Những trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh trước năm 1900

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 33 - 50)

Chương 2 : TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH

2.1. Giai đoạn trước năm 1900

2.1.2. Những trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh trước năm 1900

Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, cũng đã một đôi lần đi thi, song có lẽ do số phận và chế độ khoa cử không còn đảm bảo được tính chính thống, nguyên vẹn nên chí của sĩ tử họ Phan không đặt hoàn toàn vào việc phải ra làm quan. Sự hỏng thi khoa Canh Tý (1900), ông “có bất mãn, song sự bất mãn ấy cũng chỉ thoáng qua”[6, tr.11].

Không thi đỗ, không làm quan, cả cuộc đời Phan Mạnh Danh cũng “không hề tham dự một chút nào vào cuộc đời chính trị trong nước”[7, tr.177]. Thơ văn của ông từ tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối cùng thuần túy là “thơ của

một người yêu thơ và làm thơ theo đúng nghĩa của nó”.

Tập văn Nôm lục bát và song thất lục bát Mấy bức tiên hoa được viết năm Phan Mạnh Danh 20 tuổi (1885) là tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ngay từ tập văn này, ông đã được đánh giá là “bậc cao Nôm” [6, tr.8]. Tập văn ghi lại những tình cảm sâu nặng, thắm thiết của tác giả với một nữ sỹ- người có ảnh hưởng đến nhiều sáng tác của ông sau này. Dù đã cố công tìm tòi nhưng chúng tôi cũng chỉ góp nhặt được một vài câu thơ trong tập văn Nôm do cháu nội của bà Phan Thị Hiên (em gái của Phan Mạnh Danh) là bà Trần Thị Băng Thanh cung cấp. Có thể trích dẫn dẫn chứng như sau:

Nhớ khi thất tịch vắng người Khi trùng dương hết mọi lời nông sâu

Khi hiên trước khi vườn sau

Hoa chào buổi sớm giăng thâu đêm rằm Phải duyên kì ngộ ai bằng

Dù hợp tan vẫn khăng khăng một lời

Ta sầu mà ai chẳng tin Thử xem ngấn áo lệ in ít nhiều.

Ngay khi Đoạn trường tân thanh (tên thường gọi là Truyện Kiều) ra đời đã nhanh chóng có được sự đón nhận nồng nhiệt của giới văn nhân Bắc Hà. Không chỉ đọc Kiều mà các danh sĩ còn đón đọc Kiều, bày tỏ sự say mê yêu thích

Truyện Kiều theo nhiều cách khác: bình Kiều, ngâm Kiều, lảy Kiều, đề Kiều hay

lấy Truyện Kiều để đề tựa cho một cuốn sách khác… Một số khác lại tìm đến thú

chơi tập Kiều để làm mới Kiều theo cách riêng của mình. Phan Mạnh Danh có thể coi là một nhà tập Kiều công phu nhất. Với ông, Truyện Kiều như có một mối

năm 1896, Phan Mạnh Danh đã “nghĩ ra lối Kiều tập thơ cổ, theo điệu thơ thổng của đào nương”. Chỉ sau hơn bốn năm, ông “đã làm ra được một tập hơn 60 bài liên cú và hơn 300 bài cách cú”, đặt nhan đề là Bút hoa thi thảo (Bản thảo tập thơ Bút hoa). Chưa dừng lại ở đó, ông còn đeo đuổi thú chơi này đến hơn bốn mươi năm sau. Cuối năm 1941, mặc dù cơ thể đã bắt đầu suy nhược nhưng ông vẫn cố gắng bổ sung vào tập thơ phần thơ cổ tập Truyện Kiềuthơ cổ tập

truyện Nôm. Đến lúc này cuốn sách về cơ bản đã được hoàn thiện. Đầu năm

1942, Bút hoa thi thảo được in tại nhà sách Nguyễn Trung Khác ở Nam Định. Ngoài phần nội dung chính (bài Tự thuật, các bài Kiều tập thơ cổ, Thơ cổ tập Kiều, Thơ cổ tập truyện Nôm) cuốn sách chỉ in thêm bài tựa của Phạm Quỳnh, hai bức vẽ của tác giả (Tranh mẫu đơn, Học họa hồ). Năm 1953, cuốn sách được tái bản lần hai tại Trí Đức thư xã Hà Nội với nhan đề Bút hoa thơ tập cổ, do con trai cả là Phan Thế Roanh trình bày và giữ bản quyền. Lần in này cuốn sách còn có thêm bức ảnh chân dung tác giả những năm cuối đời, lời giới thiệu của Tử tấn Đào Sỹ Nhã về Tiểu sử tác giả Phan Mạnh Danh, lời ban khen của Hoàng Đế, các bài đề từ Nôm, đề từ Hán, bài phê bình Nôm của Học giả, trí thức, danh nhân đương thời trong cả nước bày tỏ thị hiếu của mình sau khi được mục sở thị cuốn sách.

Trước khi tìm hiểu cách tập Kiều của thi sĩ họ Phan, ta cũng nên nói đôi điều về thú chơi tập Kiều của người xưa.

Phạm Đan Quế là một độc giả, một nhà sưu tầm, một nhà nghiên cứu say

Truyện Kiều, ông đã xuất bản trên 10 đầu sách nói về Truyện Kiều và xung

quanh Truyện Kiều. Trong cuốn Thú chơi Tập Kiều tác giả nêu cách thức của lối chơi này như sau: Tập Kiều là “lựa chọn một số câu Kiều - ở những chỗ khác nhau trong 3.254 câu của Truyện Kiều – nối vần lại được với nhau, tình ý nhất quán để tạo thành một bài thơ mới có ý nghĩa, theo một chủ đề nhất

định”[36,tr.9]. Bài tập Kiều cũng có thể dài hay ngắn tùy theo yêu cầu cụ thể, nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế cũng chia ra ba mức như sau:

-Từng câu Kiều dùng trong toàn bài được giữ nguyên như trong văn bản

Truyện Kiều. Ở mức này người tập Kiều chỉ có thể làm được thơ lục bát – thể

thơ nguyên gốc của Truyện Kiều.

-Trong một số câu ta có thể cắt bớt một số chữ, đảo lại một câu hay đổi một cụm từ nhưng để thay vào đó cũng phải là một cụm từ của một câu Kiều khác. Ở mức này, bài tập Kiều chỉ gồm các chữ trong Truyện Kiều.

-Thay đổi một số chữ trong các câu Kiều để thay vào bằng các chữ không có trong Truyện Kiều. Ở mức này xuất hiện các từ mới, ý mới không có trong

Truyện Kiều.

Nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn sách Tập Kiều vịnh Kiều

lại phân chia cách thức tập Kiều theo thể khác nhau, cả thảy có 7 thể:

-Tập Kiều theo nguyên thể lục bát: giữ nguyên các câu trong Truyện Kiều; hoặc biến chế nhưng vẫn giữ nguyên thể lục bát (bằng cách cắt hai chữ cuối của câu bát để trở thành câu lục mới, còn câu bát lại lấy câu lục cộng thêm hai chữ cuối ở câu bát liền sau).

-Thơ đường luật

-Thơ 7 chữ, mỗi đoạn bốn câu (Mỗi câu hoặc cắt ở hai câu Kiều liền nhau hoặc bắt một chữ ở câu tám vắt xuống câu sáu.

-Thơ bốn chữ, từng đoạn bốn câu (mỗi câu chỉ giữ lại bốn chữ) -Hát nói

-Văn tế

-Tập Kiều dịch thơ cổ (Trường hợp Phan Mạnh Danh)

Điểm qua những cách tập Kiều như trên để khẳng định giá trị của tác phẩm được coi là “tập đại thành của văn học Việt Nam” [26, tr.334], nó khiến cho bao

văn nhân của biết bao đời yêu thích, say mê, lại lấy đó để bày tỏ cái thú chơi tao nhã cũng lắm công phu của mình. Kể làm một bài tập Kiều theo một yêu cầu nào đó không phải dễ. Trước hết, người tập phải thuộc lòng Kiều, tùy theo đề tài mà dốc công tìm kiếm, lựa chọn những câu, những từ có ý thích hợp, sau nữa, sắp xếp thành một bài thơ hoàn chỉnh, có mở đầu, có kết thúc, ý tình tương hợp.Trong lịch sử văn học, những bài tập Kiều sớm nhất được biết đến là của Lý Văn Phức (1785 – 1849). Năm 1847, tức là sau khi Truyện Kiều ra đời khoảng 38 năm1, Lý Văn Phức vâng mệnh vua Tự Đức làm liền hai mươi bài tập Kiều, mỗi bài gồm tám câu lục bát dựa theo nội dung của hai mươi hồi trong cuốn Kim

Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Sau Lý Văn Phức còn có nhiều bậc

cao văn khác cũng tập Kiều như:Cụ cử Lại Trì Hà Mai Khôi, Thẩm Quỳnh, Nguyễn Khuyến, Lâm Quế Phong, Hương sơn cư sĩ Nguyễn Hữu Khanh, Phan Bội Châu, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Quảng Tuân… cũng tập Kiều. So với các bài tập Kiều trên thì các bài tập Kiều của Phan Mạnh Danh cũng khá công phu và có giá trị.

Trong cuốn Bút hoa thơ tập cổ Phan Mạnh Danh đã dành tới chín phần mười cuốn sách để tập Kiều. Cách tập Kiều của Phan Mạnh Danh cũng theo một lối riêng, rất lạ lẫm, trước sau không thấy ai có. Phan Mạnh Danh đã tự tạo nên trăm nghìn cái khó cho mình khi dùng Kiều tập thơ cổ rồi lại dùng thơ cổ tập

Kiều.Trong khi Kiều tập thơ cổ, không tùy tiện cắt xén, thêm bớt từ ngữ như lối

tập Kiều thông thường mà tác giả lại nương theo lối thơ thổng ả đàolối thơ

thổng mới. Chưa biết tỏ tường cách chơi nhưng đã thấy để tập được một bài Kiều

theo cách của Phan Mạnh Danh người tập ngoài việc thuộc Kiều còn phải thuộc cơ man nào là thơ cổ (thơ Tàu và thơ ta), lại phải am tường nghệ thuật hát ả đào – thứ nghệ thuật cũng lắm công phu, lắm lối lắm điệu.

Theo lối thơ thổng ả đào, tác giả giải thích cách làm như sau: “Theo lối thơ này thì lấy trong các sách Tàu ra mỗi chỗ một câu thơ, rồi ghép lại thành một bài thơ tứ tuyệt đủ niêm luật, bài thơ chữ ấy đọc vần xuống bốn câu Kiều liền, mà bốn câu liền lại hình như dịch nghĩa những câu thơ chữ ấy ra. Dùng đủ ba mươi vần bằng từ vần nhất đông đến vần thập ngũ hàm. Câu nào trích ở sách nào đều có chua ở bên cạnh” [6, tr.49]. Theo cách này Phan Mạnh Danh đã tập được 46 bài thơ Hán (tương ứng với 184 câu thơ Hán) và chọn ra được 45 khổ thơ 4 câu Kiều liền (tương ứng với 180 câu lục bát) để “dịch” các bài Hán thi tập trên. Có thể trích dẫn một số bài tiêu biểu:

Ngọc tác phu cơ, băng tác thần Tân liểu trai

Hối tương tịnh chất điếm phong trần. Bách mỹ

Đa nhân lợi hại tao phùng kiếp Thuyết đường

Nhược vị hồng nhan tích thử thân. Bách mỹ

Ngọc làm nên da thịt, băng làm nên tinh thần,

Hối vì đã đem bản chất trong sạch khiến cho lấm vì gió bụi. Phần nhiều vì chuyện lợi hại mà gặp phải kiếp nạn,

Giá như có vì vẻ hồng nhan mà tiếc tấm thân này.

(PGS.TS Trần Thị Băng Thanh dịch nghĩa)

Đọc xuống đoạn Kiều lẩy như sau:

Tiếc thay trong giá, trắng ngần,

Đến phong trần cũng phong trần như ai! Tẻ vui cũng một kiếp người,

Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru?

Cũng có những đoạn Kiều “dịch” sát đến nỗi không cần dịch nghĩa bài thơ chữ ra văn xuôi nữa. Ví như đoạn:

Trùng môn tâm tỏa vị tằng khai, Thi lâm

Hoa lạc vô nhân hồng mãn giai. Trại đào nguyên

Tối thị hồn tiêu độc lập xứ, Thăng bình truyện

Ân cần tầm phỏng xuất mao trai. Thi lâm

Mấy lần cửa đóng then cài,

Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu? Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh, chợt thấy mé sau có nhà.

Hiệp vần giữa một bài Hán và một bài tập Kiều đã khó, thế mà có những lúc, liên tiếp “hai khổ Kiều lẩy bắt vần với nhau nhưng không liền một đoạn Kiều”. [49, tr.37]

Thùy gia tiêu tức đậu đông phong Tình sử

Khứ khứ ly ly tổng tụy dung Ỷ lâu mộng

Liệu đắc kim sinh vô ngã phận Tái sinh duyên

Lai sinh hoặc giả ký trùng phùng Tái sinh duyên

Vì ai ngăn đón gió đông?

Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi! Trùng phùng dù họa có khi,

Thân này thôi có còn gì mà mong!

Nguyệt hạ hoài nhân cảm khái trung Liểu trai

Sương kiều vọng đoạn tín nan thông Trại đào nguyên

Thiên thai, hảu dác tri hà xứ Đường thi

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày mong mai chờ.

Bên giời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

Cùng một khổ Kiều tập nhưng tác giả lại ghép được hai bài Hán thi khác nhau mà vẫn đảm bảo được niêm luật, vần và tình ý.

Hai bài Hán thi như sau:

Dục tương tâm sự vấn Hằng Nga, Nhi nữ tình

Tranh nại vân dao lộ viễn hà. Đường thi

Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự, Đường thi

Thử sinh diệc tự yếm phồn hoa. Đàm doanh

Hạo phách sơ nhân hận Tố Nga Bách mỹ

Dẫn nhân nhập thắng lộ thiên xa. Bách mỹ

Cộng ta nhân sự vô thường định, Đường thi

Sinh phạ phồn hoa tích dị ma. Thi lâm

Khổ Kiều tập như sau:

Một mình lặng ngắm bóng nga,

Rộn đường gần với nỗi xa bời bời. Người mà đến thế thời thôi Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi.

Mặc dù, tác giả chú thích là “bốn câu Kiều liền này lại hình như dịch chữ bốn câu thơ chữ ấy ra” nhưng chúng tôi thấy thực tế là tác giả phải xuất phát từ

một khổ bốn câu Kiều liền sau đó mới tìm 4 câu Hán thi cùng vần, cùng ý để “phiên” Hán khổ thơ Kiều. Như vậy, không phải là Kiều “hình như dịch” thơ cổ mà chính là Thơ cổ “hình như dịch” Kiều vậy! Ngẫm, đó là sự ngược đời bởi những bài Hán thi kia ra đời trước và cách Truyện Kiều hàng trăm năm. Song, sở dĩ tác giả có thể làm được sự ngược đời ấy là do bản thân Truyện Kiều đã có đủ bi, hoan, ân, oán, tình cha con, tình vợ chồng, từ cảnh lầu xanh đến cảnh chùa chiền, bốn mùa xuân hạ thu đông đắp đổi tuần hoàn… nên mới có thể lựa chọn những câu thơ của các thi gia xưa mỗi khi tức cảnh sinh tình hay bầy tỏ nỗi lòng, tâm sự của mình để ghép vào thành bài tứ tuyệt đúng niêm luật, vần, đối để “dịch” Kiều.

Theo lối thơ thổng mới, tác giả làm được 126 bài tập Kiều, với 252 cặp câu lục bát và 504 câu Hán thi tuyển. Tác giả giải thích cách làm như sau: “Theo lối này thì lấy trong các sách Tầu ra mỗi chỗ một câu thơ, rồi đem hai câu ghép lại với nhau, đọc vần xuống hai câu Kiều liền; kế đến hai câu thơ chữ lẩy nữa, lại đọc vần với hai câu Kiều liền nối theo. Câu thơ nào trích trong sách nào đều có chua ở bên cạnh. Các bài Kiều xếp đặt trước sau theo thứ tự trong Truyện Kiều” [6, tr.73] .

Cách làm này có phần đơn giản hơn lối thơ thổng ả đào, bởi bốn câu thơ chữ không cần ghép thành một bài tuyệt cú, chỉ cẩn câu thơ chữ thứ hai bắt vần với cặp Kiều lẩy. Lại kế đến hai câu thơ chữ tiếp phải bắt vần với cặp Kiều lẩy tiếp theo. Hai cặp Kiều lẩy này phải cùng trong một khổ Kiều liền 4 câu.

Nhân sự bách niên kham thế lệ Thi lâm

Toán lai tăng mạnh vị tài đa Nhi nữ tình

Chuyện cõi người trăm năm đáng rơi lệ, Nghĩ lại, mệnh bị ghét vì nhiều tài.

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài, chữ mạnh, khéo ghét nhau.

Kỷ kinh thương hải tang điền biến Thi lâm

Thức mục linh nhân bất tận sầu Đường thi

Đã trải qua bao cuộc biển biến thành nương dâu, Dụi mắt, khiến người ta sầu vô hạn.

(PGS.TS Trần Thị Băng Thanh dịch nghĩa)

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Ngoài ra, qua khảo sát chúng tôi thấy có những khi hai đoạn thổng liền nhau là tám câu Kiều liền nhau. Trường hợp này có 12 đoạn Kiều như vậy. Xin trích một ví dụ:

Viên lí đào yêu hồng chước chước, Thi lâm

Đẳng nhàn lộ xuất thước sào cao. Tống thi

Vẻ chi một đóa yêu đào,

Vườn hồng, chi dám ngăn rào chim xanh.

Ký đắc kimh thoa dữ quần bố Tỳ bà ký

Khẳng tương chu phấn ô kiên trinh. Thi lâm

Đã cho vào bực bố kinh,

Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu.

Hạ chí tang gian hoa lý khách, Bách mỹ

Ưng tri thân thế cánh hà cầu. Thi lâm

Ra tuồng trên Bộc, trong dâu,

Nghĩ trục hành vân vô định chỉ, Thập tài tử

Bách niên thế sự bất thăng bi. Đường thi Phải điều ăn sổi ở thì,

Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày.

Sáng tạo ra một lối chơi Kiều công phu, độc đáo như trên là một sự đáng nể phục. Song, để tạo ra được “hơn 60 bài liên cú và hơn 300 bài cách cú” mà bài nào cũng hay như nhau, cũng tài tình như nhau là một việc khó. Trong cuốn

Bút hoa thi thảo, mặc dù tác giả đã làm công việc tuyển chọn ra những bài hay

nhất, chỉ giữ lại 46 bài liên cú và 126 bài cách cú, nhưng đôi lúc, nếu tinh ý người đọc vẫn nhận ra những bài chưa thật hay về ý và hợp về vần. Xét đến cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)