Chính sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông sau Chiến tranh Lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa hoa kỳ với irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 27 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Chính sách của Mỹ đối với Trung Cận Đông sau Chiến tranh Lạnh

Quá khứ, hiện tại đã và đang chứng minh rằng Trung Cận Đông1 có một vị trí chiến lược quan trọng đối với việc duy trì và phát triển sức mạnh của các cường quốc trên thế giới. Khu vực này có vị trí địa lý đặc biệt: nơi tiếp giáp của ba châu lục, là “rốn dầu” của thế giới, là “cái nôi” của ba dòng tôn giáo lớn, quê hương của thế giới Hồi giáo. Đồng thời, nơi đây đang là điểm nóng của thế giới với cuộc xung đột giữa Israel và Palestin, cuộc chiến tranh Iraq, khủng hoảng hạt nhân ở Iran,…. Để giải quyết những vấn đề này cũng như quyết định tương lai của khu vực trong thời gian tới phụ thuộc không nhỏ vào chính sách đối ngoại của các nước lớn.

1

Trung Cận Đông là tên gọi mà các nước phương Tây dùng để chỉ phần lãnh thổ, nơi tiếp giáp của ba châu lục: Á, Âu và Phi. Còn khái niệm Trung Đông được sử dụng từ sau Thế chiến thứ nhất để chỉ vùng giữa đế quốc Osman và vùng Viễn Đông gồm các nước như Iran, Afganistan và Ấn Độ. Cả hai khái niệm này đều mang tính ước lệ, nó thay đổi theo thời gian, theo quan điểm tôn giáo hoặc theo chiến lược của từng quốc gia và trong một số trường hợp cụ thể thì chúng có thể được sử dụng tương đuơng nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ Trung Cận Đông có ý nghĩa bao quát hơn. Ngoài ra, Trung Đông còn được dùng để chỉ cuộc xung đột

Thời gian gần đây giới nghiên cứu và đông đảo bạn đọc Việt Nam được tiếp cận một một khái niệm khá mới mẻ, thậm trí là xa lạ đối với nhiều người – khái niệm Trung phương (Mediant). Trong tác phẩm Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học, xuất bản năm 1964 (được Nguyễn Đức Thành và Bùi Nguyễn Anh Tuấn dịch và Nxb. Thế Giới giới thiệu năm 2007) học giả Nhật Bản Tadao Umesao đã đưa ra khái niệm này, theo ông Trung phương bao gồm “tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông” còn nếu xét theo cấu trúc lịch sử văn minh thì “Trung phương bao gồm hai khu vực rộng lớn: thế giới Ấn Độ và thế giới Địa Trung Hải - Hồi giáo”[98, tr. 196 & 205], đồng thời ông cũng đề xuất đưa Trung phương (trong đó có Trung Đông) vào cùng với Đông phương và Tây phương. Đây là một quan điểm mới mẻ, phi truyền thống nhưng góp phần chỉ ra vai trò của Trung phương nói chung và Trung Cận Đông nói riêng đối với thế giới.

Với diện tích khoảng 9 triệu km2, Trung Cận Đông bao gồm 16 quốc gia ở khu vực Đông Bắc Phi; bán đảo Arab; vùng lưỡi liềm phì nhiêu; Iran và Thổ Nhỹ Kỳ2. Xét về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… khu vực này đều có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Về phương diện địa chính trị: Trung Cận Đông được coi là điểm giao

nhau của ba châu lục thông qua chiếc cầu nối là biển Địa Trung Hải - nơi có thể nối liền hoặc chia cắt cả ba đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và

Thái Bình Dương). Sự ưu ái của tự nhiên đem lại cho Trung Cận Đông một vị

trí chiến lược quan trọng trong mạng lưới giao thông quốc tế, thông qua việc kiểm soát các eo biển và các đảo trên biển Địa Trung Hải sẽ tác động trực tiếp đến sự liên lạc giữa các vùng, các châu lục và giữa các đại dương. Điều này đã được lịch sử chứng minh thông qua nhận định của các học giả, các nhà

2 16 quốc gia ở khu vực Trung Cận Đông bao gồm: Ai Cập, Libya, Kuwait, Bahrain, Quata, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Oman, Arabia Saudi, Yemen, Israel, Jordan, Lebanon, Syria, Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, theo cách phân loại dựa trên cơ sở địa – chính trị - kinh tế của Ngân hành Thế giới thì khu vực

chinh phục hàng đầu thế giới khi họ đề cập đến vị thế của Trung Cận Đông trên bản đồ thế giới: “Pierre Đại đế và Napoleon Bonaparte đều đánh giá: Ai kiểm soát được Constantinople (thành phố Istanbul ngày nay) người đó cai trị được thế giới. Hitler từng có những kế hoạch lớn và đã thất bại trong mưu đồ kiểm soát Địa Trung Hải. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đều coi Trung Cận Đông là khu vực lợi ích sống còn. Theo Eisenhower, không có

vùng nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Đông về mặt chiến lược”. [91,

tr. 9] Còn nhà sử học Albert Hourani, người từng xem cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 như là sự kiện đánh dấu sự tàn lụi của kỷ nguyên thực dân và mở ra kỷ nguyên chiến tranh Lạnh trong khu vực này, đã viết: “Ai thống trị được Cận Đông sẽ thống trị cả thế giới, và những ai có lợi ích trên thế giới sẽ buộc phải quan tâm đến Cận Đông”.[32, tr.2]

Đối với Mỹ, bằng việc triển khai xây dựng những căn cứ quân sự trên đất liền và hạm đội dưới đại dương, một mặt Hoa Kỳ có thể khống chế được khu vực này, mặt khác Washington có thể nhanh chóng gây ảnh hưởng sang các vùng phụ cận đặc biệt là đối với châu Âu. Do vậy, có thể nhận thấy rằng việc “duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực này có thể giúp Mỹ nhanh chóng triển khai lực lượng sang khu vực lân cận trong trường hợp khẩn cấp một cách nhanh chóng và kịp thời”. [47, tr. 123]

Trên phương diện kinh tế: Được coi là rốn dầu của thế giới, chính vì vậy lợi ích của các nước lớn nói chung và nước Mỹ nói riêng ở khu vực Trung Cận Đông không có gì hơn dầu mỏ. Trong số 18 nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới thì có tới 6 quốc gia nằm ở Trung Cận Đông, đặc biệt Arabia Saudi và Iraq là hai quốc gia có trữ lượng và sản luợng khai thác dầu mỏ nhất nhì thế giới.

Với trữ lượng dầu mỏ chiếm 65 % trữ lượng của toàn thế giới như hiện nay, kết hợp với những yếu tố khác như mức tiêu thụ năng lượng lấy từ dầu

mỏ trên toàn thế giới vẫn ở mức cao (40%), nhu cầu dầu mỏ tăng lên trong thời gian tới, chi phí sản xuất dầu mỏ còn cao, sự phụ thuộc của các nước lớn vào dầu mỏ (58% sản lượng dầu mỏ tiêu thụ của Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở Trung Cận Đông, 50% nhu cầu dầu lửa của phương Tây được lấy từ vùng Vịnh, riêng Nhật Bản là 90%),… Trung Cận Đông trong lịch sử, hiện tại và tương lai luôn trở thành “mục tiêu của mọi sự thèm khát”. Đây cũng là một trong những đáp án lý giải cho câu hỏi tại sao các nước lớn lại tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này.

Hàng năm, nước Mỹ ngốn khoảng 1/4 lượng tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong khi sản xuất ngày càng ít (chưa đến 15%), đồng thời lại muốn xây dựng cho mình những cơ sở cung cấp dầu ổn định ở khu vực Trung Cận Đông. Vì vậy, Mỹ luôn ôm ý đồ chiếm đoạt các giếng dầu trong khu vực. Mặt khác, những khoản đầu tư kếch sù vào nước Mỹ từ những nhà tỷ phú Arập và những “con bài dầu mỏ” để mặc cả với các nước trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên bàn đàm phán là một trong những lý do thúc đẩy Mỹ gây ảnh hưởng ở khu vực Trung Cận Đông. Mỹ tấn công Iraq (2003) phải chăng cũng vì lý do đó ? Lý giải điều này giáo sư Robert Anciaux - một chuyên gia về quan hệ quốc tế và các vấn đề Trung Đông thuộc trường Đại học Tự do Bruxen lại cho rằng: “Iraq chỉ là một cuộc chạy tiếp sức hoặc có

thể gọi là một con ngựa trạm trong chính sách Trung Đông của Mỹ” và “dầu

lửa mới là trọng tâm của Mỹ trong khu vực này”.[109, tr.23]

Như vậy, với vai trò là yếu tố chủ chốt trong hệ thống kinh tế thế giới và về lâu dài có thể góp phần chi phối tương quan lực lượng giữa các cường quốc, dầu mỏ đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong tính toán của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Điều này thể hiện rất rõ trong tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney: “nước nào kiểm soát lưu lượng dầu

mỏ vùng Vịnh, nước đó không chỉ có thể kiểm soát nền kinh tế Mỹ, mà còn có thể kiểm soát kinh tế của nhiều nước khác trên thế giới”.3

Về phương diện văn hoá - xã hội: Trung Cận Đông là cái nôi của những

nền văn minh cổ kính, là nơi sản sinh của ba dòng tôn giáo lớn trên thế giới, là quê hương của Hồi giáo - tôn giáo đang có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị thế giới hiện nay. Với số lượng tín đồ hàng tỷ người, thuộc 337 dân tộc khác nhau, đạo Hồi có mặt ở 117 quốc gia (trong đó có 55 quốc gia Hồi giáo), bộ phận tập trung quan trọng nhất là 22 quốc gia Arập mà đa số đều nằm ở khu vực Trung Đông và vùng phụ cận. Sự va chạm giữa hệ tư tưởng Hồi giáo với văn minh phương Tây, cộng với những yếu tố do lịch sử để lại đã và đang làm cho mối quan hệ giữa phương Tây nói chung, nước Mỹ nói riêng với các tín đồ Hồi giáo trở nên phức tạp. Đặc biệt trong thời gian qua, khi chủ nghĩa khủng bố do những phần tử Hồi giáo cực đoan - những kẻ luôn “coi kế hoạch Đại Trung Đông của Mỹ không phải là dân chủ cũng không là sự phát triển mà là sự bảo hộ đối với Israel và kiển soát nguồn dầu mỏ” [58, tr. 24] tiến hành nhằm vào phương Tây và nước Mỹ diễn ra liên tiếp càng cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo trong thế giới ngày nay.

Như vậy, với ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên dầu mỏ cùng những yếu tố văn hoá, xã hội, Trung Cận Đông đã, đang và sẽ giữ một vị trí trọng yếu trên bản đồ chính trị thế giới và trở thành nơi tranh chấp của các nước lớn trong quá trình trinh phục, gây ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Điều này cũng đòi hỏi các nước lớn phải đề ra một chính sách phù hợp đối với Trung Cận Đông nếu như họ muốn tiếp tục tranh giành, củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình mà Hoa Kỳ là một minh chứng điển hình cho chính sách đó.

Kể từ sau Thế chiến thứ II, Trung Cận Đông nói chung và vùng Vịnh Persian nói riêng luôn được ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại tổng

thể của Mỹ. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách này là “duy trì liên tục nguồn dầu mỏ ở mức giá hợp lý và khối lượng đủ đáp ứng nhu cầu nội địa và

nhu cầu của các nước liên minh với Mỹ”. Đồng thời nó còn “nhằm ngăn chặn

và đối đầu với các cường quốc cứng đầu muốn gây ảnh hưởng và kiểm soát

khu vựuc nhiều nguồn dầu mỏ này”.[72, tr. 304] mục đích đó, chính sách của

Mỹ đối với Trung Cận Đông luôn luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp trong từng giai đoạn một.

Từ thời chính quyền Truman tới chính quyền Reagan, chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Cận Đông nhằm vào ba mục đích: hạn chế và ngăn chặn ảnh hưởng chính trị, quân sự của Liên Xô ở khu vực này; đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ và đảm bảo không có bất kỳ mối đe doạ nào về an ninh đối với nhà nước Israel. Dưới thời Eissenhower, nhằm ngăn chặn và kiềm chế sự phát triển cũng như truyền bá chủ nghĩa dân tộc Arab vào các lực lượng cấp tiến được Mỹ đánh giá là dấu hiệu ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Liên Xô, trong học thuyết mang tên vị Tổng thống Hoa Kỳ này nêu rõ:

Mỹ luôn sẵn sàng huy động lực lượng vũ trang của mình nhằm bảo vệ toàn

vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị tại các quốc gia trong khu vực trước những nguy cơ tấn công xâm lược công khai từ bất kỳ quốc gia nào bị kiểm soát và chỉ đạo của chủ nghĩa cộng sản quốc tế”.[72, tr. 308]

Chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông tạm thời bị xao lãng dưới thời Tổng thống Kennedy và Johnson (do tình hình chiến sự tại khu vực Đông Nam Á), song được nối lại vào năm 1969 khi học thuyết Nixon ra đời. Khác hẳn với các đời tổng thống trước, trong chính sách của mình đối với khu vực Trung Đông, Nixơn thực hiện chính sách đối ngoại bằng cách tận dụng ngay các liên minh trong khu vực thay vì trực tiếp tham gia vào cuộc chiến nhằm bảo đảm những lợi ích của Mỹ. Đặc biệt, học thuyết nhấn mạnh đến chiến lược xây dựng và tăng cường hợp tác quân sự với các liên minh, những

nước có lợi ích gắn kết với lợi ích và mục tiêu của Mỹ. Washington cam kết viện trợ bất cứ lúc nào mà các nước này cảm thấy có nguy cơ bị xâm lược.

Sau cuộc cách mạng Hồi giáo và sự can thiệp của Liên Xô vào Afganistan, Tổng thống Jimmy Carter đã thông qua kế hoạch hành động mới nhằm bảo đảm những lợi ích sống còn của Mỹ tại khu vực này. Theo đó, bất kỳ nỗ lực nào hay bất kỳ lực lượng nước ngoài nào nhằm mục đích kiểm soát khu vực Trung Đông (trong đó điểm nhấn là vùng Vịnh) đều được coi là hành động tấn công vào lợi ích sống còn của nước Mỹ và Mỹ sẽ đáp trả bằng mọi cách cần thiết, trong đó có cả biện pháp quân sự. Học thuyết đó của Carter đánh dấu sự thay đổi trong chính sách an ninh của Mỹ, cũng như thể hiện chính sách ưu tiên hàng đầu của Mỹ đối với khu vực Trung Đông. Điều này đã được các đời tổng thống kế nhiệm tiếp tục và không muốn thay đổi.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ được coi là cường quốc duy nhất không có đối thủ tại Trung Đông (ít ra là trong tương lai gần). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, đặc biệt là khi Liên Xô tan rã, mục tiêu chủ yếu trong chính sách an ninh đối ngoại của Mỹ là nhằm ngăn chặn và dập tắt những nguy hại từ phía những nước mà theo Mỹ là cứng đầu, trong đó trực tiếp ở khu vực vùng Vịnh là hai nước Iran và Iraq. Vì lý do đó, Anthony Lake - nguyên cố vấn an ninh của Tổng thống Clinton đã đề xướng học thuyết “ngăn chặn hai mặt” áp dụng đối với hai quốc gia này và một số quốc gia “cứng đầu” khác trên thế giới như Cuba, Libya, CHDCND Triều Tiên. Riêng trường hợp của Iraq, mặc dù không trực tiếp song mục tiêu của Mỹ là muốn lật đổ Saddam Hussein và thay thế vào đó bằng một chế độ thân Mỹ, tuy nhiên Mỹ lại phải tuân thủ những nghị quyết của HĐBA LHQ. Do vậy Washington phải thực hiện chính sách rút lui chiến lược. Ngược lại, đối với Iran Mỹ ra sức phản đối chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Trong những ngày đầu nhiệm kỳ 2 của chính quyền Bill Clinton, chiến lược “ngăn chặn hai mặt” của Mỹ đã tỏ ra thiếu hiệu quả và có khả năng đi vào ngõ cụt. Do đó, chính sách của Mỹ đối với khu vực này đã có sự thay đổi: chuyển từ đối đầu sang đối thoại trên cơ sở hoà giải. Biểu hiện rõ nhất của sự thay đổi này là chính quyền Bill clinton đã đổi thuật ngữ “những nước cứng đầu” thành “những nước cần quan tâm”. Đối với trường hợp của Iran, mặc dù chính quyền Bill Clinton đã có những biện pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước như nới lỏng lệnh cấm vận kinh tế, miễn thuế cho các mặt hàng thực phẩm, thuốc men và các thiết bị y tế…, và phía Iran cũng muốn nối lại quan hệ với thế giới phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng (biểu hiện là sự viếng thăm một loạt quốc gia châu Âu của Tổng thống Khatami), song thái độ thận trọng của Iran cùng với những gì xẩy ra trong khứ giữa hai nước đã tạo ra một bức tường thiếu tin tưởng ngăn cách giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa hoa kỳ với irắc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)