Phân tích thực trạng game online trên báo Tuổi Trẻ Online, Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở việt nam (Trang 46)

1.3 .Vấn đề Game online được thông tin trên báo chí Việt Nam

2.3. Phân tích thực trạng game online trên báo Tuổi Trẻ Online, Thanh

Niên Online, VnExpress và Dân Trí

Vận dụng lý thuyết mơ hình truyền thơng của Claude Shannon (như đã trình bày ở chương 1) vào thông tin về game online trên 4 tờ báo điện tử (Tuổi

Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress và Dân Trí) sẽ thấy quá trình

thơng tin tn thủ theo các bước như sau:

Bước 1: Chủ thể nêu quan điểm về vấn đề tác động của game online tới

đời sống xã hội (vi phạm pháp luật do game online, vai trị của xã hội và giáo

dục, chính sách quản lý của nhà nước với game online) bằng các luận điểm

của mình.

Bước 2: Luận điểm được thể hiện dưới dạng một tác phẩm báo chí qua

các khâu biên tập, thẩm định của tịa soạn.

Bước 3: Thơng điệp về tác động của game online tới đời sống xã hội

(vi phạm pháp luật do game online, vai trò của xã hội và giáo dục, chính

sách quản lý của nhà nước với game online) được công bố trên báo điện tử Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress và Dân Trí

Bước 4: Thơng điệp được cơng chúng tiếp nhận và có phản hồi về vấn

đề được nêu ra trong bài báo.

Bước 5: Phản hồi sẽ được tiếp nhận bởi đội ngũ biên tập của báo điện

tử rồi cho lên website.

Bước 6: Xuất hiện hiệu ứng xã hội sau khi thơng điệp được đưa, có

những động thái phản ứng của khách thể đối với thông điệp về tác động của game online tới đời sống xã hội (vi phạm pháp luật do game online, vai trị

của xã hội và giáo dục, chính sách quản lý của nhà nước với game online) và

Các yếu tố tham gia q trình thơng tin về game online trên cả 4 báo điện tử đều bao gồm các yếu tố: chủ thể, đối tượng và hình thức. Trong đó chủ thể và thơng điệp ở cả 4 báo đều giống nhau. Cụ thể, như bảng số 2.3:

Chủ thể phản biện Đối tƣợng phản biện Hình thức phản biện

Nhà báo, cơ quan báo chí

- Vi phạm pháp luật do game online.

- Vai trò giáo dục của xã hội và gia đình

- Chính sách, quản lý của nhà nước đối với game online.

Tác phẩm báo chí

Chuyên gia Ý kiến trong các bài viết

trên báo, bài báo khoa học

Trí thức Trong các tác phẩm báo chí,

trong các bình luận.

Bạn đọc Bình luận sau khi các tác

phẩm báo chí xuất hiện

2.3.1. Nội dung thông tin

Cả bốn tờ báo đều chứa đựng những nội dung thông tin cốt lõi khi đề cập đến vấn game online như: tình trạng nghiện game online làm gia tăng tệ

nạn xã hội, vai trò và trách nhiệm trong việc tuyên truyền giáo dục giới trẻ, vai trò quản lý của nhà nước đối với game online.

Trong từng vấn đề, các báo điện tử có những phương pháp tiếp cận khác nhau, từ đó có quan điểm và hướng đi khác nhau. Vấn đề nào tạo nên ảnh hưởng lớn tới cộng đồng, thu hút sự tham gia của đông đảo các phương tiện truyền thơng đại chúng nói chung và báo chí nói riêng thì vấn đề nêu ra được coi là thành công.

Qua khảo sát thực tiễn về tần suất xuất hiện của các bài viết có tính phản biện về game online trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2014 trên 4 báo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, VnExpress, Dân Trí cho kết quả:

Tần suất bài viết phản biện về Game online trên 4 báo Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online,

VnExpress, Dân Trí (Bảng 2.4)

Báo

Vi phạm pháp luật Vai trò giáo dục của xã hội và gia đình Cơ chế quản lý, chính sách nhà nƣớc Số tác phẩm đề cập Số tác phẩm phản biện Số tác phẩm đề cập Số tác phẩm phản biện Số tác phẩm đề cập Số tác phẩm phản biện Tuổi Trẻ Online 10 5(50%) 57 29(50%) 24 13(54%)

Thanh Niên Online 25 6(24%) 81 44(54%) 19 9(47%)

VnExpress 20 6(30%) 26 13(50%) 44 23(52%)

Dân Trí 15 5(33%) 33 15(45%) 12 6(50%)

Bảng số (2.4) cho thấy ở chủ đề về vi phạm pháp luật, số lượng thông điệp trong quá trình phản biện của báo Tuổi Trẻ Online là (5) chiếm tỷ lệ 50% so với tổng số tác phẩm cùng chủ đề (10), là tờ có số bài về chủ đề này thấp nhất trong các báo. VnExpress tuy có số lượng tác phẩm đề cập lớn nhất nhưng số tác phẩm phản biện lại chỉ chiếm 30%. Tương tự, với các vấn đề về: Vai trị giáo dục của xã hội và gia đình, có có tần suất phản biện trên báo VnExpress là lớn nhất, cịn báo Dân Trí là nhỏ nhất; với vấn đề: Cơ chế quản

lý chính sách nhà nước, báo Tuổi Trẻ Online có tần suất lớn nhất cịn Thanh

Niên Online lại nhỏ nhất. Trong số 3 vấn đề chọn khảo sát, báo Thanh Niên Online quan tâm nhiều tới vấn đề Vi phạm pháp luật do game online, còn

VnExpress chú ý hơn vào Cơ chế quản lý, chính sách nhà nước về game online, trong khi đó Tuổi Trẻ Online tập trung vào Vai trò giáo dục của xã hội và gia đình.

Trong các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát, thông điệp được thể hiện bằng ngôn ngữ là Tiếng Việt. Các thông điệp được diễn đạt bằng phong cách ngơn ngữ báo chí. Đó là dạng ngơn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự, dư luận xã hội nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Ngôn ngữ này khi gắn với mỗi tác phẩm lại phù hợp với đặc trưng thể loại báo chí mà tác phẩm đó đang sử dụng chẳng hạn như: tin, phỏng vấn, phản ánh, bình luận… Dù mỗi thể loại có đặc thù riêng trong tiếp cận và tái hiện hiện thực xã hội nhưng đều có điểm chung là tính chân thực, dễ hiểu, khách quan và khoa học.

2.3.1.1 Thơng tin về tình trạng nghiện chơi game online làm gia tăng tệ nạn xã hội.

Hầu hết các bài báo trên bốn tờ báo khảo sát đều chỉ ra rằng việc người nghiện chơi game online đi đến quyết định vi phạm pháp luật trong mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh được chi phối bởi các lý do khơng hồn tồn giống nhau. Có những trường hợp người chơi game online phạm tội vì nhu cầu cần có tiền bạc để chơi game, có trường hợp vì bị người thân khơng cho tiền nên ra tay sát hại, có trường hợp thì cãi nhau với bố mẹ người thân vì bị ngăn cấm. Những lý do này cũng phản ánh sự lựa chọn cái “tốt” hay “không tốt” của Game online.

Một trong số những lý do để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người chơi game online vi phạm pháp luật đó là vì khơng có tiền để chơi game. Đó là lý do quan trọng nhất và thực tế nhất. Bởi lẽ, tỷ lệ phán ánh về lý do này trên bốn tờ báo chiếm tới 90% lý do vi phạm pháp luật vì game online, đặc biệt là đối tượng trẻ vị thành niên do chưa có khả năng lao động ra tiền.

Nắm được bản chất vấn đề, các báo điện tử đã đăng tải liên tiếp những câu chuyện về vi phạm pháp luật do thiếu tiền chơi game online, tỷ lệ tội phạm trong giới trẻ ngày càng gia tăng do nguyên nhân này. Trong đó, doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trị chơi điện tử khi có Giấy phép cung cấp dịch

vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trị chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trị chơi điện tử và thơng báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử. Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trị chơi, Bộ Thơng tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo tuổi người chơi.

Game online tác động tiêu cực tới văn hóa đời sống của giới trẻ và xã hội là một nội dung quan trọng trong hoạt động thơng tin của báo điện tử. Vì xét cho cùng, với một xã hội Á Đơng vẫn cịn bị chi phối bởi văn hóa làng xã, pháp luật khơng được coi trọng đúng mức dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Đặc biệt khi đối tượng bị tác động chính ở đấy lại là giới trẻ. Việc này đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng buồn trong xã hội hiện nay khi tỷ lệ trẻ vị thanh niên phạm tội ngày càng gia tăng và khơng hề có xu hướng giảm. Mà game online được coi là một trong những tác nhân chính.

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân: “từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự”.

Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, chủ yếu là vẫn tập trung nhiều ở các thành phố, thị xã, nhất là ở các thành phố lớn (địa phương xảy ra nhiều: TP.HCM; Đồng Nai; Khánh Hòa; Đắc Lắc; Hà Nội...). Hoạt động của số đối tượng này chủ yếu vẫn là: Trộm cắp tài sản: 11.085/35.654 đối tượng

(chiếm 31,09% giảm 3%); Gây rối trật tự công cộng: 613/35.654 đối tượng (chiếm 1,8% giảm gần 6%).

Tuy nhiên, số tội phạm có sự dụng bạo lực hoặc có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra. Cụ thể như: “Cố ý gây thương tích: 6.087/35.654 đối tượng

(chiếm 17.07% tăng trên 8%); Cướp giật tài sản: 3.366/35.654 đối tượng (chiếm 9,44% tổng số tăng 5%); Cướp tài sản: 4.898/35.654 đối tượng (chiếm 13,74% tăng gần 10%); Hiếp dâm, cưỡng dâm: 1.097/35.654 đối tượng (chiếm 3,06% tăng 1,7%); Giết người: 1.682/35.654 đối tượng (chiếm 4,72% tăng 3%); Mua bán vận chuyển ma túy trái phép: 1.162/35.654 đối tượng (chiếm 3,4% tăng so với trước 1,2%)”.

Đứng trước những vấn đề bất cập đó, báo VnExpress đã đăng tải liên

tiếp những bài viết về tình trạng vi phạm pháp luật mà nguyên nhân xuất phát từ nghiện game online ở độ tuổi vị thành niên qua các tên bài trên báo điện tử này như sau:

Cụm từ bí ẩn trên tay kẻ sát nhân và cuộc săn lùng online; Nhóm cướp nhí mê game; Học sinh nghỉ hè rủ nhau đi cướp; Cơn cuồng sát của cậu học trò mê chơi điện tử; 9X cạy tủ phịng ngủ nhà bà hàng xóm; Cuộc chiến giành 'số má' của các băng tuổi teen; Giết người ni dưỡng vì mê game online; Học sinh lớp 11 phá khóa ăn trộm 70 triệu đồng; Nã đạn vào nhau vì mâu thuẫn khi chơi game; Thiếu tiền chơi game hai sinh viên rủ nhau cướp giật; Tóm gọn nhóm cướp chuyên giật điện thoại của phụ nữ; Mẹ mải chơi game, để con chết đuối trong bồn tắm; Mải chơi game Xbox, cha lỡ tay giết con 3 tuần tuổi; Con trai tôi lấy trộm 2 tờ 500.000 đồng của mẹ; Bị thơi học vì nghiện game, tơi phải nói sao với gia đình?; Đơi vợ chồng già bị tên trộm tuổi teen sát hại; Game thủ 17 tuổi đốt nhà vì mẹ khơng cho tiền mua game; Teen dí dao kề cổ tài xế taxi, cướp tiền;

Những bài viết gây ấn tượng mạnh thể hiện tinh thần phản biện xã hội về ảnh hưởng của game online dẫn tới vi phạm pháp luật ở trẻ tuổi vị thành

niên là loạt bài trong năm 2009 - 2010: Cơn cuồng sát của cậu học trò mê chơi điện tử; Giết người ni dưỡng vì mê game online; Cuộc chiến giành 'số má' của các băng tuổi teen. Tác giả đã tái hiện sự kiện, vấn đề chân thực và

dễ hiểu như nó diễn ra trong cuộc sống.

Ví dụ như trong bài “Nhóm cướp nhí mê game”, báo VnExpress đề cập: “Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã khởi tố vụ án cướp tài sản. Ngoài 2

thanh niên tham gia vụ cướp đã bị bắt gồm Phạm Phú An (13 tuổi) và Đỗ Đức Đăng (18 tuổi), một thanh niên (chưa rõ danh tính) đang bỏ trốn. Ngày 16/7, sau khi thi đại học, Nguyễn Cổng Khẩn, 18 tuổi (Bắc Ninh) ra bến xe Long Biên (Hà Nội) để đón người nhà. Đến trước cửa nhà máy nước Yên Phụ, Khẩn xuống đi bộ. Dọc đường đi Khẩn gọi điện thoại, bất ngờ nhóm thanh niên gồm 3 người dùng dao tiến lại gần đe dọa và lục soát túi. Nghe tiếng hô "cướp" của nạn nhân, An rút dao chém Khẩn rồi cướp chiếc chiếc điện thoại di động, bán được 400.000 đồng. Các thành viên trong nhóm cướp đã bỏ học, sống lang thang và đều mê game. Họ quen nhau qua mạng…”

Trong bài Giết người ni dưỡng vì mê game online ngay ở đoạn sapo đã viết rất chân thực: “Thấy đứa cháu lêu lổng suốt tại tiệm Internet, bà Hoa

la rầy và đuổi đi khiến Ngơ Bá Tâm đem lịng thù hận, dùng dao rựa và ống tuýp giết chết người ni dưỡng mình”. Đây là mở đầu nêu vấn đề trực tiếp

vào nội dung cần phản biện là do lêu lổng mải mê Internet và game online nên đã ra tay giết người. Sau đó, kết thúc bài viết tác giả có dẫn chứng hình ảnh:

“Gây án xong, Tâm ngồi chờ trời sáng rồi mượn chiếc xe của em gái đem đi cầm lấy tiền chơi game. Khi hung thủ đang ung dung tại tiệm Internet thì bị bắt” cho thấy sự vô cảm và tác động đáng sợ của game online lên suy nghĩ

của giới trẻ là đáng quan ngại như thế nào.

Viết về chủ đề này, VnExpress đã lựa chọn sử dụng những cụm từ, câu có tác động mạnh với độc giả để nêu lên tầm quan trọng về tác hại của game

online đối với giới trẻ. Những hình ảnh đầy ám ảnh mà một đứa trẻ mới chỉ có 14 tuổi mang đến. “Bị cáo lí nhí thừa nhận do ham chơi điện tử nên tối, Tú

vác chiếc rìu bố vẫn thường dùng bổ củi định đem "gửi" ở hàng phế liệu lấy tiền chơi vài ván game, nhưng khi ra khỏi nhà vài bước chân, dừng lại ở cổng nhà hàng xóm sát vách, cậu học sinh lớp 8 thay đổi ý định. Tú trèo tường vào nhà chị Nguyễn Thị Hiền, lẻn vào bếp định ăn trộm mấy chiếc xoong. Trong lúc khua khoắng, Tú gây ra tiếng động, chị Hiền vội xuống bếp kiểm tra. Bị lộ tẩy, tên trộm nhí vớ chiếc rìu tấn cơng chủ nhà. Chưa dừng tay, Tú còn nhặt con dao ở sàn nhà, chém nhiều nhát vào người hàng xóm. Nạn nhân cố lết ra ngoài sân kêu cứu, nhưng những nhát dao mà Tú bồi thêm đã khiến chị gục xuống.” Ở bài báo này, tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của việc ham mê game

online quá độ đến tâm sinh lý, suy nghĩ của trẻ vị thành niên. Trong đó nổi bật chỉ vì ăn trộm “mấy chiếc xoong” mà dẫn tới thảm án.

Theo đó, “Bà kể, nhà rất nghèo, bố ốm triền miên. Cả gia đình trơng

chờ vào hai sào ruộng. Ngồi giờ học, Tú rất chịu khó mị cua bắt ốc cùng mẹ kiếm cơm cháo qua ngày. Vậy mà, đến năm học lớp 8, đứa con đầu lịng ngoan ngỗn của bà bỗng dưng đổ đốn. Khi cơ giáo thơng báo, gia đình mới hay Tú ham chơi điện tử và thường xuyên bỏ học. Lúc biết con đi ăn trộm, bà đã lựa lời khuyên bảo. "Thằng bé hứa sẽ ngoan, chịu khó học cho xong lớp 8, vậy mà...", bà thở dài.

Bài viết được kết thúc bằng hình ảnh người mẹ “xạm đen trong chiếc

áo trơ màu giơ chiếc túi chới với: "Có ai vào trại khơng, cho tơi gửi với...”

càng khiến cho người đọc thấy được hậu quả ghê gớm của game online là như thế nào.

Cũng liên quan đến game online. Ở một bài viết khác Giết người nuôi dưỡng vì mê game online nhiều người khơng thể khơng xót xa khi đứa cháu lêu lổng sạt hại bà của mình chỉ vì bị ngăn cấm chơi game online. “Tâm ra

vườn lấy con dao rựa phát cỏ và một ống tuýp sắt rồi đi tới chỗ bà Hoa đang nằm ngủ, nhẫn tâm xuống tay sát hại người đã ni nấng mình. Gây án xong, Tâm ngồi chờ trời sáng rồi mượn chiếc xe của em gái đem đi cầm lấy tiền chơi game. Khi hung thủ đang ung dung tại tiệm Internet thì bị bắt.”

Hàng loạt các vụ ăn cắp, trộm tiền để chơi game và trả nợ diễn ra ngày một phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: “Để có tiền chơi game và trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề game online được phản ánh trên báo điện tử ở việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)