số phận của mình không thể cho chó được.

Số giàu thì lấy khó cũng giàu, số nghèo chin đụn mười trâu cũng nghèo

Số giàu tay trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũn nghèo.

Ở Hàn Quốc có tục ngữ rất phổ biến là tính cách lúc 3 tuổi không thay đổi đến tận 80 tuổi. Trong những tục ngữ liên quan đến động vật cũng thể hiện tâm lí rằng tính cách con người khó thay đổi.

식식식식식식식식식. (Cá chép không thể trở thành rồng.)

식식식식식식식식식식식.(Sói không thể trở thành cừu.) Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng.

Qua những tục ngữ này chúng ta có thể biết được cả hai nước đều có quan niệm rằng phẩm chất con người đã không tốt rồi thì dùng cách nào cũng

không thể trở thành nhân vật xuất sắc. c. Tính tham lam

식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식식. (Mèo biết vị

thức ăn thì không thể không ăn vụng.)

Nỡ nào mèo lại ăn tham, bởi chưng có mỡ đổ tràn lên trên.

Nghĩa là sau khi có tập quán xấu rồi thì khó sửa lại. Nhận định rằng con người có tham lam và đã bắt đầu rồi thì khó sửa.

d. Quan niệm về người già

식식식식식식식식식식식식식. Mèo già tìm chỗ ấm. (Già thì yếu nên chỉ thích chỗ thoải mái.)

식식식식식식식식식식, 식식식식식식식식식식식. Người già đánh người, người bị bệnh bắt chó ăn. (Những người vào người bị bệnh thì dễ được tha lỗi, được lợi thế.)

Mèo già hóa cáo.

Rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng.

Trong truyện dân gian của Hàn Quốc viết rằng vào thời kì cuối Cao Ly (khoảng thế kỷ XII), ở một số vùng sâu Hàn Quốc có phong tục là “Giỗ Cao Ly”. Vì thời tiết khắc nghiệt và thiếu thức ăn nên dù bố mẹ còn sống nhưng những người con vẫn đem lên núi cao, chờ đến lúc chết sẽ đem đi chôn. Những điều này có thể chỉ là truyền miệng, không có chứng cứ lịch sử, tuy nhiên chúng tôi vẫn có thể cảm nhận được có lẽ ngày xưa người già không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ việt nam và hàn quốc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)