PHAN MẠNH DANH – NHÀ NHO TÀI TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 95 - 125)

PHAN MẠNH DANH – NHÀ NHO TÀI TỬ

TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM 3.1. Nhìn chung về đặc điểm của lớp nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam

3.1.1. Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học thế kỉ XVIII - XIX

Bước sang thế kỉ XVIII, về cơ bản loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật đã hoàn thiện đến “trình độ cổ điển” (chữ dùng của PGS.TS Trần Ngọc Vương), và với những thay đổi của điều kiện xã hội1 tất yếu làm nảy sinh một loại hình nhà nho mới – nhà nho tài tử. Xét về đặc điểm, nhà nho tài tử vẫn có những đặc điểm chung giống với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, song cũng có những đặc điểm riêng, đặc trưng khu biệt với hai loại nhà nho hành đạo và ẩn dật.

Nhà nho tài tử trước hết vẫn là nhà nho kể từ nguồn gốc xuất thân, học vấn, nhân sinh quan, thế giới quan. Sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống khoa bảng là một lợi thế với nhiều nhà nho tài tử như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ... Lớn lên lại được học tập, đào tạo bài bản trong chốn nho môn “cửa Khổng sân Trình” đã tạo dựng cho họ một nền tảng tư tưởng vững chắc theo học thuyết của Nho gia. Rất nhiều người trong số họ (nếu không muốn nói là tất cả) đều là “những học trò xuất sắc – nếu không toàn diện thì cũng là trên một số phương diện chính” [56, tr.83] của Khổng môn. Sự khác biệt của người tài tử so với người ẩn dật và người hành đạo thường là khi đã trưởng thành, trực tiếp nếm trải một môi trường sống mới buộc họ phải dần dần tự phát và biến đổi những cảm quan nhận thức đời sống. Những phẩm chất thiên phú thuộc tính trội được người tài tử nhận thức, nắm bắt và sử dụng như là một vũ

khí để chơi ngông với đời.

Người tài tử thường rất trọng bậc anh hùng, đấng trượng phu – đó là những nhân vật xuất chúng, vượt lên trên quần chúng cả về trí tuệ, tài năng, những hoài bão, ước vọng to lớn. Nho giáo là học thuyết nhập thế, cứu thế dựa trên cơ sở đức trị, dùng đạo đức để giáo hóa dân chúng không lấy “đấng trượng phu” làm hình mẫu lí tưởng để các nho sinh học theo. Do đó, trong đời sống tinh thần người tài tử có xu hướng tiến dần từ Nho sang Lão Trang – “bậc chí nhân” là hình mẫu lí tưởng của học thuyết Lão Trang có nhiều đặc điểm rất gần với “đấng trượng phu”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng: giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, “tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trượng phu[…]. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tự xưng là tài tử.” [32, tr.45]

Người tài tử rất coi trọng “tài” và “tình”. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể là tài kinh luân, tài cầm quân đánh giặc, tài học vấn nhưng vẫn phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc phun châu”, tài cầm kì thi họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, và phải gắn bó với với “tình” nữa mới là người tài tử [17, tr.170]. Người tài tử có tài và biết mình có tài, có ý thức về tài nên rất hay khoe tài, họ đòi hỏi phải có sự đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ. Người tài tử có tài, muốn có sự nghiệp xứng đáng với cái tài của họ; người tài tử cũng “đa tình” và muốn có mĩ nhân để xứng đáng với cái tình của họ. Người tài tử không quan niệm “đa tình” là say mê sắc đẹp, mà là dễ xúc động và có nhiều tình cảm, họ lại dễ bị lôi cuốn vì sắc đẹp và có nhiều xúc động với thân phận những người tài sắc. Cả “tài” và “tình” của người tài tử đều không được xã hội

phong kiến chấp nhận. Bởi lẽ: người tài tử thường cậy tài, muốn trổ tài, thường bất mãn với cái có sẵn, muốn xáo trộn, muốn hành động, phá phách trật tự, họ thường tự cao, tự phụ, ngông nghênh, vòi vĩnh, không chịu yên mệnh cho nên chế độ phong kiến sợ tài, nghi kị người có tài, tìm cách ức chế người có tài; người tài tử đa tình thì có nhiều tình cảm, dễ xúc động, dễ phá vỡ ứng xử theo phép tắc, vi phạm đến lễ nên chế độ phong kiến đặt ra nhiều tiêu chuẩn để kìm chế, kiểm soát “tình” [17].

Những đặc điểm trên là tiêu chí quan trọng để nhận diện nhà nho tài tử trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam. Dù điều kiện xã hội và văn học có nhiều thay đổi, “tài” và “tình” có mỗi cách thể hiện khác nhau nhưng về cơ bản nhà nho tài tử vẫn mang những đặc điểm chủ yếu trên.

3.1.2. Tản Đà – Nhà nho tài tử “kiểu mới”, mô hình nhà nho thích ứng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Trước khi đi vào vấn đề chúng tôi muốn chỉ rõ khái niệm nhà nho tài tử

“kiểu mới” được dùng ở trên. Về cơ bản, nội hàm khái niệm nhà nho tài tử

không thay đổi, nghĩa là vẫn theo quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước đã được khái quát thành đặc điểm được trình bày ở mục trên. Từ “kiểu mới” chỉ có tác dụng nhấn mạnh sự thay đổi trong cách thể hiện các đặc điểm của người tài tử để thích ứng với điều kiện xã hội mới. Tương tự, ở mục sau chúng tôi sẽ dùng khái niệm nhà nho tài tử “kiểu cũ” để chỉ sự duy trì các đặc điểm của nhà nho tài tử truyền thống trong điều kiện xã hội mới. Như vậy, khái niệm “kiểu cũ” hay “kiểu mới” chỉ có tác dụng khu biệt hai cách thể hiện các đặc điểm của nhà nho tài tử trong môi trường xã hội Âu hóa.

Tản Đà (1889 – 1939) sinh ra trong gia đình thế nho, cha mất sớm, mẹ làm nghề đào nương. Khi bé, Khắc Hiếu sống cùng và chịu ảnh hưởng to lớn từ người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tái Tích. Trong khoảng 18 năm (từ

lúc 5 tuổi về học với anh ở Nam Định cho đến khi thi hỏng năm 1912) Khắc Hiếu theo đòi Nho học. Chính nguồn gốc xuất thân đã nghiễm nhiên đào tạo Khắc Hiếu trước hết trở thành một nhà nho.

Không thi đỗ lại chứng kiến cảnh ý trung nhân lên xe hoa về nhà chồng Khắc Hiếu gần như điên loạn, cậu lấy việc đi lại ngược xuôi, thăm thú khắp nơi để xóa dịu đi vết đau trong lòng. Năm 1914, Nguyễn Tái Tích đứng ra làm chủ hôn, lấy vợ cho Khắc Hiếu để trị căn bệnh “chán đời”. Từ đây, Khắc Hiếu phải chịu trách nhiệm lo toan cho gia đình nhỏ của mình. Thời gian này Khắc Hiếu viết nhiều bài đăng báo để lấy nhuận bút, bút hiệu “thâu tóm cả núi cao sông rộng” - Tản Đà cũng được hình thành từ đây. Có thể nói, điểm khác biệt của nhà nho Tản Đà so với các nhà nho trước là ở chỗ: Tản Đà là người sớm nhất đưa

văn chương nhập thế, coi việc viết văn là một nghề để kiếm sống. Tác giả bộc

bạch trong lời đề từ Khối tình con I:

Chữ nghĩa Tây Tàu chót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh lụy Một mối tơ tằm mấy đoạn vương. Có kẹo có câu là sách vở

Chẳng lề, chẳng lối cũng văn chương. Còn non, còn nước, còn trăng gió Còn có văn chương bán phố phường.

Như vậy, về gốc tích và quá trình học tập có thể khẳng định Tản Đà là nhà nho. Lập thân bằng con đường khoa cử không thành, Tản Đà cũng không tham gia vào con đường chính trị như các nhà nho chí sĩ, duy tân đương thời; Tản Đà cũng có quãng thời gian “chán đời”, thậm chí có lúc “sự chán đời lên đến cực

sống và trong tác phẩm của ông có nhiều chứng cứ biểu hiện cho phẩm chất “thị tài” và “đa tình” của một nhà nho tài tử.

Trong hàng loạt thứ tài mà nhà nho tài tử cần có thì có khoa danh là thứ tài quan trọng nhất để “giương oai” với đời, cũng nhờ nó mà “tiếng nói” của họ có giá trị hơn trong xã hội. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng vinh danh hiển đạt ngay sau khoảng thời gian “thập niên đăng hỏa”. Ngày yết bảng khoa thi Nhâm Tý (1912), không thấy tên mình, đồng nghĩa với không có chuyện hôn nhân, Tản Đà cay cú, hậm hực mà rằng:

Đỗ cũng không mà cưới cũng không Còn đeo áo đoạn để ai trông

Kìa màu Thượng Hải xanh xanh lót Này giá Sơn Tây mấy mấy đồng. Đang buổi khan tiền chơi cách thế Có ai biết của giúp nhau cùng Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi Bán áo mà mua giấy viết ngông.

Từ đây cái “ngông” của Tản Đà được tuyên bố công khai, ông “Tự trào” vì tài năng của mình vượt ra ngoài khuôn khổ kì thi nên mới có sự thi không đỗ ấy, và bởi thi không đỗ nên “Không đỗ, ông càng tốt bộ ngông”. Vì “ngông” nên Tản Đà không ngần ngại viết bài văn đòi thần Tản Viên trả núi, viết bài Hịch

thúc giục các loài hoa nở

Bằng cảm quan nhạy cảm, Tản Đà nhận ra xã hội tư sản cũng mở ra vô số thứ tài năng ngoài khuôn khổ truyền thống:

Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng.

lưu vào thi tập văn tập, Tản Đà đã mạnh dạn dùng tài văn chương ấy để mưu sinh chống lại cái sự nghèo. Đây là nét “thị tài” theo xu hướng nhập cuộc với

thời thế mà vẫn dương dương tự đắc “Rủ nhau quang gánh với đời, mà cho thiên

hạ chê cười cũng hay”. Chỉ sau chưa đầy nửa năm nhập cuộc “đổi lông ra sắt”,

“đem văn chương bán phố phường” Tản Đà đã “bước thẳng một bước từ bóng

tối tuyệt đối ra đứng giữa vầng hào quang văn chương sáng rực” [57, tr.367]. Trong khung cảnh “Thi tàn, học cũng tàn theo” thì đó là cái tài cũng đáng nể trọng.

Ngay từ thuở còn là một nho sinh, Tản Đà đã tự đem thân mình vướng vào vòng tình ái để đến nỗi cái đích vinh danh cũng bị buộc ràng với “lễ vật cầu hôn”. Thoát được bể tình nơi trần thế, Tản Đà lại đem chữ “tình” “hành lạc” vào trong thơ. Những ý trung nhân, những bóng hồng nhan tri kỉ trong thơ ông không ai là người trần mắt thịt, họ là những tình nhân không quen biết, hay có quen, nhưng “từ kiếp trước”, thuở ông vẫn còn là một trong số “chư tiên”.

Trong đời sống và trong văn chương Tản Đà nhiều lần nhắc tới thú vui hưởng thụ: thơ rượu, ẩm thực và du lịch. Cho đến Tản Đà thú vui thơ rượu không phải là mới với các thi nhân. Đối với họ có rượu, có thơ là tri túc. Song có thể nói: “Tản Đà là nhà thơ viết bằng cảm hứng rượu – thơ với tần số lớn nhất trong thơ ca Việt Nam, cũng là người để lại nhiều những câu, những bài tiêu biểu bậc nhất về đề tài này” [57, tr.368]. Trong số 19 bài Hát nói của Tản Đà còn lại, có 9 bài liên quan đến rượu, trong đó có 5 bài lấy cảm hứng chủ đạo là rượu

(Hơn nhau một chén rượu mời, Chưa say, Say, Lại say, Gặp xuân). Trong trí nhớ

của nhiều người bạn của ông là hình ảnh một “thi sĩ có một gương mặt nở nang và thường đỏ hồng vì men rượu”. Tản Đà cũng tuyên ngôn: “Trời đất sinh ra

rượu với thơ / Không thơ không rượu sống như thừa”. Có lẽ vì thích rượu mà

nhà thơ và nhiều người thân của ông đều công nhận rằng: Tản Đà là một vị

“trích tiên” sành ăn và cũng rất sáng tạo trong việc đó.

Đối với người tài tử “tài” hay “tình” đều là của “thiên phú”, mà đã là của

“thiên phú” thì Trời cho ai người ấy được. Tản Đà luôn tự tin rằng mình là người được Trời chọn, do Trời sai để thực hiện “thiên lương” ở hạ giới, số phận là do Trời định:

Hai chữ “thiên lương” thằng Hiếu nhớ Dám xin không phụ Trời trông mong.

(Tiễn ông Công lên chầu Trời)

Như vậy, dù là một nhà nho, Tản Đà đã chọn một bước đi phá cách lấy văn chương làm giấy thông hành để bước vào đời, trước Tản Đà chưa có tiền lệ. Chính nét “thị tài” và biết mình có tài mới khiến ông mạnh dạn đem tài để đương đầu với sự sống “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” hay dùng văn chương như một thứ sản phẩm “bán phố phường”. Tuy nhiên, xét trong cả sự nghiệp sáng tác của mình chưa lúc nào ông không mong muốn dùng văn chương để “truyền

bá thiên lương”, “tỏa bóng mây hơi nước đến dân, xã”. Thích nghi với thời

cuộc, ông đã lựa chọn cho mình con đường đi vừa là văn sĩ, vừa là kí giả. Với tất cả những nét “thị tài” và “đa tình” nêu trên, Tản Đà xứng đáng là “đại diện lỗi

lạc cuối cùng của loại nhà nho tài tử trong xã hội tư sản hóa”. Môi trường xã

hội có những thay đổi to lớn khiến nhà nho tài tử Tản Đà không thể bộc lộ những cách ứng xử giống với những bậc tài tử tiền bối, điều này thể hiện một sự thích ứng cao độ giữa tính cách và hoàn cảnh. Trong văn chương, trên cơ sở cái cũ, Tản Đà cũng vạch cho mình những lối đi táo bạo, mới mẻ xứng đáng trở thành “nhịp cầu nối hai hệ hình văn học”, thành “con người của hai thế kỉ”.

3.2. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, những

cống hiến của ông trong việc phục hưng nền văn học văn hóa truyền thống

3.2.1. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

Quan sát tiến trình lịch sử của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X cho đến ba thập niên đầu thế kỉ XX, căn cứ vào chất nền của văn học, nhìn từ góc độ loại hình tác giả, PGS.TS Trần Ngọc Vương khẳng định sự tồn tại của hai hệ hình văn học: hệ hình văn học Hán - Nôm và hệ hình văn học mới được tạo thành từ chữ Quốc ngữ, phần nào đó từ Pháp ngữ. Hệ hình văn học thứ nhất vận hành từ lúc xác lập văn học viết cho đến tận cuối thế kỉ XIX và dần đi đến chung cục vào ba mươi năm đầu thế kỉ XX; hệ hình văn học thứ hai bắt đầu manh nha từ cuối thế kỉ XIX và trưởng thành trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỉ XX. Như vậy, ba mươi năm đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam chứng kiến sự chuyển đổi giữa hai hệ hình văn học, quá trình này tất yếu không tránh khỏi tính chất giao thoa, không mạch lạc giữa hai hệ hình văn học. Song, đứng ở góc độ loại hình tác giả ta vẫn có thể kết luận một cách tương đối vị trí của tác giả theo các tiêu chí loại hình (ở đây chỉ đề cập đến ba loại hình tác giả nhà nho trong văn học Việt Nam: nhà nho chính thống, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử).

Nhà nho chính thống (hành đạo), đến đầu thế kỉ XX, với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, nhà nho chí sĩ, trên thực tế là sự kế thừa của nhóm nhà nho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 95 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)