Theo tác giả Ngô Đức Thọ, định lệ kiêng húy từ đời Trần đã đƣợc tuân thủ rộng khắp cả ở những nơi xa kinh kỳ nhƣ: quán Thông Thánh ở Bạch Hạc, chùa Phúc Hƣng ở Gia Viễn, Chùa Thanh Mai ở Chí Linh…. Hiện tƣợng kiêng húy ở Việt Nam chủ yếu là kiêng quốc húy, đó là một điều bắt buộc, mang tính pháp lệnh và tác động đến toàn xã hội. Từ đời Trần đến đời Nguyễn trong quốc sử ghi có đến 40 lần ban bố lệnh kiêng húy, và kiêng cả âm lẫn chữ.
Về ngữ âm thì cũng có những cách đọc chệch chính âm để kiêng húy, một số trƣờng hợp biến âm để kiêng húy và vẫn còn giữ lại đến ngày nay. Ví
dụ: nguyệt đổi thành ngoạt, nam đổi thành nôm, kiền đổi thành càn….. Về
mặt chữ viết thì tùy theo từng đời đã lựa chọn ra những cách viết riêng, những kí hiệu riêng. Vì thế khi nhìn vào chữ viết ngƣời ta có thể nhận ra nó thuộc vào triều đại nào (năm nào).
Đời Lê sơ, trải qua 10 đời vua với 10 lần ban bố lệnh kiêng húy thì việc ban bố lệnh kiêng húy đƣợc coi nhƣ một biện pháp để củng cố và khẳng định quyền lực của triều đình nên nó đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt. Sang triều Mạc mặc dù lệnh kiêng húy không đƣợc triều đình ban bố nhƣng trong dân gian vẫn có lệ kiêng húy nhƣ những địa danh trùng với tên húy của vua và những ngƣời trong hoàng tộc đều phải đổi. Ví dụ: Phù Dung là một huyện có từ đời Trần nhƣng sang đến đầu nhà Mạc thì đƣợc đổi thành Phù Hoa, Bình Nguyên thì đƣợc đổi thành
Bình Tuyền, Thất Nguyên đổi là Thất Tuyền….
Đến Triều Lê Trung Hƣng, trong các văn bản phần nhiều không viết kiêng húy. Một số ngƣời không biết rõ việc Triều đình qui định về việc kiêng húy nhƣ thế nào nên đã chủ động viết kiêng tên húy của các vua. Sang Triều Tây Sơn việc kiêng âm húy đổi địa danh đƣợc thực hiện khá phổ biến.
Học viên:Vũ Thị Hương Mai
35
Chuyển sang Triều Nguyễn thì việc kiêng âm húy của các chúa Nguyễn khá rộng rãi và phổ biến, là một hiện tƣợng rất nổi bật. Các vua Triều Nguyễn rất coi trọng việc khôi phục các định lệ kiêng húy từ các đời vua trƣớc, và nó đã trở thành một đặc điểm trong thể chế của nhà Nguyễn. Dƣới đây là bảng quan hệ kị húy qua các đời ở Việt Nam.
Quan hệ
Triều đại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối tƣợng đặc biệt Chúa Trịnh Chúa Nguyễn
Trần Thái Tông + + + + + + Các vua sau + + + + + Lê Thái tổ + + + + + + + Thái Tông + + Thánh Tông + Các vua sau (trừ Chiêu Tông) + + Chiêu Tông + + + + + + Mạc + +
Lê Trung Hƣng + Đàng ngoài + Đàng trong +
Tây sơn +
Nguyễn
Gia Long + + + + + +
Các vua sau + +
Học viên:Vũ Thị Hương Mai
36 (trừ Kiến Phúc)
Kiến Phúc + +
Chú thích : 1. Vua 6. Anh vua
2. Ông nội vua 7. Hoàng hậu 3. Bà nội vua 8. Hoàng Thái hậu 4. Cha Vua 9. Hoàng thái tử
5. Mẹ vua 10. Cha mẹ hoàng hậu