Danh sách các cơ sở đào tạo du lịch của Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 79 - 132)

STT Tên cơ sở

1 Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang

2 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang 3 Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang

4 Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du Lịch Hà Tiên 5 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Phú Quốc 6 Trung tâm giới thiệu việc làm Kiên Giang

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

2.4.1.2. Đội ngũ công tác giảng dạy du lịch

Đội ngũ giảng dạy du lịch của tỉnh mỗi năm đều tăng về số lượng và chất lượng. Hơn 88% giáo viên giảng dạy du lịch đề có trình độ đại học và sau đại học, số còn lại giáo viên có trình độ Cao đẳng là trợ giảng. Hàng năm các giáo viên đều được tạo cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ khi được tham gia các khóa học cao học hay các lớp ngắn hạn về thực hành nghiệp vụ tại các thành phố lớn. Ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên của các trường còn trẻ, yêu nghề,

nhiệt huyết với công tác giảng dạy và trình độ ngoại ngữ nhất định. Các chương trình học, giáo trình, phương pháp giảng dạy đang được từng bước hoàn thiện khi liên kết với các trường Đại học ngoài tỉnh. Tại các trung tâm dạy nghề, số lượng giáo viên rất ít, đa số là thỉnh giảng giáo viên từ các trường khác, chủ doanh nghiệp hay trưởng bộ phận của các cơ sở lưu trú để giảng dạy, vì thế chất lượng giảng dạy không được đảm bảo.

2.4.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các doanh nghiệp cũng được chú trọng vào những năm gần đây. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình, một số doanh nghiệp quy mô lớn có những kế hoạch để đào tạo nhân viên vào những khoảng thời gian thấp điểm của du lịch như: thỉnh giảng các giáo viên từ các trường trong và ngoài tỉnh như trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigon tourist, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang …để mở các lớp ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn hoặc anh văn cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Theo định kỳ, một số doanh nghiệp tự mở các lớp đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên, hay cử nhân viên đi học tại các trường dạy về du lịch hay tại các khách sạn lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn khuyến khích nhân viên tự học bằng cách tạo điều kiện về thời gian, có thể hưởng nguyên lương hoặc nửa tháng lương tùy theo chính sách của từng doanh nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp còn tự tổ chức các đợt kiểm tra tay nghề nhân viên trong nội bộ công ty nhằm đánh giá lại chất lượng phục vụ của mình đối với khách hàng. Đa phần các doanh nghiệp tư nhân hay quy mô nhỏ không chú trọng đến chất lượng tay nghề người lao động, nên chỉ thuê những lao động có bằng sơ cấp hoặc lao động phổ thông và tự đào tạo theo ý của doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ khá lớn, nếu theo kiểu đào tạo như thế này đã làm ảnh hưởng ảnh hưởng đối với chất lượng chung của cả ngành du lịch.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, trong những năm qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự quan tâm chỉ đạo đối với công tác tổ chức khảo

trong ngành, làm cơ sở cho công tác báo cáo và xây dựng các chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực theo tiêu chuẩn mới. Căn cứ kết quả điều tra, Sở xây dựng báo cáo phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cho Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở đã tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ cho người lao động. Những khóa đào tạo này đã giúp cho một bộ phận lớn người lao động có điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời qua các lớp bồi dưỡng này người lao động được bổ sung các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ theo chuẩn quy định. Bên cạnh đó Sở còn phối hợp đào tạo với các tỉnh Cần Thơ, An Giang. Để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ một phần học phí cho người lao động. Hàng năm, bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch đào tạo, Sở luôn chú trọng đến việc kêu gọi, vận động các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách, doanh nghiệp…Nhằm giúp người lao động có điều kiện tham gia đầy đủ các khóa học. Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch thường xuyên được tạo tạo điều kiện tham gia những khóa bồi dưỡng, tập huấn do Tổng cục Du lịch, các trường nghiệp vụ du lịch tổ chức về các kỹ năng quản lý nhà nước về du lịch…

Nhìn chung, mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng du lịch cao (cả về số lượt khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật…), công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhưng còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Số nhân lực du lịch chưa qua đào tạo còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp. Qua đó cũng nhận thấy được công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo còn yếu và thưa thớt, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành. Doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức việc đào tạo chuẩn hóa tay nghề lao động đạt chất lượng theo quy định để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Số lượng cán bộ quản lý được đào tạo chuyên nghiệp còn rất hạn chế vì thế công tác quản lý ngành còn gặp nhiều trở ngại. Nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang còn tương đối trẻ, có nhiều triển vọng nếu được đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo mới và đào tạo lại theo đúng chuyên ngành sẽ đáp

2.4.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang

Thông qua các chỉ số về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Kiên giang, phần nào đã thấy được bức tranh tổng thể về việc sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong vài năm gần đây. Thực tế, nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa được sử dụng thỏa đáng và tương xứng với tiềm năng du lịch Kiên Giang. Số nhân lực có chuyên ngành được sử dụng còn thấp, phần lớn các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nên đa số sử dụng nhân lực có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số nhân lực lao động phổ thông được sử dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng nhiều lao động thời vụ, hầu hết chưa qua đào tạo về du lịch, thậm chí trình độ lao động còn thấp. Thêm vào đó những nhân lực quản lý giỏi còn thiếu nên đa số doanh nghiệp thuê quản lý ở nơi khác đến. Cán bộ quản trị kinh doanh du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu, số giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã qua đại học hầu hết được đào tạo các chuyên ngành không phải du lịch, trừ số người làm việc ở những cơ sở du lịch liên doanh và một số doanh nghiệp du lịch lớn. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được sử dụng phần lớn chưa có kinh nghiệm, ngoại ngữ còn hạn chế, đã được bổ sung nhiều nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu thực tế. Các doanh nghiệp lữ hành đa phần là thuê những hướng dẫn viên tự do nên không quản lý chặt về chất lượng.

Đối với số nhân lực tại các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, nhà hàng chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn nên hạn chế nhiều trong quy trình phục vụ khách, chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, do đó chưa thể đảm bảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là phục vụ khách quốc tế.

Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, thành phố và thị xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, ở các xã, phường, ban quản lý các khu du lịch… công chức quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn thiếu và hầu như chưa được qua đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn.

2.4.3. Quản lý của nhà nước về phát triển nhân lực du lịch

2.4.3.1. Hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hệ thống các văn bản pháp lý quy định về phát triển nguồn nhân lực bao gồm Luật Du lịch, Luật Giáo dục, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam qua từng giai đoạn và các Kế hoạch, Quy hoạch phát triển du lịch của Kiên Giang được cụ thể bằng văn bản. Ngoài ra, còn có các chính sách và quy định liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực du lịch như các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp, chương trình đào tạo về các nghiệp vụ du lịch cùng các hệ đào tạo, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo du lịch, tiêu chuẩn và chế độ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy du lịch; các văn bản quy định cho lao động như chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, tiền lương, chế độ lao động đối với nữ, chính sách cho các vùng du lịch trọng điểm...

Tại Kiên Giang, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn của nhân viên phục vụ trong lưu trú, nhân viên vận chuyển ô tô du lịch, hướng dẫn viên quốc tế và nội địa, thuyết minh viên như: Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch với các thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nghị định 92/2007/NĐ - CP như thông tư 88/2008/TT- BVHTTDL quy định về lưu trú du lịch, thông tư 89/2008/TT - BVHTTDL quy định về kinh doanh lữ hành, văn phòng, chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch; Nghị định 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ôtô, Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011 quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ôtô và cấp biển hiệu cho xe ôtô vận chuyển khách du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch mở các lớp về đào tạo lái xe vận chuyển khách du lịch và cấp biển hiệu cho ô tô du lịch vào năm 2012 nhưng

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật mà Tổng Cục Du lịch hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 8/2011/QĐ - UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang ngày 14/01/2011 nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực du lịch của Tỉnh.

Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về phê duyệt quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa các ngành từ Trung ương đến địa phương còn chồng chéo, chưa mang tính khả thi cao; văn bản pháp quy điều chỉnh công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch có sự bất cập, khó khăn về vốn và cơ chế pháp lý; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch chậm ban hành, gây lúng túng trong tổ chức thực hiện Luật. Các văn bản về chính sách ưu đãi đầu tư du lịch nói chung và chính sách thu hút nguồn nhân lực du lịch nói riêng của Tỉnh chưa được nghiên cứu, ban hành kịp thời.

2.4.3.2. Các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở nước ngoài

Để phát triển du lịch theo xu hướng chung của cả nước nói riêng và thế giới nói chung, ngoài việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực theo các tiêu chuẩn quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang đã tạo điều kiện cho công chức quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước như Úc, Nhật Bản, Singapore... Từ năm 2012, Sở đã cử các cán bộ quản lý trẻ, có năng lực tham gia vào chương trình tu nghiệp 3 tháng tại Nhật Bản theo chương trình “Quy hoạch và quản lý khu du lịch sinh thái cho khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới” của Tổ chức tác hợp quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ; và chương trình học bổng Endaevour của trường Đại học Sunshine Cost - Australia…Nhìn chung, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch còn rất hạn chế, tính đến nay số lượng cán bộ được của đi học chỉ được vài người, khó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian tới.

Đối với đội ngũ giảng dạy về du lịch tại các trường học được sự hỗ trợ từ Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam của Liên Minh Châu Âu (EU). Ngoài việc tài trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật về thực hành cho các trường dạy nghề du lịch, Dự án còn cung cấp cả chương trình đào tạo và đào tạo kỹ năng mềm cho các giáo viên, giảng viên dạy du lịch. Tuy Chương trình của Dự án đã được triển khai từ rất lâu ở Việt Nam, nhưng đến nay Kiên Giang mới nhận được sự hỗ trợ từ dự án.

2.5. Đánh giá công tác phát triển nhân lực du lịch ở Kiên Giang

2.5.1. Những thành tựu và nguyên nhân

2.5.1.1. Những thành tựu

Qua quá trình thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về phát triển du lịch từ năm 1998 đến 2010, Kiên Giang đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Công tác đào tạo và phát triển nhân lực được tăng cường về chất lượng và số lượng trong những năm gần đây. Nguồn nhân lực du lịch trong quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, một số có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Với lực lượng nhân lực du lịch quản lý trong các doanh nghiệp trẻ, năng động và nhạy bén với sự thay đổi không của thị trường, các doanh nghiệp đã những chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch hợp lý và hành nhiều chính sách thu hút và đãi ngộ nhân sự hấp dẫn, công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp du lịch đã có nhiều bước tiến đáng kể. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo tạo nghề liên quan đến du lịch, bước đầu đã mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân ở vùng nông thôn. Chẳng những nguồn nhân lực lao động trực tiếp với lợi thế trẻ trung, nhiệt tình mà còn chịu khó học hỏi, trao dồi kinh nghiệm và kiến thức về ngành nên tỷ lệ nguồn nhân lực du lịch đã qua đào tạo, được đào tạo lại và bồi dưỡng ngày càng tăng nhanh qua các năm.

2.5.1.2. Nguyên nhân

Để đạt được những thành tựu trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch phải kể đến sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội Đại Biểu toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 79 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)