1.3 .Vấn đề Game online được thông tin trên báo chí Việt Nam
3.2. Một số giải pháp truyền thông về vấn đề game online trên báo điện tử
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Đối với tòa soạn báo
Các cơ quan báo chí cần tạo điều kiện cho phóng viên, biên tập viên phát hiện vấn đề, mạnh dạn thực hiện vấn đề bằng những bài viết cụ thể trình bày hạn chế cũng như lợi ích của Game online hiện hành.
Việc tổ chức phản biện cần phải khoa học, xây dựng trên nhiều luồng ý kiến, từ giới tri thức, chuyên gia, đến giới báo chí hay cơng chúng đều được tham gia bày tỏ ý kiến quan điểm, thái độ về tác động của game online tới xã hội như thế nào. Chỉ có như vậy thì tâm, tầm của nhà báo, nhà tri thức, nhà phát hành game online và người chơi mới được vận dụng triết để góp phần giúp nhà quản lý đưa ra quyết sách đúng đắn.
Cùng với đó, các cơ quan báo chí cần tổ chức tốt mối liên hệ với độc giả của mình và các đơn vị quản lý, phát hành game online. Có như vậy, luồng thơng tin mới được luân chuyển dễ dàng từ các cơ quan quản lý đến bạn đọc và ngược lại, đem lại hiệu quả tương tác cao, tăng tính phản biện, tác động nhanh. Biến những dự thảo, dự luật trên văn bản nhanh chóng được đưa vào thực tiễn, phát huy tác dụng thực tế, khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý game online hiện nay, tạo đà cho sự phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực trị chơi điện tử nói riêng.
Ngồi ra, cơ quan báo chí cần có chính sách hướng dẫn, đào tạo đội ngũ có chun mơn cao về lĩnh vực này để tránh những bài báo chỉ đơn thuần
là đưa tin một chiều, khơng mang tính xã hội cao và ít được cơng chúng đón nhật đúng.
Tăng cường chọn những bài viết mang tính phản biện, tính tương tác, tính chiến đấu chống lại mặt trái của vấn đề, đồng thời đề xuất những can thiệp và hỗ trợ của pháp luật và xã hội về vấn đề game online. Cụ thể, báo chí cần mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của vấn đề như: vi phạm pháp luật do nghiện game online. Đồng thời, cần tạo ra các diễn đàn để tương tác với công chúng nhanh nhất về những vấn đề mà họ quan tâm, giúp giảm thiểu đi sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tác hại của game online.
Khi tiếp cận sự kiện và vấn đề cần chọn góc độ tiếp cận có ý nghĩ rất quan trọng, bởi vì rất ít sự kiện, vấn đề được thơng tin một cách tồn diện. Chọn góc độ tiếp cận cho tác phẩm vừa phải biểu hiện tính chun nghiệp vừa phải thể hiện được văn hóa truyền thông của nhà báo.
Mặt khác, cần chú trọng đến việc đổi mới về thể loại, ngôn ngữ, nhất là việc sử dụng những thể loại như phỏng vấn, tổ chức các diễn đàn đăng tải ý kiến của công chúng … nhằm thu hút độc giả cùng tham gia vào vấn đề tuyên truyền của cơ quan báo chí.
Hằng năm, mỗi cơ quan báo chí cần khảo sát ý kiến độc giả để nắm bắt được nhu cầu của công chúng về vấn đề này. Trong thực tế, nhu cầu của công chúng về vấn đề game online không chỉ dừng lại ở việc thông tin, mà cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể để giúp cho giới trẻ có được những vốn sống, những tri thức cần thiết tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc do nghiện game online.
3.2.1.2. Đối với nhà báo
Chủ thể phản biện là các nhân vật chủ chốt trong quá trình phản biện. Nâng cao nhận thức cho chủ thể thực hiện phản biện xã hội là yêu cầu bức
thiết và quan trọng để gia tăng hiệu quả phản biện xã hội của báo điện tử. Để làm được điều này, trước hết phải nâng cao dân trí. Đó là sự hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước. Sự hiểu biết của chủ thể phản biện về các vấn đề trên chính là cơ sở để phát hiện, tham gia phản biện vấn đề.
Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ người làm báo là đặc biệt quan trọng vì nhà báo sẽ khơng thể thúc đẩy q trình phản biện về các vấn đề của xã hội nếu bản thân khơng có đủ hiểu biết về vấn đề và không đủ bản lĩnh để chi ra vấn đề. Đội ngũ người làm báo cũng sẽ không thể tổ chức được diễn đàn phản biện xã hội về một vấn đề nào đó trên báo điện tử nếu anh ta khơng có kiến thức, làm chủ được công nghệ sản xuất nội dung và làm truyền thơng trên Nhà báo cần có tâm và có tầm trong hoạt động nghề nghiệp. Cần nhận thức đúng đắn về tác động của trò chơi điện tử tới xã hội. Nhận thức đúng vai trò của game online đối với cộng động, cụ thể là giới trẻ. Vấn đề cốt lõi của phản biện về trị chơi điện tử là có một khung quản lý rõ ràng và sát sao, có định hướng phù hợp với sự phát triển của thời đại chứ không phải việc sữa đi sửa lại, chắp vá manh mún. Khơng quản được thì cấm.
Nhà báo cần nhanh nhạy, kịp thời phát hiện và nắm bắt các hiện tượng mới diễn ra trong xã hội mà ở đó trị chơi điện tử có tác động. Biết phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, đánh giá hiện tượng đó để đi đến bày tỏ thái độ ủng hộ hay khơng ủng hộ. Với cái mới tiến bộ thì cần ủng hộ, cái tiêu cực thì phải kịch liệt phản đối.
Riêng về lĩnh vực game online, nhà báo nên tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia, trước hết là những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phát hành trò chơi điện tử để từ những ý kiến đó đánh giá, đưa ra những góc nhìn chính xác và khách quan nhất.
Trước thực trạng phát triển của game online hiện nay có những luồng ý kiến cho rằng nên cấm và siết chặt quả lý hoạt động kinh doanh trị chơi điện tử. Thậm chí đã có đề xuất đưa game online vào cùng danh sách những chất gây nghiện có tác động xấu tới xã hội như rượu, bia, thuốc lá… Trong khi có luồng ý kiến khác lại cho rằng game online có những tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội. Với những luồng ý kiến trái chiều và đan xen như thế, nhà báo cần xem xét tinh tường, từ đó đưa ra những lựa chọn thích hợp.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng phản biện trên các báo và cái nhìn đúng đắn hơn của xã hội về game online, nhà báo cần phối hợp ăn ý để thông tin được đưa ra đồng loạt trên các báo, hoạt động phản biện được tiến hành đồng thời. Nhất là ở những thời điểm quan trọng như lấy ý kiến về các dự thảo, dự luật quản lý: Với sự phát triển như vũ bão của internet tại Việt Nam,
việc quản lý các họat động liên quan tới dịch vụ và nội dung trực tuyến đã nảy sinh khơng ít bất cập. Mới đây, cơ quan nhà nước phụ trách lĩnh vực này là Bộ Thông Tin & Truyền Thông đã công bố Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng và tién hành lấy ý kiến rộng rãi. Bên cạnh việc đưa những thông tin về những bất cập
trong quản lý, tác động khơng tốt của trị chơi điện tử tới xã hội thì rất cần đưa những bài viết mang tính giải pháp nhằm tìm ra phương án cũng như giúp cho công chúng tham gia sâu hơn vào việc góp ý và phản biện.
Việc thơng tin đồng loạt nên tiến hành theo một vài chủ đề nhất định chứ không nên chia nhỏ ra. Thậm chí báo này có thể lấy ý kiến phản biện đăng trên báo khác để cùng tranh luận. Tuy nhiên, cần tránh đưa ra một loạt những bài nói về tác động khơng tích cực, đặc biệt là giết người cướp của do chơi game online. Nó mang đến tác động khơng tốt và khơng góp phần nhiều trong việc xây dựng xã hội tốt hơn.
Ngoài ra, nhà báo cũng cần nắm rõ thế mạnh, hạn chế của tờ báo mình lam việc để có biên pháp nghiệp vụ nâng cao chất lượng cả về nội dung cũng như hình thức.
báo điện tử.
3.2.1.3. Thông điệp
Khi đứng trước các vấn đề của cuộc sống, mỗi thông điệp phản biện cần phải được xây dựng một cách chuyên nghiệp theo đặc thù loại hình báo điện tử. Trong đó, ngồi việc đảm bảo tận dụng được tối đa khả năng đa phương tiện thì việc tổ chức các thơng điệp thành chuỗi phản biện cần được lưu tâm. Bởi hiện tại, đa số các thông điệp phản biện xã hội đều được tổ chức dưới dạng các loạt bài đơn lẻ, đăng rải rác ở các mục, thi thoảng mới có các chùm bài. Đây là một cản trở lớn đối với công chúng trong việc tiếp cận các thông điệp ở cùng một chủ đề.
3.2.1.4. Đối với độc giả
Khảo sát thực tiễn cho thấy phản biện xã hội đối với bất kỳ vấn đề nào có tính xã hội cũng đều là quan trọng. Vì phản biện là chỉ ra cái bất cập, đề xuất giải pháp xử lý hoặc chỉ ra cái tốt để tìm cách phát huy nó để có ích cho xã hội. Bởi vậy, đối tượng phản biện cần được mở rộng, bao hàm mọi lĩnh vực của cuộc sống. Muốn làm được việc này cần sự chủ động của chính các cơ quan báo chí, nhà báo trong việc tìm nội dung phản biện. Đồng thời cần sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào q trình phát hiện và cơng khai các nội dung phản biện này trên báo để tạo nên những làn sóng phản biện, những diện đàn bàn luận công khai. Đối tượng phản biện càng rộng, cập nhật càng kịp thời là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng một môi trường phản biện xã hội lành mạnh.
Mặt khác, mỗi báo đều có tơn chỉ hoạt động riêng của mình, cơng chúng cũng ln địi hỏi những sự đa dạng, đa chiều về góc nhìn. Bởi vậy,
mỗi báo cần phải luôn cố gắng tạo nên những nét riêng về đối tượng phản biện để tạo nên bản sắc riêng cho tờ báo.
3.2.1.5. Phác thảo mơ hình truyền thơng về vấn đề game online trên báo điện tử ở Việt Nam
Đối tượng của báo chí là các vấn đề có tác động tới số đống người trong xã hội như: các chủ trương chính sách, quy hoạch, dự thảo, luật pháp … Các đối tượng nói tới đều được công khai, rõ ràng sẽ phát huy tốt minh bạch, dân chủ. Thông tin qua kênh báo điện tử ngày càng được xã hội coi trọng bởi nó thỏa mãn được yêu cầu công khai, dân chủ và một bộ phận đại chúng có thể tham gia bàn luận. Khi đó, tư duy, trí tuệ, sáng kiến của nhiều người sẽ được tập hợp lại và chọn lọc để có giải pháp tốt nhất cho một vấn đề. Cơng chúng của báo điện tử cũng bình đẳng trước mọi thông tin được tiếp nhận như các loại hình báo chí khác. Nhưng nhờ đặc trưng loại hình, báo điện tử phản biện xã hội theo cách riêng. Về lý thuyết, báo điện tử phản ánh về game online diễn ra theo đúng lý thuyết mơ hình truyền thơng của Claude Shannon. Trong đó:
S (Sender/Source): Chủ thể đưa tin M (Message): Thông điệp
R (Receiver): Người nhận E (Effect): Hiệu quả F (Feedback): Phản hồi N (Noise): Nhiễu
Lý thuyết này giải thích quá trình truyền thơng gồm 5 thành tố: Chủ thể truyền thông, Thông điệp, Người nhận, Kênh, Hiệu quả thông điệp. Sau
đó người nhận sẽ phản hồi. Đây là quá trình truyền thơng có sự tương tác giữa người nhận và chủ thể truyền thơng điệp. Trong q trình truyền thơng có thể xảy ra nhiễu gây sai lệch thông tin. Tùy điều kiện môi trường mà mức độ nhiễu khác nhau.
Vận dụng lý thuyết này vào quá trình phản biện xã hội của báo điện tử ta thấy được báo điện tử chính là kênh truyền (C) trong quá trình thực hiện phản biện xã hội. Quá trình tương tác, phản biện diễn ra trong nội dung các tác phẩm, thông điệp được truyền đi và trong phản hồi của công chúng.
Dựa trên mơ hình truyền thơng này, có thể đưa ra quy trình phản biện trên bao điện tử gồm các bước như sau:
Bước 1: Chủ thể phản biện (S) nêu quan điểm về vấn đề nào đó và có
quan điểm chính kiến rõ ràng.
Bước 2: Luận điểm phản biện được thể hiện dưới dạng một tác phẩm
báo chí qua các khâu biên tập, thẩm định của tịa soạn.
Bước 3: Thơng điệp được cơng bố trên báo điện tử
Bước 4: Thơng điệp được cơng chúng tiếp nhận và có phản hồi
Bước 5: Phản hồi sẽ được tiếp nhận bởi đội ngũ biên tập của báo điện
tử để kiểm duyệt rồi hiển thị trên website.
Các bước này được lặp lại nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng thông điệp được công bố cũng như số lượng các phản hồi.
Các yếu tố tham gia vào quá trình thơng tin về game online trên báo điện tử:
Quy trình thơng tin trên báo chí là q trình tương tác giữa: Chủ thể phản – Đối tượng – Khách thể. Sợi dây duy trì tương tác này là Thơng điệp.
Từ quy trình này, ta có thể đưa ra mơ hình tương tác như sau trong trong q trình thơng tin về game online:
Quy trình thơng tin về game online trên báo điện tử (Bảng 3.2)
Theo bảng 3.2, quy trình thơng tin thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xuất hiện đối tượng phản biện (dự thảo quy định về cấm game online, đánh thuế game online, phạm tội do nghiện game online)
Bước 2: Chủ thể phản biện (tổ chức, cá nhân) tiếp cận đối tượng và bắt đầu quá trình phản biện (thể hiện chính kiến, quan điểm của mình)
Bước 3: Thể hiện thông điệp phản biện (Game online làm gia tăng tệ nạn xã hội, vai trò tuyên truyền và giáo dục giới trẻ, quản lý và kiểm định game online)
Bước 4: Khách thể tiếp nhận thơng điệp và có phản hồi
Cứ hết một vịng quy trình như trên tương ứng với một thông điệp phản biện được đưa ra từ chủ thể và khách thể. Số lượng thơng điệp càng nhiều thì vịng này được lặp lại tương ứng. Kết quả phản biện đạt được là thay đổi nhận thức, hành vì của các bên liên quan và dẫn đến điều chỉnh hoặc loại bỏ nội dung phản biện cho phù hợp. Trong một số trường hợp, khách thể phản biện có thể điều chỉnh đối tượng (các quyết sách liên quan, ngưng thực hiện, hoãn thời gian thi hành…)
Chủ thể Đối tƣợng Hình thức thể hiện
Nhà báo, cơ quan báo chí
Vấn đề game online ảnh hưởng tới đa số người trong xã hội: chính sách, hiện tượng xã hội, chủ trương, dự án.. dẫn tới có nhiều luồng dư luận khác nhau về vấn đề này.
Tác phẩm báo chí
Chuyên gia Ý kiến trong các bài viết
trên báo, bài báo khoa học
Trí thức Trong các tác phẩm báo chí,
trong các bình luận.
Bạn đọc Bình luận sau khi các tác
phẩm báo chí xuất hiện