Nhân lực tại các cơ sở đào tạo du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 68)

Theo thống kê ở bảng 2.6 (phần phục lục) và biểu đồ 2.5, toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở đào tạo du lịch bao gồm 2 trường cao đẳng, 1 trường cao đẳng nghề và 3 trung tâm với nguồn nhân lực có chuyên ngành du lịch là 32 người vào năm 2009 đến năm 2012 thì số giáo viên, giảngviên tăng lên 51 người. Số lượng nhân lực đào tạo du lịch chiếm nhiều nhất ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật với 17 giáo viên. Các cơ sở đào tạo còn lại đa số liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo du lịch tại Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc mời chuyên gia và những nhà quản lý, doanh nghiệp có kiến thức và kinh

2.2.1.3. Nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Trong tổng số nhân lực du lịch của Kiên Giang thì nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Bảng 2.5 (phụ lục) và biểu đồ 2.6 đã biểu diễn tốc độ tăng trưởng của nguồn nhân lực này đối với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là nhân lực kinh doanh tàu ra đảo bình quân ở mức 34,6%. Tàu ra đảo ở đây là các loại tàu cao tốc, tàu thường để vận chuyển khách ra đảo Phú Quốc, Nam Du, quần đảo Bà Lụa, đảo Hải Tặc, Hòn Tre, Hòn Sơn... Những năm gần đây khi du lịch biển đảo ở Kiên Giang phát triển, thì số lượng dịch vụ tàu vận chuyển khách cũng tăng theo, tuy nhiên đây chỉ là những phương tiện vận chuyển khách thông thường không có tàu dành riêng cho khách du lịch. Nhân lực làm việc vận chuyển ô tô du lịch cũng có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 21,8%/năm. Nhân lực các doanh nghiệp kinh doanh khác cũng có tốc độ tăng trưởng 10% trở lên. Ngày càng có nhiều các cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 1 – 5 sao nên nhân lực trong cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Kiên Giang

Như đã đề cập ở chương 1, khi nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực phải nói đến đạo đức, sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ, các năng lực phẩm chất cá nhân. Nhưng đến nay, Kiên Giang chưa có số liệu thống kê cụ thể về tất cả chỉ tiêu trên. Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch khi tuyển dụng lao động cũng đã đề ra các tiêu chí về sức khỏe, ngoại hình, trình độ học vấn và nghiệp vụ. Vì thế Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch Kiên Giang.

Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang từ năm 2009 đến 2012 đã phản ánh cơ bản trình độ của đội ngũ nhân lực trực tiếp của ngành Du lịch tỉnh, thể hiện trong bảng 2.8, bảng 2.12 (phục lục) và các biểu đồ sau:

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.7. Tổng hợp trình độ của nhân lực du lịch Kiên Giang

Nhìn chung trình độ nhân lực du lịch Kiên Giang chưa cao. Đặc biệt số lao động phổ thông chưa qua đào tạo tuy tăng chậm nhưng vẫn chiếm đến 40,5 % trong tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo chiếm 59,5% trong tổng số nhân

lực du lịch toàn tỉnh. Tuy nhiên, số nhân lực chuyên ngành khác chiếm 32,2%, còn số nhân lực được đào tạo chuyên ngành du lịch thì năm 2009 chiếm 22,3%, năm 2012 chiếm 27,3%. Mặc dù số lượng nhân lực đã qua đào tạo du lịch có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng nhân lực du lịch. Đây là một thực tế khá lo ngại. Một mặt các doanh nghiệp vì tiếc tiền thuê nhân lực có trình độ chuyên môn thay vào đó chỉ thuê lao động phổ thông rẻ tiền, và cũng không đào tạo lại cho người lao động dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ đáng kể. Mặt khác, vì tính thời vụ trong du lịch nên doanh nghiệp không quan tâm chất lượng nhân lực.

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.8. Nhân lực phân theo trình độ nghiệp vụ du lịch

Biểu đồ 2.8 đã thể hiện được rõ số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn du lịch tăng qua các năm. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề trong Tỉnh, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nhằm tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực trong ngành, nhất là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì thế mà số lượng nhân lực qua đào tạo du lịch đã tăng lên hàng năm một cách nhanh chóng. Nhân lực có trình độ tiến sỹ chỉ có được 1 người. Trình độ thạc sỹ năm 2009 là 0,4%, năm 2010 và 2011 là 0,5%, năm 2012 là 0,6%. Trình độ đại học năm 2009

là 17,25%, năm 2010 là 15,5%, năm 2011 và 2012 là 15%. Trình độ cao đẳng qua các năm tăng nhẹ trong khoảng 3,5% -3,9% /năm. Trình độ trung cấp và cao đẳng nghề năm 2009 là 16,8%, các năm còn lại tăng đều 15%. Nhân lực có chứng chỉ nghề năm 2009 là 61,6%, năm 2010 là 65%, năm 2011 là 65,5%, năm 2012 là 65%. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng so với mục tiêu đề ra Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế bài toán về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai rất cần những giải pháp chiến lược để đưa du lịch Kiên Giang đạt mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất.

Để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực cho phát triển nhân lực du lịch Kiên Giang, rất cần phải xét đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhóm nhân lực.

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn của nhân lực quản lý nhà nước

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

Biểu đồ 2.9. Nhân lực theo theo trình độ trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch

Số nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đều có chuyên môn du lịch nhưng trình độ khác nhau. Trình độ thạc sỹ năm 2009 và 2010 chỉ có 1 người đến năm 2011 và 2012 thì được 2 người. Trình độ đại học chiếm đa số, tăng trung bình từ 81% đến 86%/năm. Trình độ cao đẳng tương đối thấp, chiếm khoảng 8% tổng nhân lực.

Tại các đơn vị sự nghiệp có thu, nhân lực có trình độ đại học chiếm 25%, cao đẳng và trung cấp chiếm 21%, số nhân lực này biên chế tại các trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du Lịch ở huyện. Số còn lại là nhân lực có chứng chỉ nghề và nhân lực lao động phổ thông làm việc tại Vườn quốc Gia U Minh Thượng và Công viên văn hóa An Hòa.

2.2.2.2. Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch

Nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch: Trong số hơn 4.000 lao động làm việc tại 296 cơ sở lưu trú, trình độ thạc sỹ chiếm 0,05%, trình độ đại học chiếm 7,6%, cao đẳng và trung cấp lần lượt chiếm 2,1% và 9,4 %. Số nhân lực có chứng chỉ chiếm đến 40,3% và 40,5% là số nhân lực lao động phổ thông. Qua các thông số cho thấy trình độ nhân lực qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất ít và đa số là chủ doanh nghiệp hay ban giám đốc, các trưởng bộ phận. Còn nhóm nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách thì chiếm đa số, chỉ qua đào tạo sơ cấp và lao động phổ thông. Lao động chưa có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ lưu trú của các cơ sở lưu trú.

Nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành: Với đặc thù của nghề lữ hành bắt buộc nhân lực phải có trình độ chuyên môn nhất định mới có thể hành nghề được. Trình độ tối thiểu của hướng dẫn viên quốc tế phải tốt nghiệp đại học và hướng dẫn viên nội địa phải có bằng trung cấp trở lên. Các hướng dẫn viên quốc tế và nội địa đều phải trải qua các kỳ thi để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và phải được kiểm tra để cấp lại theo định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng. Vì thế 100% đều đã qua đào tạo về du lịch, trong đó, trình độ Thạc sỹ chiếm 0,15%, trình độ đại học là 40,5%, trình độ cao đẳng là 4,6%, trình độ trung cấp chiếm 23,1%, và 31,2% nhân lực đã qua đào tạo sơ cấp hướng dẫn. Vì các doanh nghiệp thường thuê các hướng dẫn tự do theo mùa nên không chú trọng đến trình độ, nên số nhân lực chỉ có chứng chỉ sơ cấp vẫn còn nhiều, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.

Nhân lực tại các điểm tham quan, du lịch: Các điểm tham quan, du lịch tại Kiên Giang được phân bố khá đều tại 4 cụm du lịch. Nhân lực làm việc tại đây đa số cán bộ

quản lý, thuyết minh viên, nhân viên bán vé, bảo vệ, người bán hàng lưu niệm.. Trình độ nhân lực ở đây chủ yếu là trình độ phổ thông chiếm đến 33%, số còn lại đều có trình độ đại học 15%, cao đẳng 9,8%, trung cấp và sơ cấp nghề là 20%.

Nhân lực vận chuyển ô tô du lịch: Tất cả nhân lực này đều phải có bằng lái xe, chứng chỉ hành nghề theo quy định chung của Bộ Giao thông - Vận tải. Những nhân lực này làm việc đa số tại các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp tư nhân cho thuê xe để vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên họ vẫn chưa được đào tạo cơ bản để phục vụ khách du lịch. Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông - Vận tải đã ban hành Thông tư liên bộ số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011 về việc cấp biển hiệu cho ô tô du lịch và bắt buộc lái xe, người phục vụ trên xe chở khách du lịch phải được tập huấn kiến thức cơ bản về du lịch theo chương trình khung tập huấn nghiệp vụ du lịch. Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang có xây dựng kế hoạch mở lớp nghiệp vụ cho các tài xế và người phục vụ trên xe, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

2.2.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các cơ sở đào tạo

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

Theo điều tra của cá nhân với sự giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang thể hiện qua biểu đồ 2.10, cho thấy trình độ chuyên môn về du lịch của nhân lực các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao. Đa số giáo viên, giảng viên đều có trình độ đại học 72,5% và thạc sỹ 13,7%, tiến sỹ 1,9% và cao đẳng là 11,7%. Đây là bộ phận có trình độ tương đối cao so với các nhóm nhân lực khác. Hằng năm, những nhân lực này đều được tạo điều kiện tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc được cử đi học nâng cao trong và ngoài nước, tham quan học hỏi các mô hình đào tạo du lịch tại các trường đại học lớn có đào tạo chuyên ngành du lịch.

2.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của Kiên Giang

2.2.3.1. Cơ cấu về giới tính

Theo điều tra của cá nhân về cơ cấu giới tính của một số ngành nghề đã thấy rõ sự khác biệt về giới tính: Trong các cơ sở lưu trú thì số nhân lực nam chiếm 32,5% trong khi đó nhân lực nữ là 67,5%, điều này cũng không xa lạ đối với ngành nhà hàng - khách sạn. Đối với ngành lữ hành thì ngược lại, với công việc phải thường xuyên đi xa thì thích hợp với nam giới hơn, do đó số nhân lực nam chiếm 70,3% và nữ chỉ chiếm 29,7%. Còn Vận chuyển ô tô du lịch thì 87,5% là nhân lực nam và 12,5% là số nhân lực nữ. Điều này được thể hiện ở biểu đồ 2.11 và bảng 2.9 (phụ lục). Đơn vị tính: Người

Nguồn: Cá nhân thực hiện điều tra 5/2013

2.2.3.2. Cơ cấu về nghiệp vụ phục vụ

Trong điều tra của cá nhân ở các cơ sở lưu trú tại địa bàn tỉnh Kiên Giang đã nhận thấy cơ cấu nghề nghiệp phục vụ trong các cơ sở như sau: Lễ tân chiếm 22,1%, phục vụ buồng chiếm 31,9%, phục vụ bàn và bar chiếm 19,4%, nghiệp vụ bếp chiếm 15,4%, 11,3% là của các bộ phận khác. Đây là cơ cấu đối với các khách sạn có đầy đủ các bộ phận nghiệp vụ, tuy nhiên tại một số khách sạn 1, 2 sao không có nhà hàng thì cơ cấu này chưa phù hợp.

Đơn vị tính: Phần trăm

Nguồn: Cá nhân thực hiện điều tra 5/2013

Biểu đồ 2.12. Cơ cấu nghề nghiệp phục vụ ở cơ sở lƣu trú

2.2.3.3. Cơ cấu về độ tuổi

Theo thống kê cơ cấu tuổi của một số ngành nghề du lịch trong điều tra của cá nhân thể hiện ở biểu đồ 2.13 và bảng 2.10 (phụ lục), nhìn chung nhân lực du lịch Kiên Giang là đa số là lao động trẻ. Nhóm nhân lực có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 54,6%, nhóm nhân lực từ 30 đến 45 tuổi chiếm 34,3%, nhân lực từ 46 đến 55 tuổi chiếm 8,8%, còn 2,3% là những nhân lực trên 55 tuổi. Nếu xét về ngành nghề thì nhân lực làm quản lý nhà nước có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất 48,3%, đây là nơi có ít biến động về

số lượng và cần nhân lực có trình độ về chuyên môn và quản lý, có hiểu biết sâu rộng và toàn diện về ngành. Ngược lại trong các cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành thì nhân lực thuộc nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (lưu trú là 56,5% và lữ hành là 74,5%). Điều này là đặc điểm nổi bật theo chuyên ngành lưu trú, cần những người có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống khéo léo như lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, bar, buồng. Nhân lực trong lữ hành cũng vậy, các hướng dẫn viên phải có sức khỏe và khả năng chịu đựng tốt, trình độ chuyên môn cao. Nhưng vận chuyển ô tô du lịch lại có nhóm nhân lực từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 63,9%, nhân lực trong ngành vận chuyển đa phần cần có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về tour tuyến, thời tiết và khéo léo trong giao tiếp với khách.

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.13. Cơ cấu tuổi tác của nhân lực du lịch Kiên Giang 2.4. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Kiên Giang

2.4.1. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

Du lịch là một ngành còn khá trẻ ở Kiên Giang. Trước đây du lịch chỉ là tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể và kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

cho các nguồn lực để phát triển du lịch, trong đó có nguồn nhân lực du lịch. Tuy chưa có trường đại học ở Kiên Giang, nhưng công tác bồi dưỡng nhân lực tại Kiên Giang đã được các cấp và lãnh đạo tỉnh quan tâm thông qua việc tạo điều kiện về chính sách, cơ chế, cơ sở vật chất cho các trường và các trung tâm dạy nghề, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch. Theo bảng 2.7 (phục lục), từ năm 1999 - 2012, các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức tổng số 56 lớp đào tạo bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ du lịch như Quản trị Nhà hàng khách sạn; Nghiệp vụ buồng; Nghiệp vụ bàn… với 2.047 học viên tham gia. Tuy số lượng học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh kiên giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)