Cái Đẹp trong các thể loại tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 - 2015) (Trang 95 - 103)

3 á Đẹp thể hin trong thể loại phim

3.2.4. Cái Đẹp trong các thể loại tổng hợp

Hoạt hình là môn nghệ thuật có nhiều thể loại mang nét độc đáo riêng. Ngày nay, với mong muốn ngày càng có nhiều sản phẩm nghệ thuật hoàn hảo, các nhà làm phim đã tìm cách tận dụng thế mạnh của các thể loại khác nhau, hội tụ trong một tác phẩm để có thể thực hiện trọn vẹn nhất ý đồ sáng tác của mình. Điều này đã khiến cho các bộ phim kết hợp nhiều thể loại có màu sắc riêng, có nhiều ưu điểm nhờ sự hỗ trợ của các thể loại. Một số phim, các tác giả sử dụng nhân vật vẽ để khẳng định nét diễn xuất tinh tế, uyển chuyển của nhân vật song lại dùng bối cảnh, phông của phim 3D để diễn tả cảm giác không gian bao la như bộ phim hoạt hình của Mỹ Thuỷ thủ Sinbad: Huyền

thoại 7 đại dương (2003). Thậm chí, trong một số phim hoạt hình, các nhà

làm phim quay cảnh người thật, kết hợp với các cảnh hoạt hình hoặc có thể quay toàn bộ phim thật rồi xử lý qua công nghệ máy tính, biến thành phim hoạt hình… Chính những sự kết hợp, tìm tòi sáng tạo này đã dần dần xoá nhoà ranh giới giữa các thể loại, sáng tạo nên các bộ phim hội tụ được nhiều thế mạnh và quan trọng nhất là khiến nó trở nên giống cuộc sống thực hơn bất kỳ thể loại hoạt hình độc lập nào.

Phim HHVN đã xuất hiện một số tác phẩm ghi dấu sự kết hợp giữa các thể loại hoặc sử dụng một số cảnh quay bằng kỹ thuật của các thể loại khác. Phim Đeo lục lạc cho mèo chuyển thể từ truyện ngụ ngôn thế giới được các nhà làm phim sử dụng kết hợp giữa các cảnh phim 2D và phim cắt giấy. Nhờ sự kết hợp của 2 thể loại này mà bộ phim có được sự chuyển động mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng ẩn chứa tính triết lý cao trong các hình ảnh ẩn dụ, ước lệ. Một số phim cũng kết hợp những cảnh 3D hay phông 3D trong diễn xuất như phim Mỵ Châu, Trọng Thủy.

Kết hợp cảnh 3D nỏ thần trong phim 2D Mỵ Châu, Trọng Thuỷ

Mỵ Châu, Trọng Thủy là phim hoạt họa 2D, song có những đoạn cần kỹ

xảo, cần tới hiệu ứng của không gian 3 chiều như: cảnh nỏ thần phát huy công lực bắn ra hàng ngàn mũi tên, các nhà làm phim đã kết hợp cảnh diễn xuất 3D để tăng thêm hiệu quả hình ảnh; cảnh thể hiện sự hoành tráng, hùng vĩ của thành Cổ Loa, tác giả cũng lấy phông nền 3D để nhân vật diễn xuất cho tăng thêm cảm giác đồ sộ, vĩ đại của toà thành. Trong phim Hào khí Thăng Long với cảnh Rồng bay lên trên nền trời rực lửa tác giả cũng dùng kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, ánh sáng của phim 3D để biểu đạt khí thế hừng hực, sức mạnh vô hình ẩn chứa trong dáng điệu của rồng vàng Thăng Long.

Kết hợp cảnh 3D trong phim 2D Hào khí Thăng Long

Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là óc sáng tạo, không ngừng tìm tòi, mày mò nghiên cứu các thủ pháp nghệ thuật, các nhà làm phim đang có những bước tiến xa hơn nữa trong công nghệ làm phim, trong mong muốn tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, trong sự đổi mới, sáng tạo, vận dụng không ngừng của lao động nghệ thuật. Thành quả đem đến chính là những sản phẩm phim hoạt hình hấp dẫn, lôi cuốn khán giả. Sự lôi cuốn, mới mẻ, đầy sáng tạo chính là nét đẹp điển hình trong quan niệm về cái Đẹp có sự kết hợp, giao thoa của các thể loại riêng của phim hoạt hình. Bằng việc phân tích và làm rõ cái Đẹp trong quan niệm của thể loại phim 2D, cắt giấy, 3D, hy vọng các nhà làm phim nắm chắc đặc trưng, thế mạnh của thể loại, để tìm cách tạo ra những sản phẩm có sự kết hợp hài hòa, linh hoạt, đem đến cho khán giả những bộ phim hoàn hảo, hấp dẫn hơn nữa.

KẾT LUẬN

Hoạt hình là một thể loại đặc biệt của điện ảnh. Sức hấp dẫn của các bộ phim hoạt hình nằm trong chính thế giới mà nghệ thuật hoạt hình tạo ra. Khán giả hoạt hình bị lôi cuốn không chỉ bởi những hình ảnh giàu màu sắc và sinh động được trình chiếu trên màn hình mà họ còn bị cuốn hút bởi chính óc hư cấu, sức mạnh của trí tưởng tượng và mạch nguồn cảm xúc của chính bản thân khi hoà nhập vào thế giới hoạt hình. Chính bởi sức hấp dẫn của nghệ thuật hoạt hình, bởi lượng khán giả khổng lồ của thể loại phim này mà các nhà làm phim luôn có động lực và khát khao sáng tạo hơn nữa để thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình, đồng thời cống hiến cho khán giả nhiều bộ phim hoạt hình giá trị. Với các nhà làm phim HHVN, mặc dù luôn nỗ lực lao động nghệ thuật, không ngừng ấp ủ, trăn trở mong cho ra đời những tác phẩm hoạt hình đáp ứng kỳ vọng của công chúng song chúng ta vẫn phải thừa nhận một điều là nền điện ảnh HHVN vẫn còn nhiều hạn chế. Thực trạng HHVN hiện nay là còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hạn chế về tư duy nghệ thuật và công nghệ sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, cần kết hợp nhiều nguồn lực, trong đó cần sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách, về tài chính của các cơ quan quản lý, sự nỗ lực của vươn lên của những người làm nghề, sự cổ vũ, ủng hộ vô cùng to lớn của công chúng. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng phim HHVN thời gian tới, đề tài nghiên cứu

Quan niệm về cái Đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ

tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 – 2015) có mục đích bổ sung vào các tài

liệu mang tính lý luận của nghệ thuật hoạt hình, tạo điều kiện cho các nhà làm phim có thêm tài liệu để tham khảo kiến thức về nghề, nghiên cứu và xây dựng định hướng trong hoạt động sáng tác phim HHVN giai đoạn tiếp theo.

Với mục tiêu đã nêu, luận văn là kết quả báo cáo của đề tài nghiên cứu mang tính khoa học, hệ thống các quan điểm về cái Đẹp của phim

HHVN, thông qua việc phân tích đánh giá các phim HHVN được chuyển thể từ các tác phẩm văn học trong giai đoạn 2000 – 2015. Khoanh vùng phim khảo sát nằm trong các tác phẩm được chuyển thể từ gốc văn học bởi chúng tôi tin rằng, văn học chính là nguồn mạch dồi dào để các nhà làm phim hoạt hình thoả sức khai thác. Với các đặc trưng riêng biệt của thể loại hoạt hình, việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim hoạt hình, môn nghệ thuật vẫn luôn coi trọng yếu tố giáo dục thì những giá trị đã được đúc kết, thẩm định và được công chúng đón nhận qua các tác phẩm văn học chính là lợi thế lớn.

Trên cơ sở phân tích quan niệm về cái Đẹp của các nhà làm phim dựa trên các thành tố, qua hình thức phim và thể loại phim, chúng tôi đưa ra những kết quả nghiên cứu mang tính tổng kết về quan niệm cái Đẹp và hệ giá trị trong phim HHVN. Đây chính là hệ thống quan niệm thẩm mỹ cơ bản trong phim HHVN thể hiện đặc điểm cơ bản, bộc lộ rõ nét nhất khuynh hướng sáng tác của các nhà làm phim HHVN trong những năm qua. Những đặc điểm cơ bản này cũng phần nào cho thấy xu hướng thẩm mỹ, thị hiếu của khán giả hoạt hình, qua đó đưa tới những gợi ý cho các nhà làm phim trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi hy vọng, có thêm điều kiện, cơ hội để nghiên cứu sâu hơn, mở rộng hơn nữa hiệu quả tích cực của đề tài trong ứng dụng thực tiễn của hoạt động sáng tác, trong công tác đào tạo đội ngũ sáng tác phim hoạt hình cũng như cổ vũ, khích lệ khán giả đến gần hơn nữa với HHVN trong tương lai.

TÀI I U TH KHẢ

1. Khánh An (2015), “Chỗ đứng nào cho hoạt hình Việt”, 4.11.2015,

http://petrotimes.vn/cho-dung-nao-cho-phim-hoat-hinh-viet-342641.html, cập

nhật: 08.6.2016.

2. Phan Anh (2011), “3D - Xu hướng mới cho hoạt hình Việt Nam”, 24.11.2011, (http://dantri.com.vn/giai-tri/3d-xu-huong-moi-cho-hoat-hinh-viet-

1322384759.htm, cập nhật: 08.6.2016.

3. Kim Anh (2016), Phim hoạt hình chưa có nhiều đột phá, Thế giới điện ảnh,

(số 4), tr.10 -12

4. Kim Anh (2013), “Hoạt hình Việt Nam còn yếu về tư duy nghệ thuật”, 22.3.2013, http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_ content&view= article&id=7047:phim-hot-hinh-vit-nam-con-yu-v-t-duy-ngh- thut&catid=35: dien-anh&Itemid=34, cập nhật: 08.6.2016

5. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình , Nxb Dixit và Hội Điện ảnh VN đồng xuất bản, Hà Nội

6. David Bordwell, Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật Điện ảnh, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

7. Lê Văn Dương (2014), Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục VN, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đại (2013), Mỹ học Mac-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2010), Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác

phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự), Luận văn Thạc sĩ.

10. Đỗ Văn Khang (2010), Giáo trình mỹ học Mác- Lê Nin, Nxb Giáo dục VN, Hà Nội

11. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (2015), “Hoạt hình trong đổi mới giáo dục”, 7.8.2015, http://hoathinh.org.vn/hoi-thao-phim-hoat-hinh-trong-doi-moi-giao- duc, cập nhật: 08.6.2016.

12. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (2016), “Hoạt hình Việt Nam gặt hái những thành công”, 21.4.2016, http://hoathinh.org.vn/hang-phim-hoat-hinh-viet-nam- gat-hai-thanh-cong-mua-giai-canh-dieu-2015, cập nhật: 08.6.2016.

13. Phương Hoa (2013), Hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu chất hài hước, Thế

giới điện ảnh, (số 10), tr . 14-16

14. Ngô Mạnh Lân (1999), Hoạt hình Nghệ thuật thứ Tám: Vài nét về sự phát

triển của nghệ thuật hoạt hình thế giới và hoạt hình Việt Nam, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

15. Ngô Mạnh Lân (2009), Chặng đường phim hoạt hình, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

16. Ngô Mạnh Lân (2011), Phim hoạt hình những nốt thăng, nốt trầm, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,

17. Ngô Mạnh Lân, Trần Ngọc Thanh (1977), Phim hoạt họa Việt Nam, Nxb Văn Hoá, Hà Nội.

18. Công Lê (2010), “Người con của rồng - Duyên phận giữa phim 3D và Thái tổ Lý Công Uẩn”, 15.9.2010,

http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_content&id=1057:nguoi-

con-cua-rong---duyen-phan-giua-phim-3d-va-thai-to-ly-cong-uan&Itemid=34,

cập nhật: 08.6.2016.

19. Tuyết Minh (2010), “Phim hoạt hình 3D về Vua Lý Công Uẩn "níu" chân

khán giả đến phút cuối”, 13.9.2010, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-

hoa/373596/phim-hoat-hinh-3d-ve-vua-ly-cong-uan-niu-chan-khan-gia-den- phut-cuoi, cập nhật: 08.6.2016.

20. Nhiều tác giả (2007), Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hoá -Thông tin, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả (2003), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, quyển 1, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội.

22. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, quyển2, Cục Điện ản h xuất bản, Hà Nội.

23. Ngô Minh Nguyệt (2014), “Xe đạp và những kịch bản hoạt hình xuất sắc”, 21.3.2014, http://hoathinh.org.vn/xe-dap-va-nhung-kich-ban-hoat-hinh-xuat-sac ,

cập nhật: 08.6.2016.

24. Tường Phạm (2015), Phim hoạt hình Việt Nam: Cần thay đổi hướng tiếp cận khán giả”, 24.6.2015 http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Can-thay-

doi-huong-tiep-can-khan-gia-355291/, cập nhật: 08.6.2016.

25. Bùi Phú (1984), Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh, NXB Văn hoá, Hà Nội.

26. Nam Phương (2015), “ Phim hoạt hình Việt, khoảng trống khó lấp đầy”, 14.8.2015, http://suckhoedoisong.vn/phim-hoat-hinh-viet-khoang-trong-kho-lap- day-n102624.html, cập nhật: 08.6.2016.

27. Trương Qua (2006), Hoạt hình Việt Nam đỉnh cao mơ ước, Viện Phim Việt Nam xuất bản, Hà Nội

28. Cao Sơn (2014), “Phim hoạt hình - giáo dục trẻ thơ bằng nghệ thuật”, 20.1.2014,

http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=304733, cập nhật: 08.6.2016

29. Vương Tâm (2010), Để tìm ra nhân vật phim hoạt hình Việt Nam!?”, 1.4.2010, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/318671/de-tim-ra-nhan-vat- phim-hoat-hinh-viet-nam, cập nhật: 08.6.2016

30. Vũ Ngọc Thanh (2009), Điện ảnh Việt Nam thời hội nhập, Nxb Văn học, Hà Nội.

31. Nguyễn Mai Trang (2014), “Trần Khánh Duyên: Niềm vui chú Bò Vàng”, 3.11.2014, http://hoathinh.org.vn/tran-khanh-duyen-niem-vui-chu-bo-vang, cập nhật: 08.6.2016

32. Văn Trầm (2015), “Sức mạnh vô địch của hoạt hình”, 3.11.2015, http://hoathinh.org.vn/suc-manh-vo-dich-cua-dien-anh-va-phim-hoat-hinh, cập nhật: 08.6.2016

33. Minh Trí (2013), Hoạt hình trong cánh diều, Thế giới điện ảnh, (số 4), tr. 17-207.

34. Đoàn Minh Tuấn (2008), Những vấn đề lí luận kịch bản phim, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

35. Trần Thanh Việt (2014), Phim Hoạt hình Việt Nam -– Những đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 - 2015) (Trang 95 - 103)