Các dạng biến đổi từ kỵ húy trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận xét về cơ sở ngữ âm học của các từ kỵ húy trong tiếng Việt (Trang 34 - 38)

Trong quá trình nghiên cứu và làm tƣ liệu chúng tôi phân loại và đƣa ra một số dạng biến đổi từ kị húy sau:

1. Biến đổi về mặt ngữ âm

Hầu hết các từ kỵ húy đều phải đọc kiêng âm. Việc kiêng âm đƣợc quy định ở từng trƣờng hợp cụ thể khác nhau. Quy tắc lựa chọn âm để đọc chệch thƣờng là: giữ lại phụ âm đầu và biến âm ở phần vần hoặc biến âm ở phụ âm đầu và giữ lại phần vần…. Riêng trƣờng hợp biến âm ở phần vần và giữ lại phụ âm đầu thì phần vần đƣợc biến âm lại có những quy tắc riêng. Thứ nhất, dùng sự chuyển hóa từ âm Hán Việt thành âm Hán Việt - Việt hóa hay chuyển từ Hán Việt sang thuần Việt. Thứ hai, lợi dụng sự đa âm của tiếng Việt, tức là một từ có nhiều cách đọc khác nhau nhƣng nghĩa giống nhau thì chọn lấy một cách để đọc chệch đi.

Ví dụ: nguyệt chuyển thành ngoạt, kiểu đọc là liễu, nhân đƣợc đọc là

nhơn, hoàng đọc là huỳnh, chủng đọc là trọng……

2. Biến đổi về mặt chữ viết

Tùy từng trƣờng hợp cụ thể các triều đại ban bố quy định khác nhau, nhƣng phổ biến sử dụng các trƣờng hợp nhƣ: đồng âm, cận âm (chữ có âm gần giống với âm húy), và dùng chữ thiên bàng (có nghĩa là sử dụng một kí hiệu riêng đặt bên cạnh, bên trên hay bên dƣới của chữ ban đầu).

Học viên:Vũ Thị Hương Mai 37 Triều đại Chữ chính húy Về âm đọc Về tự dạng (cấu hình) Đồng âm Đồng âm bộ phận Cận âm Thiên bàng nguyên dạng Thiên bàng bán dạng Trần Tên vua + + Tên họ hàng + Lê Sơ Tên vua + Tên họ hàng + Mạc Lê Trung Hƣng + + Tây Sơn Nguyễn Tên vua + + + + + + Tên họ hàng + + + +

Bảng phạm vi kiêng húy chữ viết qua các đời[].

Theo Ngô Đức Thọ có 11 cách viết kiêng húy và có ba phƣơng pháp viết khác nhau: bỏ trống, đổi dùng chữ khác và viết biến dạng.

2.1. Bỏ trống ô chữ

Trƣờng hợp này đƣợc sử dụng rất ít, chủ yếu còn sót lại trên các văn bia. Ví dụ, Đế tính Lê húy Tƣ, hiệu Thiên Nam động chủ/Vua họ Lê, tên húy là Tƣ, hiệu Thiên Nam động chủ. Ở vị trí của những ô trống có khi là ghi chú ngự danh của vua.

Học viên:Vũ Thị Hương Mai

38

2.2. Đổi dùng chữ khác

Các triều đại thƣờng cấm dùng những chữ trùng với tên vua hay trùng với tên của họ hàng vua. Trong các văn bản nếu gặp những trƣờng hợp đó đều phải đổi hoặc dùng một chữ khác phù hợp với nội dung để diễn giải ý nghĩa. Ví dụ: Tây đổi thành dậu, thị đƣợc viết là mộc, thuần thì viết là mộc

2.3. Viết biến dạng

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất và có 4 kiểu viết: đảo bộ, thêm nét, bớt nét và dùng chữ dị thể. Theo tác giả Ngô Đức Thọ cách viết chữ húy qua các đời đƣợc thể hiện đầy đủ qua các đời vua theo bảng dƣới đây. Cách viết chữ húy Bỏ trống (1) Cải dạng (2) Viết biến dạng Đảo bộ Thêm nét Bớt nét Dùng dị thể Đảo bộ (3) Viết bằng chữ Viết bằng kí tự (7) (8) Bớt nét (9) Thêm vòng tròn (10) Triều đại (4) (5) (6) (11) 1. Trần + + + + 2. Lê Sơ + + + + + + + + 3. Mạc + 4. Lê Trung Hƣng + + 5. Tây Sơn + 6. Nguyễn + + + +

Bảng cách viết chữ húy Việt Nam qua các đời

Trong tổng số sáu triều đại thì việc kiêng húy về mặt chữ viết đời Lê Sơ sử dụng nhiều kiểu nhất (tất cả có 8 kiểu viết): Cả bỏ trống ô chữ, cải

Học viên:Vũ Thị Hương Mai

39

dạng đến viết biến dạng, dùng dị thể. Sau đó đến đời Trần và đời Nguyễn đều có 4 kiểu viết: Đời Trần có cách viết bỏ trống ô chữ, viết cải dạng, viết bớt nét và thêm vòng tròn nhỏ cạnh. Triều Nguyễn viết bỏ trống ô chữ, viết cải dạng, thêm nét và bớt nét. Triều Tây Sơn Và Triều Mạc chỉ có một trƣờng hợp duy nhất là viết bằng kí tự.

III. Tiểu kết

Trong dân gian việc kiêng húy có từ bao giờ thì không ai biết chính xác. Chỉ biết rằng, từ đời ông cha chúng ta đã lƣu truyền lại là nếu tránh một điều gì đó cần tránh thì sẽ gặp điều tốt đẹp và may mắn hơn. Nếu không tránh thì sẽ gặp những điều xấu, điều không may mắn. Cứ nhƣ thế từ đời trƣớc truyền lại cho đời sau và đƣợc thực hiện một cách tự nguyện trong cuộc sống. Việc kiêng kị đó đã trở thành một điều thiêng liêng trong nét đẹp văn hóa tinh thần của ngƣời Việt. Nó không chỉ tồn tại ở một nơi, một thời gian mà nó tồn tại rộng khắp, dƣờng nhƣ trƣờng tồn theo thời gian.

Trong các văn bản Lịch sử, Hán Nôm, Văn học, ngôn ngữ….. thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng lệ kiêng húy ở nƣớc ta đƣợc khởi nguyên từ triều Trần. Đã trải qua rất nhiều thế kỉ đƣợc hiện diện trên các thƣ tịch, bi kí của Việt Nam đã tạo ra những đặc trƣng riêng trong hệ văn tự chữ Hán đƣợc sử dụng qua các triều đại. Trong thực tế việc một ai đó vi phạm định lệ kiêng húy không phải chịu những hình phạt quá nghiêm khắc (nặng nhất là đánh hỏng bài thi), nhƣng những định lệ kiêng húy vẫn có tính chất gò ép và vẫn gây không ít khó khăn cho việc đọc, việc hiểu và việc viết các văn bản.

Trải qua nhiều triều đại trong lịch sử, đã có những triều đại nhận thấy việc ban lệnh kị húy đã có nhiều cản trở trong mọi hoạt động văn hóa, xã hội nên đã ban lệnh bãi bỏ hoặc đơn giản hóa việc kiêng húy (rút gọn việc kiêng húy) nhƣ: Vua Lê Thánh Tông (bãi bỏ lệnh kiêng húy), triều Mạc, triều Lê Trung Hƣng và triều Tây Sơn (chỉ kiêng âm không kiêng chữ)…… Đến triều Nguyễn thì lệnh kiêng húy lại đƣợc ban bố nhiều lần và rất phức tạp.

Học viên:Vũ Thị Hương Mai

40

CHƢƠNG III

NHỮNG TƢƠNG ỨNG NGỮ ÂM CHÍNH CỦA TỪ KỴ HÚY TRONG SO SÁNH VỚI CÁC TỪ TOÀN DÂN

I. Nhận xét chung

Về vấn đề từ kị húy đã đƣợc trình bầy khá rõ ràng và đầy đủ ở chƣơng II. Về mặt từ ngữ thì tất cả những từ mang tên của vua và những ngƣời trong hoàng tộc đều đƣợc chọn một từ khác để thay thế. Từ đƣợc lựa chọn để thay thế theo chúng tôi đều có một nét liên quan đến từ húy; có thể về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, một từ Hán Việt, cổ Hán Việt hay Hán Việt Việt hóa…. Tuy nhiên hầu hết những từ này đều có một mối liên hệ với nhau.

Từ toàn dân là từ thƣờng dùng và đƣợc dùng một cách phổ biến, đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn để sử dụng trong một cộng đồng, và từ đó khi nói ra thì mọi ngƣời đều có thể hiểu đƣợc.

Hầu hết từ kị húy đều có nét nghĩa và cách đọc tƣơng đƣơng với từ toàn dân, mặc dù có những từ tồn tại qua nhiều thế kỉ nhƣng đến bây giờ mọi ngƣời vẫn có thể hiểu đƣợc.

Ngoài giải thích các từ kị húy trong tiếng Việt dựa trên cơ sở của ngữ âm học, những trƣờng hợp còn lại luận văn sẽ giải thích dựa vào nghĩa, từ vừng…để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các từ kị húy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận xét về cơ sở ngữ âm học của các từ kỵ húy trong tiếng Việt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)