Doanh thu du lịch Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 63)

Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đảo Phú Quốc đã xác định Kiên Giang có 4 cụm trọng điểm phát triển du lịch: Huyện Phú Quốc; Hà Tiên - Kiên Lượng và phụ cận; Rạch Giá - Kiên Hải và Phụ cận; U Minh Thượng và phụ cận. Đảo Phú Quốc được Chính phủ cho xây dựng thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước. Hiện toàn

tỉnh có 50 khu du lịch được duyệt với diện tích 7.484,92 ha, trong đó Phú Quốc có 22 khu du lịch với diện tích 5.344,23 ha.

Lực lượng doanh nghiệp lữ hành cũng tăng về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2012 có 48 công ty du lịch và chi nhánh - văn phòng đại diện, chủ yếu đặt tại Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Các tuyến du lịch được khai thác khá tốt, chủ yếu là các tuyến kết nối Kiên Giang với các tỉnh bạn trong khu vực và thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng và Thủ đô Hà Nội; trong tỉnh có các tuyến du lịch theo trục tam giác Phú Quốc - Rạch Giá - Hà Tiên , lấy Rạch Giá làm trung tâm để trung chuyển khách Hòn Đất, U Minh Thượng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung. Đã hình thành các tuyến du lịch đường bộ qua cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên sang Ko Kong, Phnom Penh, Siem Reap của Campuchia, Thái Lan; mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Hệ thống vận chuyển khách du lịch của Kiên Giang được đầu tư xây dựng từng bước để phục vụ du lịch như đầu tư xe du lịch hiện đại, tàu cao tốc ra các đảo, tàu tham quan và câu cá, nâng cấp và hoàn thiện một số cảng có thể đón các tàu khách có trọng tải chuyên chở nhiều khách du lịch như Cảng Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Dương Đông..., đặc biệt việc đang hoàn thiện và đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Dương Tơ (Phú Quốc) nhằm khai thác các đường bay kết nối các nước trong khu vực và các vùng, miền trong nước.

Với thế mạnh về biển đảo, Kiên Giang ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và sinh thái. Mặt khác, tỉnh đang từng bước hình thành hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù. Khách du lịch đến với Kiên Giang có thể lựa chọn nhiều loại hình du lịch thích hợp như lặn ngắm san hô tại Phú Quốc hay các quần đảo, thăm làng nghề truyền thống, khám phá rừng nguyên sinh, du lịch về nguồn thăm lại Nhà tù Phú Quốc, thưởng thức ẩm thực đặc sản và tham dự các lễ hội truyền thống của dân tộc. Kiên Giang đang từng bước

khai thác các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học... có chất lượng cao.

Nhìn chung hoạt động du lịch Kiên Giang đã có bước phát triển. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm, tạo nên sự chuyển biến cao trong nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, sự phối hợp khá đồng bộ giữ các cấp, ban ngành và địa phương, tạo môi trường thuận lợi để thu hút tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư nhằm phát triển du lịch, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập xã hội và ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Du lịch Kiên Giang đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bản đồ du lịch Việt Nam.

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang

Cùng với sự phát triển của Ngành thì công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng có những bước tiến nhất định về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu. Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trực tiếp của Kiên Giang.

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang

Số lượng nhân lực du lịch trực tiếp tại Kiên Giang trong giai đoạn 2008 – 2012 tăng đáng kể. Năm 2008, tổng nhân lực du lịch trực tiếp tại Kiên Giang là 4.277 người, trong đó số nhân lực du lịch tại cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp du lịch là 115 người, nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp là 4.040 người và tại các cơ sở đào tạo du lịch là 32 người.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Kiên Giang

Biểu đồ 2.3. Số lƣợng nhân lực du lịch trực tiếp của Kiên Giang

Biểu đồ 2.3 và số liệu thống kê ở Phụ lục bảng 2.1 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang cho thấy được tốc độ tăng trưởng nhanh và khá đều của nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 14%. Nguồn nhân lực được phân bố như sau:

2.2.1.1. Nhân lực du lịch ở cơ quan quản lý nhà nước

Năm 2012, nhân lực thuộc khối quản lý nhà nước về du lịch ở Kiên Giang có 225 người và được chia làm 2 nhóm (xem biểu đồ 2.4 và bảng phụ lục 2.4):

Nhóm thứ nhất là nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước, không có sự thay đổi lớn về số lượng, bao gồm 25 người làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang và các phòng Văn hóa thông tin ở thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Châu Thành. Vào năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin, Sở Thể dục thể thao, Sở Du lịch và một phần của Chi cục Dân số đã sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang. Đối với cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch trước đây

chỉ còn 1 phó giám đốc quản lý khối du lịch và 2 phòng chuyên môn về du lịch đó là Phòng Quản lý nghiệp vụ du lịch và phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch. Các phòng này đảm nhiệm các công việc như Sở Du lịch trước đây. Các Phòng Văn hóa Thông tin tại các địa phương thì mỗi địa phương trung bình được 1 lao động quản lý du lịch. So với khối lượng các công việc quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh thì, lực lượng lao động còn khá ít để đảm đương trách nhiệm quản lý ngành. Vì thế công tác quản lý du lịch gặp không ít khó khăn.

Nhóm thứ hai là nhân lực của các đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Xúc tiến Thương mại – Du lịch tại Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Công viên văn hóa An Hòa, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và Trung tâm Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Phú Quốc. Đây là những đơn vị sự nghiệp du lịch có quyền thu, chi và chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang. Lực lượng nhân lực ở các đơn vị này khoảng 200 người và được bổ sung qua các năm.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Kiên Giang

2.2.1.2. Nhân lực du lịch của cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch

Trong điều tra của cá nhân để thống kê về nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch trong địa bàn tỉnh cho thấy số nhân lực về sự nghiệp đào tạo du lịch còn rất ít so với tốc độ tăng trưởng của ngành. Trong thực tế, để đạt được những mục tiêu đề ra thì rất cần một lực lượng nhân lực dồi dào và có kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước. Nhưng số lượng giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhu cầu đào tạo của thực tiễn.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Cá nhân thực hiện điều tra ,5/2013

Biểu đồ 2.5. Nhân lực tại các cơ sở đào tạo du lịch

Theo thống kê ở bảng 2.6 (phần phục lục) và biểu đồ 2.5, toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở đào tạo du lịch bao gồm 2 trường cao đẳng, 1 trường cao đẳng nghề và 3 trung tâm với nguồn nhân lực có chuyên ngành du lịch là 32 người vào năm 2009 đến năm 2012 thì số giáo viên, giảngviên tăng lên 51 người. Số lượng nhân lực đào tạo du lịch chiếm nhiều nhất ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật với 17 giáo viên. Các cơ sở đào tạo còn lại đa số liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo du lịch tại Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc mời chuyên gia và những nhà quản lý, doanh nghiệp có kiến thức và kinh

2.2.1.3. Nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Trong tổng số nhân lực du lịch của Kiên Giang thì nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Bảng 2.5 (phụ lục) và biểu đồ 2.6 đã biểu diễn tốc độ tăng trưởng của nguồn nhân lực này đối với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là nhân lực kinh doanh tàu ra đảo bình quân ở mức 34,6%. Tàu ra đảo ở đây là các loại tàu cao tốc, tàu thường để vận chuyển khách ra đảo Phú Quốc, Nam Du, quần đảo Bà Lụa, đảo Hải Tặc, Hòn Tre, Hòn Sơn... Những năm gần đây khi du lịch biển đảo ở Kiên Giang phát triển, thì số lượng dịch vụ tàu vận chuyển khách cũng tăng theo, tuy nhiên đây chỉ là những phương tiện vận chuyển khách thông thường không có tàu dành riêng cho khách du lịch. Nhân lực làm việc vận chuyển ô tô du lịch cũng có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 21,8%/năm. Nhân lực các doanh nghiệp kinh doanh khác cũng có tốc độ tăng trưởng 10% trở lên. Ngày càng có nhiều các cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 1 – 5 sao nên nhân lực trong cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Kiên Giang

Như đã đề cập ở chương 1, khi nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực phải nói đến đạo đức, sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ, các năng lực phẩm chất cá nhân. Nhưng đến nay, Kiên Giang chưa có số liệu thống kê cụ thể về tất cả chỉ tiêu trên. Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch khi tuyển dụng lao động cũng đã đề ra các tiêu chí về sức khỏe, ngoại hình, trình độ học vấn và nghiệp vụ. Vì thế Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch Kiên Giang.

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang từ năm 2009 đến 2012 đã phản ánh cơ bản trình độ của đội ngũ nhân lực trực tiếp của ngành Du lịch tỉnh, thể hiện trong bảng 2.8, bảng 2.12 (phục lục) và các biểu đồ sau:

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.7. Tổng hợp trình độ của nhân lực du lịch Kiên Giang

Nhìn chung trình độ nhân lực du lịch Kiên Giang chưa cao. Đặc biệt số lao động phổ thông chưa qua đào tạo tuy tăng chậm nhưng vẫn chiếm đến 40,5 % trong tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo chiếm 59,5% trong tổng số nhân

lực du lịch toàn tỉnh. Tuy nhiên, số nhân lực chuyên ngành khác chiếm 32,2%, còn số nhân lực được đào tạo chuyên ngành du lịch thì năm 2009 chiếm 22,3%, năm 2012 chiếm 27,3%. Mặc dù số lượng nhân lực đã qua đào tạo du lịch có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng nhân lực du lịch. Đây là một thực tế khá lo ngại. Một mặt các doanh nghiệp vì tiếc tiền thuê nhân lực có trình độ chuyên môn thay vào đó chỉ thuê lao động phổ thông rẻ tiền, và cũng không đào tạo lại cho người lao động dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ đáng kể. Mặt khác, vì tính thời vụ trong du lịch nên doanh nghiệp không quan tâm chất lượng nhân lực.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.8. Nhân lực phân theo trình độ nghiệp vụ du lịch

Biểu đồ 2.8 đã thể hiện được rõ số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn du lịch tăng qua các năm. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề trong Tỉnh, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nhằm tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực trong ngành, nhất là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì thế mà số lượng nhân lực qua đào tạo du lịch đã tăng lên hàng năm một cách nhanh chóng. Nhân lực có trình độ tiến sỹ chỉ có được 1 người. Trình độ thạc sỹ năm 2009 là 0,4%, năm 2010 và 2011 là 0,5%, năm 2012 là 0,6%. Trình độ đại học năm 2009

là 17,25%, năm 2010 là 15,5%, năm 2011 và 2012 là 15%. Trình độ cao đẳng qua các năm tăng nhẹ trong khoảng 3,5% -3,9% /năm. Trình độ trung cấp và cao đẳng nghề năm 2009 là 16,8%, các năm còn lại tăng đều 15%. Nhân lực có chứng chỉ nghề năm 2009 là 61,6%, năm 2010 là 65%, năm 2011 là 65,5%, năm 2012 là 65%. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng so với mục tiêu đề ra Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế bài toán về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai rất cần những giải pháp chiến lược để đưa du lịch Kiên Giang đạt mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất.

Để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực cho phát triển nhân lực du lịch Kiên Giang, rất cần phải xét đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhóm nhân lực.

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn của nhân lực quản lý nhà nước

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

Biểu đồ 2.9. Nhân lực theo theo trình độ trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch

Số nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đều có chuyên môn du lịch nhưng trình độ khác nhau. Trình độ thạc sỹ năm 2009 và 2010 chỉ có 1 người đến năm 2011 và 2012 thì được 2 người. Trình độ đại học chiếm đa số, tăng trung bình từ 81% đến 86%/năm. Trình độ cao đẳng tương đối thấp, chiếm khoảng 8% tổng nhân lực.

Tại các đơn vị sự nghiệp có thu, nhân lực có trình độ đại học chiếm 25%, cao đẳng và trung cấp chiếm 21%, số nhân lực này biên chế tại các trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du Lịch ở huyện. Số còn lại là nhân lực có chứng chỉ nghề và nhân lực lao động phổ thông làm việc tại Vườn quốc Gia U Minh Thượng và Công viên văn hóa An Hòa.

2.2.2.2. Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch

Nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch: Trong số hơn 4.000 lao động làm việc tại 296 cơ sở lưu trú, trình độ thạc sỹ chiếm 0,05%, trình độ đại học chiếm 7,6%, cao đẳng và trung cấp lần lượt chiếm 2,1% và 9,4 %. Số nhân lực có chứng chỉ chiếm đến 40,3% và 40,5% là số nhân lực lao động phổ thông. Qua các thông số cho thấy trình độ nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)