CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm ln là hạn chế lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố. Bởi vậy, để hoạt động du lịch ẩm thực đường phố trên địa bàn thủ đơ Hà Nội có thể phát triển một cách bền vững thì rất cần các cơ quan quản lý nhà nước phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, củng cố vững chắc hệ thống pháp lý trong cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm nói chung tại Hà Nội.
Trong hệ thống pháp lý hiện nay, luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010, Pháp lệnh Vệ sinh An toàn Thực phẩm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/07/2003 và luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014 là những văn bản quy phạm cao nhất về quy định bảo đảm vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm. Tuy nhiên trong những văn bản này lại khơng có bất kỳ mục nào quy định dành riêng cho vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh du lịch. Vốn dĩ vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề nhạy cảm của ngành du lịch bởi ai khi đi du lịch cũng rất quan tâm đến những vấn đề này và nó góp phần ảnh hưởng rất lớn tới tâm tư, tình cảm cũng như ấn tượng của du khách với đất nước nơi mà mình đặt chân tới. Chính vì vậy, ngồi những văn bản quy phạm chung kể trên, hệ thống pháp lý rất cần được bổ sung những văn bản quy định riêng về việc bảo đảm vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể, Tổng cục Du lịch và Sở du lịch Hà Nội cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm trong hoạt động du lịch. Những tiêu chuẩn này phải được xây dựng cho cả cơ sở lưu trú, cho các nhà hàng và cho các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố phục vụ du lịch. Sau khi ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,
vệ sinh an tồn thực phẩm trong hoạt động du lịch thì Tổng cục Du lịch và Sở du lịch Hà Nội cần quy định các nhà hàng, các cơ sở phục vụ ăn uống trực thuộc các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 3 sao trở lên và các quán ăn vỉa hè có tham gia phục vụ cho hoạt động du lịch bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm của ngành. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng và các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch thực hiện theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành Du lịch. Đây sẽ là giải pháp có ý nghĩa lâu dài cho việc phát triển du lịch bền vững của Hà Nội.
Ngoài ra Tổng cục du lịch và Sở Du lịch Hà Nội cũng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát về vệ sinh mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm của các khách sạn, nhà hàng và các quán ăn đường phố tham gia phục vụ cho hoạt động du lịch để xử lý kịp thời nếu có vi phạm. Sau khi tiến hành kiểm tra, giám sát cũng cần phải có sự đánh giá về hiệu quả và hiệu lực thực thi các văn bản của ngành, từ đó có sự điều chỉnh khi cần thiết.
Bên cạnh đội ngũ các cán bộ làm cơng tác thanh tra, kiểm tra thì ngành du lịch cũng cần khuyến khích khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng cùng tham gia trong công tác giám sát chất lượng vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự chung tay phối hợp của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm trong hoạt động du lịch.
3.3.2. Đối với các công ty kinh doanh du lịch
Để có thể đưa ẩm thực đường phố Hà Nội trở thành một sản phẩm du lịch tiềm năng thì bản thân các cơng ty kinh doanh du lịch phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác và phát triển loại hình du lịch ẩm thực này. Và để có thể thực hiện tốt việc khai thác ẩm thực đường phố Hà Nội phục vụ kinh doanh du lịch thì các cơng ty du lịch cần phải chú trọng tới một vài yếu tố cơ bản sau:
- Chủ động tham gia giám sát nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực;
- Nắm bắt thị hiếu, thường xuyên nghiên cứu, phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch ẩm thực phục vụ khách du lịch;
- Coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi, đánh giá của du khách.
3.3.3. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền và cư dân địa phương đóng vai trị quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực đường phố phục vụ du lịch. Để các giá trị văn hóa ẩm thực đường phố Hà Nội có thể phát huy và gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương thì UBND Thành phố Hà Nội cần có sự nghiên cứu đưa ra các nhóm ẩm thực đường phố chủ đạo, từ đó đề ra các chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố trong khu vực trung tâm thủ đơ Hà Nội chế biến những món ăn, đồ uống này phục vụ khách du lịch trong nước và ngoài nước.
UBND Thành phố cũng cần tham mưu đề nghị Chính phủ bàn hành các Nghị định quản lý hoạt động dịch vụ du lịch, tránh các hiện tượng nâng giá, ép giá… gây mất thiện cảm với du khách. Mặt khác UBND Thành phố cũng cần ban hành các quy định về quản lý xã hội, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để điểm du lịch trung tâm thủ đô Hà Nội trở thành một điểm du lịch ổn định và an tồn. Từ đó khách du lịch đến với thủ đơ sẽ ngày một nhiều hơn, các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố có thể có mơi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
UBND Thành phố và Sở Du lịch Thành phố cũng cần ban hành bộ tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần có sự quản lý chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.
Hỗ trợ phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có chun mơn, nghiệp vụ phục vụ kinh doanh ăn uống trong lĩnh vực du lịch.
Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, hệ thống các cơ sở phụ trợ về điện nước, y tế… UBND Thành phố cũng nên nghiên cứu, nới lỏng quy định về diện tích vỉa hè cho một số tuyến phố trọng điểm kinh doanh về ẩm thực đường phố nhằm tạo điều kiện tối đa cho các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố có thể tham gia phục vụ cho hoạt động du lịch của thủ đơ.
Ngồi ra, UBND Thành phố cũng cần chỉ đạo ngành cơng an tích cực tham gia cơng tác giữ gìn an ninh trật tự trong phạm vi khu phố cổ đồng thời kiểm soát hoạt động của các đối tượng bán hàng rong, tránh trường hợp trèo kéo khách gây mất thiện cảm.
3.3.4. Đối với cư dân địa phương
Thứ nhất: Phát huy tryền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách,
không chèo kéo, lịch sự văn minh trong giao tiếp ứng xử với khách. Nâng cao kiến thức du lịch, sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ khách.
Thứ hai : Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân
tộc, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống thông qua việc tổ chức các lễ hội, lễ nghi trong giao tiếp, và sinh hoạt thường ngày…
Thứ ba: Tôn trọng pháp luật, nâng cao ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm,
Tiểu kết chƣơng 3
Văn hóa ẩm thực đường phố là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng của thủ đơ Hà Nội, bởi vậy rất cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại, phát huy những thế mạnh hiện có, đưa sản phẩm du lịch hấp dẫn này trở thành một trong những sản phẩm du lịch mũi nhọn của thủ đô.
Căn cứ theo thực trạng khai thác ẩm thực đường phố phục vụ kinh doanh du lịch hiện nay tại thủ đơ có thể chia các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố thành hai nhóm: nhóm các giải pháp chính và nhóm các giải pháp hỗ trợ. Nhóm các giải pháp chính bao gồm ba giải pháp: Giải pháp phát triển nội dung chương trình du lịch ẩm thực đường phố phục vụ du lịch tại Hà Nội; giải pháp quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc khai thác ẩm thực đường phố phục vụ du lịch tại Hà Nội và giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ du lịch ẩm thực đường phố tại Hà Nội. Ba giải pháp chính này được xây dựng dựa vào các yếu tố cơ bản hình thành nên chất lượng cho một sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố. Nhóm các giải pháp hỗ trợ bao gồm hai giải pháp: giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch ẩm thực đường phố tại Hà Nội và giải pháp về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ẩm thực đường phố tại Hà Nội. Các nhóm giải pháp kể trên được đề xuất một cách tổng thể và được hình thành trên cơ sở quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển của du lịch thành phố với mục đích nhằm phát huy tối đa các giá trị văn hóa độc đáo của ẩm thực đường phố Hà Nội. Triển khai tốt những giải pháp này, cùng với sự tạo điều kiện của các cơ quan, ban ngành nhà nước sẽ khiến sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố có cơ hội phát triển, trở thành sản phẩm du lịch chủ đạo đóng góp cho sự phát triển chung của ngành du lịch Thủ đô.
KẾT LUẬN
Trong suốt những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục và hiện đang là ngành kinh tế đóng góp nhiều cho đất nước. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn còn rất nhỏ bé so với tiềm năng khi nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác triệt để ví dụ như tài nguyên ẩm thực. Hiện nay hình thái du lịch ẩm thực đang rất phổ biến tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hình thức này đang phát triển mạnh mẽ và nhận được nhiều sự u thích của du khách. Ở Việt Nam hình thức du lịch này vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha bởi nó vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn rõ nét. Tuy đã xuất hiện tại những nước khác nhưng ở nước ta hình thức du lịch mới này vẫn chưa nhận được sự trú trọng và sự đầu tư đúng mức. Với ưu thế về địa lý và khí hậu, nước ta khơng chỉ có rất nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo mà cịn sở hữu vơ vàn phong cách ẩm thực khác nhau mang phong vị từng vùng miền, vì thế nếu tận dụng khai thác triệt để để phục vụ cho hoạt động du lịch kết hợp ẩm thực thì nhất định sẽ tạo ra tiềm năng du lịch lớn.
Ở Việt Nam, nếu nhắc tới du lịch ẩm thực thì khơng thể khơng nhắc tới thủ đô Hà Nội. Thăng Long Hà Nội trong hàng nghìn năm phát triển đã ln biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi vùng miền đất nước và xa hơn là của bạn bè quốc tế, để làm nên một nền văn hoá bản sắc riêng đầy quyến rũ. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội phải kể tới đó là văn hóa ẩm thực. Hà Nội là một đơ thị nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại, và là nơi được Lý Nam Đế chọn làm kinh đô từ năm 542. Đến năm 1010 với “Chiếu dời đô”, Lý Cơng Uẩn chính thức đặt tên kinh đơ là Thăng Long để khẳng định lợi thế của mảnh đất này. Từ đó đến nay, Thăng Long – Hà Nội vẫn là nơi hội tụ của bốn phương, là nơi kết tinh những tinh hoa của đất nước và là nơi giao lưu văn hóa với bạn bè bốn phương. Bởi vậy, ăn uống của người Hà Nội phản ánh đúng nét văn hóa thanh lịch của người dân kinh kỳ, lịch sự, tao nhã và sang trọng. Đồng thời, ăn uống cũng thể hiện trình độ sống của người Hà Nơi, thể hiện khả năng cảm thụ, thể hiện mối quan
hệ giữa con người với con người trong ăn uống. Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội mang một nét riêng, rất thanh lịch và được thể hiện rõ nét qua cách chế biến, cách ăn, cách uống trong các bữa ăn hàng ngày cũng như trong cả các ngày lễ, ngày Tết và ngày hội của họ.
Trong văn hóa ẩm thực Hà Nội, ẩm thực đường phố được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo. Vì vậy dù đi đâu về đâu ẩm thực đường phố ln để lại ấn tượng khó phai trong lịng người Hà Nội cũng như du khách bốn phương khi đặt chân đến Hà Nội. Phần đông người Hà Nội quan niệm, món càng ngon càng phải lê la vỉa hè. Chẳng thế mà, ngồi tụm ba tụm bảy, cười nói rơm rả, chen chúc trong cái bụi bặm của đường phố, đơng đúc của dịng người qua lại khơng biết từ khi nào đã gắn với cái thú ăn chơi của người Hà Thành. Người nơi khác tới muốn tìm hiểu về ẩm thực Hà Thành hẳn sẽ tị mị và ngạc nhiên lắm về cái thú ăn bình dân như kiểu chợ quê giữa lịng Thủ đơ hiện đại. Nhưng rồi lại thấy thích thú khi được trải nghiệm văn hóa đặc sắc ấy cùng bạn bè khi thưởng thức những món ngon, đúng vị. Người Hà Nội lạ như thế, ăn đúng vị khi tới đúng địa chỉ, mà riêng ẩm thực đường phố Hà Nội thì chỉ thưởng thức ở khu vực phố cổ mới là chuẩn vị.
Khu phố cổ Hà Nội - nơi lưu giư dấu ấn của một "Hà Nội băm sáu phố phường" thủa xưa. Khu "36 phố phường" Hà Nội đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng với nền ẩm thực phong phú. Người nước ngồi khi du lịch Hà Nội thường tìm đến vỉa hè phố cổ để thưởng thức các món ăn, họ bị quyễn rũ không chỉ bởi mùi hương thơm phức của thức ăn một khi bước chân trên các con phố cổ Hà Nội mà cịn bị khung cảnh cổ kính của nơi đây thu hút. Có thể nói, với người Hà Nội thì ẩm thực vỉa hè phố cổ khơng chỉ là nơi để ăn uống duy trì sự sống, thưởng thức các món đặc sản mà cịn là nơi để mọi người đến thư giãn, giao lưu và gặp gỡ bạn bè, người thân.
Cho đến nay văn hóa ẩm thực nói chung cũng như văn hóa ẩm thực đường phố nói riêng đã được quan tâm tìm hiểu, khai thác và phục vụ hiệu quả trong hoạt động du lịch trên địa bàn khu vực phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hoạt động này còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định, chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng du lịch để phục vụ du khách. Ý thức được vấn đề này, dựa theo xu thế phát triển chung của du lịch Hà Nội, thành phố Hà Nội đã có nhiều những chính sách nhằm phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Những lễ hội ẩm thực được