Đời sống xã hội và văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 30 - 33)

Chương 2 : TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH

2.1. Giai đoạn trước năm 1900

2.1.1. Đời sống xã hội và văn học

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, về mặt lịch sử được đánh dấu bằng sự kiện Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược. Sau hàng loạt những hàng ước mà triều đình Huế đã kí với Pháp: Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp; Điều ước và thương ước năm 1874 nhường toàn bộ Nam Kỳ cho thực dân Pháp thì đến Hàng ước năm 1883 và 1884 triều đình Huế đã chính thức công nhận nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng, thỏa hiệp với thực dân quay lại bóc lột và đàn áp nhân dân Việt Nam, song quần chúng nhân dân vẫn không chịu khuất phục, vẫn kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp và chống bọn phong kiến đầu hàng. Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, rầm rộ khắp từ Nam chí Bắc, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhưng trước sức mạnh đàn áp của thực dân Pháp có sự hỗ trợ của triều đình phong kiến thì các phong trào yêu nước đều lần lượt thất bại. Đặc biệt sự tan giã của phong trào Cần Vương (1895) đã đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn Pháp dùng vũ lực để chiến đoạt và mở ra giai đoạn Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1897.

Trình, Chu vẫn được coi là thiên kinh địa nghĩa. Việc thi cử vẫn có hai khoa chính là thi Hương và thi Hội, chương trình thi vẫn có thơ, phú, kinh nghĩa, văn sách, tứ lục. Tuy nhiên, theo quy luật tất yếu của kẻ đi xâm lược nếu muốn đồng hóa một dân tộc theo mình thì tất yếu phải thay đổi đời sống văn hóa của dân tộc đó, vì thế thực dân Pháp đã áp dụng hàng loạt chính sách đồng hóa văn hóa trong đó có việc mưu toan thay thế triệt để chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh. Nhưng mọi cố gắng của chúng đã không được nhân dân ta chấp nhận. Cuối cùng để mua chuộc sĩ phu và nhân dân chúng phải tổ chức lại việc học chữ Hán, duy trì các trường Hán học và tổ chức thi theo định kì… Dù mưu đồ của thực dân Pháp không thực hiện được nhưng ít nhiều sự can thiệp của chúng đã khiến cho chốn trường thi trở nên nhốn nháo, lộn xộn.Trần Tế Xương đã thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của mình đối với chế độ thi cử đương thời:

Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợm trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - 1897)

Cuối thế kỉ XIX, một số người trong nước có dịp đi ra nước ngoài, theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược (tập thứ nhất) thì năm Bính Dần (1866) là năm Tự Đức thứ 19, có mấy người ở Nghệ An là: Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều đi du học phương Tây… Họ là những người hiểu thời thế, tiếp xúc trực tiếp với văn hóa phương Tây. Sau Nguyễn Trường Tộ đã làm

một bản điều trần đề xuất hàng loạt những cải cách đòi canh tân đất nước nhưng không được sự đồng thuận của triều đình. Năm Mậu Thìn (1868) là năm Tự Đức thứ 21 có người ở Ninh Bình là Đinh Văn Điền dâng tờ điều trần đề xuất việc nên đặt doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho người các nước phương Tây vào buôn bán, luyện tập sĩ tốt, đề phòng khi chiến thủ, bớt sưu dịch dân sự… đại để là đều ích nước lợi nhà nhưng đình thần đều cho là không hợp thời rồi bỏ không dùng. Như vậy, nhìn chung về các mặt kinh tế, chính trị trong nước vẫn không thay đổi, nước không thể mạnh và dân không thể giàu.

Những diễn biến lịch sử trên đây có ảnh hưởng rõ rệt, trực tiếp tới sự phát triển của văn học những năm cuối thế kỉ XIX. Sự kiện Pháp xâm lược đã làm xuất hiện trong văn học một trào lưu văn học yêu nước. Văn học giai đoạn này thu hút được một lực lượng sáng tác đông đảo là các nho sĩ cầm bút chiến đấu, tiêu biểu như: Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890), Nguyễn Xuân Ôn (1825 – 1889), Nguyễn Quang Bích (1832 – 1889) Nguyễn Thông (1827 – 1894), Hoàng Văn Hòe (1848 - ?), Miên Thẩm (1819 – 1870), Phạm Văn Nghị (1805 – 1884), Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), Trần Tế Xương (1870 – 1907)… Ngôn ngữ chính được sử dụng vẫn là chữ Hán. Bên cạnh đó còn có nhiều tác giả sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm như Nguyễn Khuyến; có tác giả dường như sáng tác hoàn toàn bằng chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Tú Xương. Bộ phận này làm cho văn học Nôm có phần phong phú và sắc sảo hơn văn học chữ Hán. Chữ quốc ngữ được phổ biến thêm một bước nhưng mới chỉ xuất hiện một số truyện Nôm được phiên ra quốc ngữ, biên soạn truyện cổ tích bằng chữ quốc ngữ chứ chưa có một nền văn học sáng tác bằng chữ quốc ngữ.

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đời sống xã hội có nhiều biến động như vậy đã đặt các nhà nho trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn. Nguyễn Đình

Chiểu dù bị mù lòa nhưng ông vẫn theo dõi rất sát phong trào đấu tranh chống giặc của quần chúng nhân dân và dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu ngay từ những ngày đầu. Nhiều người đã từng làm quan, sau bỏ quan, bỏ cuộc sống yên ấm với gia đình lên rừng núi lăn lộn với nghĩa quân, xây dựng căn cứ địa chống giặc như: Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích… Một số khác, ít dũng khí hơn, không trực tiếp đương đầu với giặc, nhưng cũng quyết không sống chung với kẻ thù, hễ Pháp chiếm nơi nào là họ dọn đi nơi khác để ở: Nguyễn Thông – sống như một ẩn sĩ, thong dong, cô quạnh cho đến cuối đời. Một số khác, vẫn làm quan cho triều đình phong kiến và giữ thái độ dung hòa.

Như vậy, mặc dù đời sống xã hội có nhiều biến động nhưng dù muốn hay không các trí thức nho học vẫn phải tạo dựng cho mình một chỗ đứng bằng nghiệp khoa cử. Các nhà thơ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình vẫn phải sáng tác những vần thơ, dù với nội dung yêu nước căm thù giặc hay để tả cảnh, tỏ lòng bằng lối văn chương bát cổ vốn ăn sâu vào máu thịt của các nho sinh thuở trước. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn là xã hội cổ truyền phương Đông theo đúng mô hình nhà nước phong kiến Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)