5. Kết cấu của luận văn
2.2. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ II (2003)
2.2.2. Diễn biến của cuộc chiến tranh
Sau một quá trình vận động chiến và những động thái quân sự cấp tập, ngày 20/3/2003 vượt qua sự tồn tại của HĐBA LHQ, đồng thời đi ngược lại ý chí, nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới (trong đó có cả nhân dân Mỹ) Tổng thống G. Bush đã tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh chống Iraq.
Đúng 2 giờ 30 phút GMT (tức 9 giờ 30 phút sáng giờ Hà Nội) ngày 20/3/2003, Mỹ tấn công Iraq mở đầu bằng việc bắn vài quả tên lửa Tomahawk vào nơi làm việc của Tổng thống S.Hussein và Hội đồng chiến tranh Iraq ở Baghdad. Các nhân chứng tại thủ đô Baghdad cho biết: “Vào khoảng 5 giờ 39 phút (giờ địa phương) tức 9 giờ 39 phút (giờ Hà Nội), một loạt tiếng nổ đã vang lên tại thủ đô Baghdad, tiếng máy bay phản lực gầm rú trên bầu trời và tiếng còi báo động phòng không cũng cất lên”.[109, tr. 57] Tiếp đó, khoảng 39 phút sau khi phát lệnh khai chiến (tức 10 giờ 15 phút giờ Hà Nội) ngày 20/3/2003, Tổng thống Bush đã đọc tuyên bố tại Nhà Trắng biện minh cho cuộc chiến tranh với Iraq. Cuộc chiến đã nổ ra không giống như dự báo của nhiều người trước đó, rằng Mỹ sẽ đánh đòn phủ đầu bằng chiến thuật không kích cấp tập vào Baghdad làm tê liệt mọi hoạt động tại thủ đô của Iraq.
Ngay khi cuộc chiến mới bắt đầu, Bộ trưởng Bộ Thông tin Iraq, Mohammed Saeed Sahaf cho biết loạt tên lửa đầu tiên không trúng Bộ Chỉ huy tối cao của Iraq mà trúng tòa nhà của Cục Hải quan và tòa nhà của Đài
Truyền hình Iraq cùng vài nhà dân bên cạnh. Các nhân viên làm việc tại những nơi đó từ trước đã đi sơ tán, để lại các tòa nhà trống rỗng. Đồng thời phía Iraq cũng thừa nhận đã có một người dân bị thiệt mạng và 14 người khác bị thương trong đợt không kích này. Tổ chức Chữ Thập đỏ cũng xác nhận tin đó.
Trong đợt không kích đó, Mỹ chủ yếu bắn tên lửa Tomahawk từ tàu chiến và tàu ngầm trên biển Đỏ, vịnh Persian và hai máy bay “Con ó đêm” F- 117 ném bom khoan chính xác có tia laser dẫn đường BLU nặng 1.000 kg. Ba mục tiêu được nhằm tới là trung tâm Baghdad, ngoại ô phía Nam Baghdad và mục tiêu ở miền Nam Iraq. Tất cả có hơn 40 quả tên lửa Tomahawk đã được bắn đi từ 4 tàu chiến và hai tàu ngầm của Mỹ. Trong đợt không kích đó, phía Mỹ chưa liệt kê được thiệt hại của Iraq mà chỉ phỏng đoán là có thể có quan chức cấp cao của Iraq thiệt mạng, đồng thời họ cũng chưa xác định được băng ghi hình Tổng thống S.Hussein phát trên truyền hình Iraq trưa ngày 20/3/2003 được thực hiện trước hay sau đợt không kích đầu tiên.
Đáp lại cuộc không kích của Mỹ, phía Iraq cũng bắn trả bằng 5 quả tên lửa Scurd sang Kuwait, trong đó có một quả bị tên lửa đánh trặn Patriot của Mỹ phá được. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ cho biết thì tên lửa Scurd của Iraq không gây ra thiệt hại và thương vong nào và Scurd cũng không mang đầu đạn sinh, hóa.
Toàn thành phố Baghdad sau cuộc tấn công đầu tiên vẫn hoàn toàn yên tĩnh: Trên đường phố hâu như chỉ có các xe cứu thương, xe quân sự, xe tải hạng nặng di chuyển liên tục qua các lô cốt bằng bao cát, các chướng ngại vật được dựng lên trước các tòa nhà cao tầng và tại các giao lộ. Trường học đóng cửa, những người công nhân không đến nơi làm việc,.… Cuộc chiến tranh Mỹ - Iraq thực sự bắt đầu và cuộc đối đầu hai thế kỷ đã được giải quyết bằng những trận đánh ác liệt.
Đêm 20 rạng ngày 21/3/2003 (theo giờ Hà Nội), Mỹ mở đợt không kích thứ hai vào các vị trí của lực lượng vệ binh cộng hòa ở Thủ đô Baghdad. Máy bay Mỹ từ hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và tên lửa từ các tàu chiến Mỹ ngoài biển phóng vao những vị trí được cho là nguy hiểm ở Baghdad. Truyền hình Iraq đưa tin 72 quả tên lửa đã nhằm trúng Baghdad và 4 lính Iraq đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến nổ ra. Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc thì khẳng định rằng đợt không kích này chưa phải là những đợt không kích toàn diện mà Mỹ trù tính. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ D. Rumfeld thì kêu gọi các nhà lãnh đạo Iraq đầu hàng, nếu không chiến dịch quân sự sẽ xảy ra với quy mô và phạm vi chưa từng có.
Đêm 23 rạng ngày 24/3/2003 (theo giờ Hà Nội), liên quân Anh – Mỹ tiếp tục không kích Baghdad và nhiều thành phố khác của Iraq. Trước đó, từ đêm ngày 22/3/2003 liên quân Anh – Mỹ đã phát động chiến dịch không kích mang tên “Cú sốc kinh hoàng” ném bom và bắn tên lửa ồ ạt xuống Iraq. Các mục tiêu chính là thủ đô Baghdad, thành phố chiếm lược miềm Nam Basra, thành phố miền Bắc Mosul và thành pố Kirkut – quê hương của Tổng thống S. Hussein. Liên quân đã ném khoảng 1.000 quả tên lửa hành trình Tomahawk và hơn 500 quả bom thông minh, bom chuyên đánh phá hầm ngầm và boongke xuống Baghdad, Mosul, Basra,… Anh – Mỹ cũng huy động tới hơn 1.000 máy bay chiến đấu, xuất phát từ khoảng 30 căn cứu không quân đặt trên lãnh thổ 24 nước, 5 tàu sân bay. Đồng thời, trong cuộc không kích đó lực lượng liên quân đã huy động tất cả các loại máy bay hiện đại nhất vào cuộc. Các loại máy bay B-52, B-1B, F-117A, F-15, F-16, A-10,….đã xuất kích tới 6000 phi vụ.
Liên tiếp trong những ngày sau đó lực lượng liên quân mà chủ yếu là không quân Anh – Mỹ vẫn tiếp tục những cuộc không kích xuống những mục tiêu ở thủ đô Baghdad và các thành phố khác của Iraq.
Song song với các đợt không kích, đúng 0 giờ ngày 21/3/2003 lực lượng liên quân cũng tiến hành tấn công mặt đất với sự mở màn bằng những loạt pháo của sư đoàn bộ binh số 3 quân đội Mỹ. Cuộc tấn công mặt đất được bắt đầu một giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ D. Rumsfeld tuyên bố sự tồn tại của S. Hussein đang được tính bằng ngày. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ dự kiến sẽ tiến vào Baghdad trong vòng 72 giờ. Chính vì vậy, tất cả các đơn vị bộ binh của Mỹ đã được lệnh tiến về Baghdad.
Cuộc tiến quân về Baghdad được mở màn từ hướng Nam Iraq, khoảng 20.000 lính liên quân cùng hàng chục xe tăng, xe bọc thép ồ ạt đánh từ phía Nam lên hướng thủ đô Baghdad. Sau thời gian đầu cơ động nhanh trên sa mạc trống vắng, lực lượng liên quân đã vấp vải sự kháng cự quyết liệt tù phía Iraq, đặc biệt là tại cửa ngõ vào thành phố Basra. Tại Nasiriyah, đến ngày 22/3/2003 liên quân Mỹ - Anh vẫn chưa tiến thêm được một bước nào trước sự phản kháng của lực lượng Iraq tại đây. Phía Iraq tuyên bố có tới 25 lính Mỹ - Anh đã bị tiêu diệt ở gần Nasiriyah cùng với một số lớn bị thương và bị bắt sống. Phía Mỹ cũng thừa nhận điều này. Trong khi đó, tại mặt trận Basra miền Nam Iraq lữ đoàn bọc thép số 7 của Anh đã rút khỏi Basra.
Từ chiều ngày 25/3/2003, dưới sự bảo vệ của lực lượng đặc nhiệm đã chiếm giữ hai bên bờ sông cũng như sự yểm trợ của lực lượng không quân mạnh gồm máy bay phản lực chiến đấu và trực thăng vũ trang, ít nhất 4.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đã vượt qua sông Euphrates, đoạn chảy qua thành phố Nasiriyah (cách Baghdad khoảng 350 km về phía Đông Nam). Tuy nhiên, tại đây lính liên quân đã vất phải sự chống đối quyết liệt của quân đội Iraq, điều này khiến cho quân đội Mỹ trong suốt ba ngày liền không thể chiếm được thành phố nhỏ Nasiriah. Trong khi đó, quân Anh không tiến về Baghdad mà họ quay trở lại thành phố Basra, coi thành phố này là mục tiêu quân sự có vai trò chiến lược trong kế hoạch bình định khu vực miền Nam Iraq của liên quân
Anh – Mỹ. Ở một hướng khác, hàng chục nghìn quân của sư đoàn bộ binh số 3 Mỹ đã tới thành phố Karbala (cách Baghdad khoảng 80 km). Trước những diễn biến không thuận lợi trên hướng tấn công vào Baghdad từ phía Nam, rạng sáng ngày 27/3/2003 Lầu Năm Góc đã quyết định mở mặt trận phía Bắc bằng hành động đổ bộ 1.000 lính dù Mỹ thuộc lữ đoàn không quân 173 xuống chiếm một sân bay chủ chốt tại phía Bắc Iraq, khu vực do người Kurd kiểm soát. Ngoài ra, Mỹ còn chính thức đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ cho phép họ được sử dụng ba căn cứ không quân của quốc gia này vào các hoạt động không kích Iraq.
Ngày 29/3/2003, trong một động thái hết sức bất ngờ, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt chiến lược quan trọng của Mỹ - Anh tại Iraq: Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Trung Iraq ra lệnh tạm dừng các cuộc hành quân về Baghdad trong thời gian khoảng 4 đến 6 ngày (tính từ ngày 29/3) vì lý do thiếu lương thực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu thì có nhiều lý do chứ không riêng gì lý do tiếp tế hậu cần không theo kịp như Mỹ tuyên bố. Thứ nhất, việc quân đội Mỹ phải trải dài 500 km từ biên giới Kuwait đến đơn vị lính Mỹ gần Baghdad nhất (khoảng 80 km) khiến cho các đàon vận chuyển hậu cần của Mỹ trở thành những mục tiêu dễ bị Iraq tập kích ở phía sau; Thứ hai, việc rải quân để bảo vệ tuyến tiếp tế đã dàn mỏng quân Mỹ; Thứ ba đồng thời cũng là nguyên nhân quyết định buộc Mỹ phải tạm thời ngừng cuộc tấn công trên bộ là do sự giáng trả mạnh mẽ của các đơn vị quân đội cùng những trận đánh du kích từ phía Iraq tại những vùng mà lính Mỹ đi qua. Do vậy, chỉ với hơn 100.000 bộ binh hiện có Mỹ khó có thể đủ sức tấn công các thành phố như Nasiriyah, Najaf,…chứ chưa nói gì đến những thành phố lớn như Basra hoặc thủ đô Baghdad. Trong một động thái khác, sau cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh, chính quyền Mỹ đã quyết định đưa thêm 100.000 quân sang tham chiến trực tiếp ở Iraq. Tất cả những động thái này cho thấy kế hoạch
“đánh nhanh thắng nhanh” với dự kiến tiến quân về Baghdad trong vòng 72 tiếng của Mỹ đã bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang đánh lâu dài ở Iraq.
Trong thời gian tạm ngừng tấn công trên bộ, Mỹ - Anh đẩy mạnh hơn nữa cuộc không kích Iraq, đặc biệt là nhằm vào thủ đô Baghdad. Các mục tiêu từ khu dinh thự của Tổng thống S. Hussein, trụ sở Bộ Thông tin, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Iraq,… đến đài truyền hình, phát thanh liên tục bi tấn công từ trên không với những quả bom nặng 4.700 pound (hơn 2 tấn) từ máy bay tàng hình B-2.
Sau vài ngày ngừng tấn công lớn để lo chuyện hậu cần và tổ chức lại đội hình cũng như điều hỉnh lại phương thức tác chiến, lực lượng liên quân lại ráo riết tiến quân để chuận bị mở cuộc tấn công lớn – Tổng công kích vào thủ đô Baghdad, cơ quan đầu não của chính quyền Iraq do Tổng thống S. Hussein đứng đầu. Để làm được điều đó, lực lượng liên quân tiến hành tấn công Baghdad theo ba hướng: Hướng thứ nhất, từ phía Tây sông Euphrates và phía Nam thành phố Karbala; Hướng thứ hai, từ phía Đông sông Eupharates và Nam thành phố Diwaniyah; Hướng thứ ba, từ phía Đông và Nam của thành phố Kut. Trong đó, theo các chuyên gia quân sự, lực lượng liên quân sẽ mở hướng tấn công chính vào Baghdad từ phía Nam.
Trên hướng thứ nhất, từ ngày 2/4/2003 đã diễn ra các trận đánh ác liệt giữa bộ binh Mỹ và lực lượng vệ binh cộng hòa tại thánh địa Karbala khi lực lượng Anh – Mỹ cố áp sát Baghdad. Phía Mỹ cho rằng đây là trận chiến trên bộ có quy mô lớn đầu tiên với quân Iraq kể từ khi họ tiến gần tới thủ đô Baghdad. Cuộc tiến quân của lực lượng liên quân đi kèm với pháo kích, các cuộc tấn công của tên lửa tàng hình Tomahawk, ném bom của máy bay B-52. Trên hướng tiến công thứ hai, lực lượng liên quân đã vấp phải sự kháng cự từ phía Iraq khi họ cố tình vượt sông Euphrates. Hàng trăm chiến binh Iraq trong thành phố đã dùng súng phóng lựu và súng trường bắn về phía lính liên quân.
Trong khi đó, theo hướng tấn công thứ ba, một cánh quân của Mỹ dần được hình thành cùng lúc với sư đoàn lính đánh thủy đánh bộ số 1 tiến về Kuwait.
Tính đến ngày 5/4/2003, lực lượng liên quân đã vượt qua thánh địa Karbala và thành phố chiến lược Kut, mặc dù chưa chiếm được hai thành phố này để tiến vào “vùng đỏ”, khu vực cửa ngõ của Baghdad. Trong khi đó, một vài đơn vị vệ binh cộng hòa bắt đầu di chuyển từ Baghdad xuống phía Nam để chủ động ngăn chặn bước tiến của sư đoàn bộ binh số 3 của Mỹ và tăng cường phòng thủ cho các vị trí xung quanh sân bay trọng yếu tại Baghdad. Khi lực lượng liên quân đang tìm cách tiến vào trung tâm Baghdad, thì trên những chiến trường khác như Mosul ở miền Bắc, Najaf, Kabala ở miền Trung, Basra ở miền Nam,… các trận giằng co vẫn tiếp tục diễn ra giữa lực lượng vũ trang Iraq và lực lượng liên quân. Cùng lúc đó, trong một động thái hết sức bất ngờ với lực lượng liên quân, Tổng thống S. Hussein đã xuất hiện công khai giữa ban ngày trên đường phố thủ đô Baghdad nhằm cổ vũ tinh thần quân đội và nhân dân Iraq chiến đấu chống lại lực lượng liên quân.
Ngày 9/4/2003, sau những đợt giao tranh dữ dội với lực lượng vệ binh cộng hòa, lực lượng liên quân đã tiến vào trung tâm thủ đô Baghdad, kéo đổ tượng đài Tổng thống S. Hussein và làm chủ tình hình. Liên tiếp những ngày sau đó, lực lượng liên quân đã nhanh chóng đánh chiếm các thành phố của Iraq. Ngày 14/4/2003, lực lượng liên quân tiến vào trung tâm thành phố Tikrit – thành phố cuối cùng của Iraq chưa thuộc quyền kiểm soát của lực lượng liên quân. Tổng thống S. Hussein cùng toàn thể gia đình đã “mất tích” bất ngờ không dấu vết.
Ngày 1/5/2003, trên chiến hạm USS Abaraham Lincoln Tổng thống Mỹ, G. Bush chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc tấn công quân sự chống Iraq và đó được coi là điểm mốc đánh dấu thắng lợi của Mỹ trong cuộc chiến tranh với Iraq.
Như vậy, với những lợi thế về quân sự như quân đội tinh nhuệ, vũ khí, trang thiết bị hiện đại,….lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu nhanh chóng vượt qua sự chống trả quyết liệt của quân đội Iraq để tiến vào thủ đô Baghdad, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Iraq. Chiến thắng này của lực lượng liên quân dường như đã được dự báo trước, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên trong dư luận Mỹ và quốc tế. Tuy nhiên, sự chống trả của quân đội Iraq không thể xảy ra mạnh mẽ như nhiều chuyên gia dự đoán. Chính vì vậy, chỉ cần khoảng thời gian chưa đầy một tháng lực lượng liên quân đã chiếm được Baghdad và khống chế Iraq.