QUAN NIỆM VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG YÊU NƢỚC PHAN BỘI CHÂU
3.2. Vai trò của tƣ tƣởng yêu nƣớc Phan Bội Châu đối với giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho giới trẻ ở nƣớc ta hiện nay
yêu nƣớc cho giới trẻ ở nƣớc ta hiện nay
Tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong giai đoạn đất nước đang rơi vào tay của những kẻ xâm lược, trái ngược hoàn toàn so với một Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc hiện nay. Nhiều giá trị, bài học quý báu mà tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu đem lại như tinh thần sẵn sàng cống hiến, hy sinh bản thân cho đất nước, hay sự kiên trì trong việc tiến hành cải cách để đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân Việt Nam… vẫn rất cần thiết trong giáo dục, phát huy tư tưởng yêu nước Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh, trong giáo dục mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của giới trẻ. Đồng thời, nó góp phần bảo vệ an ninh - xã hội của Tổ quốc trước những thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay; bồi dưỡng tinh thần yêu nước chân chính cho giới trẻ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế để giới trẻ không bị “mất gốc”, lãng quên lịch sử truyền thống dân tộc, bị “lai căng”, bị “Tây hóa”...
3.2.1. Tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu đối với giới trẻ trong xây dựng,
củng cố ý thức an ninh - chính trị
Hiện nay, đất nước và giới trẻ đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn tiếp tục thực hiện những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải (biển đảo) của nước ta, chống phá sự
nghiệp phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh, lôi kéo giới trẻ đứng về phía chúng. Đứng trước tình hình biển đảo Việt Nam, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - thuộc lãnh thổ Việt Nam, trong đó, Hồng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và họ đặt ra cái gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn” (9 khúc) để đòi chiếm “độc quyền” biển Đơng của Việt Nam. Đó là điều mà giới trẻ và toàn thể nhân dân Việt Nam khơng thể chấp nhận.
Bên cạnh đó, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang hướng đến, tác động mạnh mẽ đến giới trẻ là sự hình thành các khối liên minh quốc gia, thơng qua sự hợp tác kinh tế, văn hóa, an ninh, chính trị. Đây là mặt thuận lợi, có thể là cơ hội để Việt Nam, nhất là giới trẻ tiếp thu nền văn minh và phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, quá trình này dẫn đến nguy cơ hình thành một “thế giới phẳng” mà trong tương lai, vai trò của ranh giới, chủ quyền quốc gia sẽ trở nên mờ nhạt nếu người Việt Nam và nếu giới trẻ khơng ý thức rõ vị trí, vai trị độc lập chủ quyền, lãnh thổ quốc gia - dân tộc Việt Nam thì nguy cơ mất nước ở kề bên.
Thông qua việc tăng cường truyền bá, đổi mới nội dung, hình thức giáo dục tư tưởng yêu nước dân tộc, tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu, giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên sẽ có ý thức sâu sắc hơn về giá trị, ý nghĩa của nền hịa bình, độc lập, tự do mà họ đang được hưởng cũng như quý trọng mồ hôi, xương máu mà cha ơng, tổ tiên đã bỏ ra để giữ gìn, bảo vệ đất nước này. Qua đó, giới trẻ sẽ tự giác hơn, có trách nhiệm hơn với tương lai, tiền đồ của đất nước, tiếp tục bảo vệ, gìn giữ những giá trị truyền thống, những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức dân tộc đã tích lũy qua hàng ngàn năm lịch sử. Đồng thời, tạo điều kiện để giới trẻ kế thừa, học tập, vận dụng và phát huy những giá trị của tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu trong điều kiện lịch sử mới, góp phần làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.