Quan hệ Hoa Kỳ với Iraq giai đoạn 200 5 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa hoa kỳ với irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 90 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Quan hệ Hoa Kỳ với Iraq giai đoạn 200 5 2008

Mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush được đánh dấu bằng sự kiện Mỹ đã chuyển giao quyền lực cho chính quyền Iraq vào ngày 28/6/2004. Tuy nhiên, mọi chính sách đối nội, đối ngoại (chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự,…) của Iraq giai đoạn này đều do Mỹ đạo diễn. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn được xem xét dưới góc độ một nước đi xâm lược với một quốc gia bị xâm lược.

Cuối tháng 7 năm 2004, một hội nghị quốc gia được tổ chức tại Baghdad với sự tham dự của 1300 đại biểu để bầu 100 thành viên Hội đồng Chính phủ quốc gia lâm thời. Tuy nhiên, cuộc họp này đã bị lu mờ bởi những cuộc nổi dậy ở Najaf và Karbala, Basra.

Trong khi đó, cuộc nổi dậy của người Sunni vẫn tiếp tục diễn ra. Các cuộc tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ và Liên quân không ngừng tăng lên. Nếu như tháng 3/2004 có 700 cuộc thì đến tháng 4/2004 con số này đã tăng lên 2700 cuộc. Thậm trí, lực lượng nổi dậy còn chiếm ưu thế và kiểm soát hiệu quả nhiều trung tâm ở miền Trung Iraq như Falluja, Ramadi, Samarra, Baquaba,.… Ngoài ra, lực lượng phiến quân miền Bắc vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Mosul, kiểm soát thị trấn Tal Afar (gần biên giới với Syria). Trong khi đó máy bay Mỹ thường xuyên đánh bom Falluja – nơi được giới chỉ huy quân sự Mỹ đánh giá là trung tâm chính của các cuộc nổi dậy.

Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, ngày 30 tháng 1 năm 2005, Iraq tiến hành tổng tuyển cử lần thứ nhất, bầu ra Quốc hội lâm thời đầu tiên. Theo đó, các đảng phái của người Hồi giáo dòng Shiite đã giành thắng lợi với 48% số phiếu bầu, tương đương với 140 ghế trong tổng số 275 ghế trong Quốc hội.

Đứng thứ hai là Liên minh người Kurd yêu nước,, với sự ủng hội của 26 % cử tri đi bầu cử, chiếm 75 ghế trong Quốc hội; Đứng thứ ba là Liên minh Iraq của Thủ tướng lâm thời Allawi giành 13,5%, được 40 ghế trong Quốc hội.

Mặc dù có sự hậu thuẫn của Mỹ, song kết quả này đã khẳng định một sự thay đổi có tính lịch sử trong đời sống chính trị của người Iraq, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Iraq người Hồi giáo dòng Shiite lên nắm quyền. Người Shiite bị đàn áp dưới thời Saddam Hussein đã giành được quyền lực chưa từng có, trong khi thiểu số người Hồi giáo dòng Sunni từng có đặc quyền dưới thời cựu Tổng thống S. Husein bị gạt ra lề sau khi tẩy chay cuộc bầu cử, vai trò của người Shiite và người Kurd được nâng cao hơn rất nhiều so với người Sunni.

Tháng 4 năm 2005, Quốc hội Iraq đã bầu chọn được Chủ tịch Quốc hội và các chức danh lãnh đạo chủ chốt tạm quyền. Ngày 15 tháng 10 năm 2005, Iraq tiến hành trưng cầu dân ý Hiến pháp mới. Ngày 15/10/2005, tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới với 275 ghế, trong đó Shiite chiếm 128 ghế, Kurd 53 ghế, Sunni 55 ghế.

Ngày 22/4/2006, Quốc hội Iraq đã bầu ông Jalal Al Talabani, người Kurd làm Tổng thống; ông Nouri Al Maliki, người Shiite làm Thủ tướng; Ông Mahmoud Al Mashhadani, người Sunni làm Chủ tịch Quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm. Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Nouri Al Maliki đã trình quốc hội Iraq thông qua danh sách nội các mới.

Tháng 6/2008, với tham vọng sử dụng Iraq làm căn cứ quân sự lâu dài nhằm kiểm soát hoàn toàn Trung Đông, Mỹ đưa ra một Thỏa ước Quy chế quân đội (Status of Forces Agreemant – SOFA) với chính quyền Iraq có nội dung được đánh giá là giống như chế độ thuộc địa thế kỷ XIX:

1. Không hạn chế số quân và thời gian chiếm đóng trong 58 căn cứ

2. Nhà cầm quyền quân sự và dân sự Mỹ có quyền sử dụng lãnh thổ Iraq để tấn công các xứ láng giềng của Iraq mà không cần chính phủ Iraq cho phép.

3. Hoa Kỳ được quyền kiểm soát không phận Iraq cho đến cao độ

30.000 feet; không lực Mỹ được dùng không phận Iraq vào các phi vụ tấn công các mục tiêu bên trong Iraq, hay quá cảnh để tấn công các xứ khác.

4. Các nhà thầu quân sự hay tư nhân Mỹ không thuộc thẩm quyền

tài phán Iraq, ngay cả đối với các hành động không liên hệ tới trách nhiệm quân sự.

5. Các Bộ Quốc phòng, Nội vụ và An ninh quốc gia Iraq, kể cả việc

mua vũ khí phải chịu quyền giám sát của Hoa Kỳ trong vòng 10 năm.[95, tr. 505] Tuy nhiên, chính quyền Iraq, đặc biệt là Thủ tướng Al Maliki đã tuyên bố bác bỏ những đề xuất trong bản quy chế trên, đồng thời tiến hành một quá trình thương lượng lại nội dung với chính quyền Mỹ, theo đó người Iraq chỉ chấp nhận sự hiện diện một số lượng nhỏ lính Mỹ và đồng minh, có kỳ hạn chũng như có một hạn chót nhất định buộc Mỹ phải rút quân khỏi Iraq. Điều này hoàn toàn trái ngược với những toan tính của Tổng thống G. Bush.

Trên phương diện kinh tế, ngay sau khi chiếm đóng Iraq, chính quyền Bush đã tìm cách tăng gấp bốn lần số dầu sản xuất bằng cách chuyển quyền kiểm soát kỹ thuật khai thác dầu cho các công ty đa quốc gia. Chính quyền Mỹ tin rằng một khi được toàn quyền hành động, các công ty đa quốc gia sẽ tung tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất, sử dụng những kỳ thuật hiện đại để khai thác các giếng dầu bị gián đoạn do chiến tranh, cũng như thăm dò và khai thác các giếng dầu mới.

Chính quyền Iraq cũng tích cực ủng hộ chính sách này của Mỹ, mặc dù đại đa số dân Iraq kể cả các tập đoàn dầu khí mạnh, giới lãnh đạo tôn giáo và đa số thành viên trong Quốc hội đã kịch liệt chống đối, đòi chính quyền Iraq

phải nắm quyền kiểm soát. Ngay từ năm 2004, chính quyền Iraq do người Mỹ chỉ định đã tiến hành thỏa hiệp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trao quyền khai thác các mỏ dầu quan trọng của quốc gia này cho các công ty dầu khí quốc tế. Tuy nhiên, khi thấy các công ty chưa yên tâm về cơ sở pháp lý, chính quyền Iraq lập tức soạn thảo luật dầu khí tạo nền tảng vũng chắc cho đầu tư ngoại quốc. Năm 2007, dự thảo Luật Dầu khí được đưa ra Quốc hội song đã gặp rất nhiều sự chống đối.

Kinh tế Iraq trong thời gian Mỹ chiếm đóng cũng có những bước tiến mới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iraq tăng hơn 7% trong năm 2008 (năm 2007 là 1,3%) nhờ sản lượng dầu mỏ tăng. Tuy nhiên số người Iraq thất nghiệp cao và đầu tư trong nước giảm. LHQ dự tính có bốn triệu người Iraq đang phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, trong khi 40% trong số 27 triệu dân nước này không có nước sạch. Do nhiều năm chiến tranh và bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, mạng lưới điện quốc gia của Iraq bị phá hủy, khiến hàng triệu người dân nước này không có điện dùng. Ở đất nước có nguồn dự trữ dầu mỏ lớn thứ ba thế giới này, những người sử dụng xe máy, ô tô có lúc phải xếp hàng tại các trạm bán xăng hàng giờ để mua nhiên liệu. Sản lượng dầu mỏ mới đây chỉ đạt mức gần 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Chính phủ Iraq vẫn chưa thông qua được Luật Dầu mỏ để tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho các công ty nước ngoài hoạt động ở Iraq và quyết định doanh thu từ nguồn dự trữ dầu mỏ dồi dào được chia sẻ như thế nào.

Như đã nói trên đây, mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush thực chất là giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh mà Mỹ và đồng minh phát động năm 2003 và đang bị sa lầy ở Iraq. Hơn 3 năm chiếm đóng Iraq, quân Mỹ lâm vào tỉnh cảnh khó khăn buộc các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải suy tính lại chính sách đối với Iraq. Ngày 10 tháng 1 năm 2007, chính quyền Bush đưa ra phương an mới nhằm cứu vãn

tỉnh hình ở Iraq, theo đó Mỹ sẽ tăng thêm 20.000 quân tới Iraq, làm dịu xung đột giáo phái trong chính quyền Iraq, đầu tư 1,2 tỷ USD đẩy mạnh công cuộc tái thiết Iraq.

Cuộc chiến tranh Iraq không chỉ tiếp tục cướp đi sinh mạng của cả người Mỹ và người Iraq mà nó còn tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ. Đầu năm 2007, nước Mỹ đã quyết định chi khoản ngân sách cả gói trị giá 715 tỷ USD, trong đó 142 tỷ trong năm 2007, 481 tỷ USD cho hoạt động của Lầu Năm góc trong năm 2008. Iraq đã trở thành gánh nặng chủ yếu của ngân sách quốc phòng Mỹ, ngày càng có nhiều đòi hỏi tăng thêm chi phí cho việc mua sắm quân trang, quân dụng, kỹ thuật, xây dựng và dịch vụ y tế,… Ngoài ra, Mỹ buộc phải huy động thêm 92.000 lính thủy quân lục chiến cho chiến trường Iraq.

Song trùng với mối quan hệ song phương, Mỹ cũng tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh bằng cách đưa ra những sáng kiến nhằm lôi kéo các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng vào nhằm ổn định chiến trường Iraq mà “Sáng kiến ngoại giao mới” là một ví dụ điển hình. Theo đó, Mỹ tổ chức một “Hội nghị các nước láng giềng” của Iraq và nhấn mạnh sự hiện diện của Syria và Iran.

Tính đến năm 2008 (5 năm kể từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh với Iraq, lật đổ chế độ của Tổng thống S.Hussein) tình hình Iraq ngày càng trở nên tồi tệ với bạo lực gia tăng, kinh tế sa sút, mâu thuẫn giữa các phe phái ngày càng sâu sắc. Số người chết do Nhóm nghiên cứu Iraq (Iraq study group) công bố, kể từ năm 2003 đến năm 2008 có khoảng 90.250 dân thường Iraq chết.24

Trong thời gian từ tháng 4/2006 đến tháng 6/2007, bạo lực gia tăng mạnh nhất trong lịch sử Iraq khi có từ 29.625 đến 31.825 dân thường nước này chết. Tuy nhiên năm 2007 (trừ hai tháng 5 và 7/2007), số dân thường Iraq

24

chết giảm dần từng tháng. Ðến tháng 12/2007 giảm xuống còn 246 người/tháng, bằng 1/7 trong tổng số 1.683 người chết, kể từ tháng 1/007. Tháng 2/2008 có 633 dân thường Iraq chết, thấp hơn so với tháng 2/2007 (1.645). Theo con số do phía Iraq công bố, năm 2006 có 12.360 người Iraq chết, năm 2007 là 16.232. Tuy nhiên theo Nhóm nghiên cứu Iraq thì năm 2006 có 27.519 dân thường Iraq chết, năm 2007 là 24.519.

Cuộc nổi dậy của người Hồi giáo dòng Sunni năm 2007 đã suy yếu do một số thủ lĩnh và các tay súng nổi dậy dòng Sunni chuyển hướng tiến công lực lượng Al-Qaeda ở Iraq. Mặc dù bị đẩy khỏi Baghdad và tỉnh An-ba ở phía Tây Iraq, các tay súng thuộc mạng lưới Al-Qaeda đã tập hợp lại ở miền Bắc Iraq và tiến hành nhiều vụ đánh bom liều chết. Trong khi đó các cuộc đụng độ giữa các phe phái người Hồi giáo dòng Shiite gia tăng vào tháng 3 vừa qua, với các cuộc giao chiến giữa lực lượng an ninh Iraq và quân đội Meherdi (Mê-hơ-đi) của giáo sĩ M.Anxa ở Baghdad và miền nam Iraq. Ngày 8/4/2007, chỉ huy quân đội Mỹ ở Iraq, tướng Petraeus điều trần trước Quốc hội Mỹ về tình hình Iraq cho biết mức độ bạo lực và số dân thường chết đã giảm từ tháng 9 năm ngoái nhưng những thắng lợi này là "mong manh và có thể bị đảo ngược".

Cùng chia xẻ quan điểm với Petraeus, Ralth Peter – cựu đại tá quân đội Mỹ, tác giả của hơn 20 cuốn sách và bài báo viết về Iraq thì mặc dù Mỹ đã khống chế được ngành dầu mỏ của Iraq, song xét về đại cục người Mỹ đã không quán triệt được 10 nguyên tắc của chiến tranh, điển hình là: Đối phương không cảm thấy họ bị thua thì mình không thể cảm thấy mình thắng; Không được lòng dân là không được gì cả; Quân báo Mỹ hoạt động kém hiệu quả; Nhập gia phải tùy tục, cần biết ngôn ngữ và phong tục địa phương; Quân

đội thực hiện xong nhiệm vụ quân sự cần phải rời khỏi chiến trường ngay, khác đi sẽ bị sa lầy,…[62, tr. 52]

Mối quan hệ Mỹ - Iraq không những được nhìn nhận ở mối quan hệ song mà còn được phản ánh trong mối quan hệ đa phương. Tuy nhiên, vào cuối năm 2005, trước những tổn thất nặng nề về người và của cũng như sức ép ở trong nước ngày càng mạnh mẽ, các nước tham gia liên minh chống Iraq lần lượt tuyên bố rút quân khỏi Iraq. Ngày 15/3/2005, Ucraina tiến hành rút 135 quân nhân khỏi Iraq sau khi Quốc hội Iraq vừa khai mạc khóa họp đầu tiên, 550 binh sĩ tiếp tục được rút khỏi Iraq vào giữa tháng 5/2005, khoảng 900 binh sĩ về nước vào cuối năm đó. Tiếp nối Ucraina, Chính phủ Hà Lan cũng tuyên bố rút quân đội của mình khỏi Iraq. Toàn bộ 1350 binh sĩ Hà Lan, chủ yếu là lính thủy đánh bộ đã rút khỏi Iraq làm 3 đợt vào cuối tháng 3/2005.

Bungari cũng không có ý định nán lại vùng đất nóng bỏng này. Đầu năm 2005, Tổng thống Bungari đã kêu gọi chính phủ ra quyết định rút toàn bộ 450 binh sĩ nước mình khỏi Iraq. Đối với Hungari, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Iraq, Thủ tướng Pherren Đuyêcxani đã tuyên bố: “Chúng ta chỉ có nghĩa vụ ở lại Iraq cho đến ngày bầu cử. Ở lại thêm là chuyện không thể được”. Để hiện thực hóa lời tuyên bố đó, cuối tháng 3/2005 Hungari đã rút toàn bộ số quân của mình khỏi Iraq.

Ngày 4/3/2005, đội tuần tra Mỹ tại sân bay Baghda bắn nhầm làm tử thương một cán bộ đặc nhiệm cao cấp của Italia, điều này đã tạo nên sự bất bình cao độ trong dân chúng Italia, buộc Thủ tướng Italia Beclusconi phải thay đổi lập trường tuyên bố rút toàn bộ số quân (lớn thứ ba sau Mỹ, Anh) về nước trong tháng 9 năm 2005. Tuy nhiên, Mỹ cũng nhận được sự ủng hộ của nước Anh – một đồng minh thân cận và truyền thống. Thủ tướng Anh Tony

Blair tuyên bố tại nghị viện rằng Anh không có kế hoạch rút quân, lực lượng quân sự Anh sẽ chỉ rút về nước khi nền an ninh Iraq được đảm bảo.

Ngày 17 tháng 11 năm 2008, trong bối cảnh bất lợi khi làn sóng phản đối cuộc chiến tranh Iraq của người Mỹ tiếp tục diễn ra, tổn thất về người và của ở chiến trường ngày một lớn, sự rạn nứt và tan rã của lực lượng liên quân đã hiện hình, đồng thời sau những nỗ lực đàm phán của cả hai bên, đại diện của Mỹ đã ký với chính phủ Iraq Hiệp định về việc rút quân của lực lượng Mỹ khỏi Iraq và tổ chức hoạt động của Mỹ trong thời gian hiện diện tạm thời của họ ở Iraq. 10 ngày sau đó Quốc hội Iraq đã thông qua hiệp đinh này. Hiệp định bao gồm 30 điều, trong đó quy định về phạm vi, mục đích, tài sản dân sự, quốc phòng, truyền thông, thẩm quyền của hai bên,… Đặc biệt, điều 24 của Hiệp định nêu rõ: Tất cả lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi lãnh thổ Iraq chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2011; Tất cả các lực lượng chiến đấu của Hoa kỳ sẽ rút khỏi các thành phố, làng mạc và địa phương chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2009; Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của Iraq…25

Hiệp định này được coi là thắng lợi của chính phủ Iraq trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc, đồng thời đây cũng là sự thất bại của Tổng thống G.W.Bush, đánh dấu chấm hết đối với sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ và liên quân ở Iraq, mở ra một trang mới trong mối quan hệ Mỹ - Iraq.

Ngày 14 tháng 12 năm 2008, Tổng thống G. Bush có chuyến thăm Iraq. Tại đây, ông đã tỏ ý cảm ơn binh lính và ca ngợi Hiệp định An ninh mới. Sự hiện diện lần cuối cùng trong cương vị Tổng thống Mỹ tại Iraq đã nói lên sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa hoa kỳ với irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 90 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)