Cái Đẹp trong phim hoạt hoạ 2D

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 - 2015) (Trang 81 - 86)

3 á Đẹp thể hin trong thể loại phim

3.2.1. Cái Đẹp trong phim hoạt hoạ 2D

Là thể loại ra đời sớm nhất và cũng mang những đặc trưng cơ bản nhất của hoạt hình, phim hoạt họa 2D luôn chiếm phần lớn trong tổng số phim hoạt hình và được khán giả nhiệt tình đón nhận. Có thể thấy, kể từ khi phim hoạt hình ra đời với các phim tiêu biểu như: Bạch Tuyết và bảy chú lùn

các phim, Nàng tiên cá (1989); Người đẹp và Quái vật (1991); Vua sư tử (1994); Hoa Mộc Lan (1998)… và cả trong giai đoạn hiện tại với sự lên ngôi của phim 3D ăn khách thì các phim hoạt họa 2D kể trên vẫn được coi là phim kinh điển với sức hút không hề giảm đối với các thế hệ khán giả nối tiếp. Các khán giả nhỏ tuổi dù yêu thích những phim 3D mới, hấp dẫn như Công chúa

tóc xù (2012), Nữ hoàng băng giá (2013); Những mảnh ghép cảm xúc

(2015)… tới mức nào đi nữa vẫn không thể không bị chinh phục bởi những phim 2D kể trên. Những giá trị của các phim 2D này đã trở thành tiêu chí chung của phim hoạt hình và đã trở thành quan niệm cơ bản về cái Đẹp để các nhà làm phim hướng tới.

Phim hoạt họa 2D với ưu thế của sự chuyển động mềm mại, uyển chuyển, hình ảnh biến ảo linh hoạt, có thể co duỗi tuỳ theo trí tưởng tượng của người họa sĩ, là thể loại có thế mạnh trong diễn xuất, chuyển động, trong biểu cảm. Nét đẹp của phim 2D gắn liền với sự duyên dáng, linh hoạt trong ấn tượng của người xem. Một trong những nét riêng biệt của phim 2D là việc sử dụng nhiều sức lao động của người họa sĩ. Phim 2D hạn chế sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ. Hầu hết các khâu sản xuất của phim 2D là do người họa sĩ hoàn thành một cách thủ công như: tạo hình nhân vật, vẽ động diễn xuất, vẽ phông… Chỉ có một số khâu như tô màu, tổng hợp hình ảnh… là sử dụng đến máy tính. Bởi vậy, sản phẩm phim 2D mang tính truyền thống cao và in đậm dấu ấn, sự sáng tạo và lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Đặc biệt, với các phim hoạt họa vẽ tay truyền thống, qui trình làm phim càng công phu. Thậm chí khâu tô màu cũng không sử dụng máy tính mà trực tiếp tô màu bằng tay trên giấy kính, các hình vẽ được chụp lại đặt trên phông vẽ tay. Hoàng tử Ai Cập (1995) là một trong những bộ phim kinh điển của hoạt hình Mỹ. Bộ phim ra đời sau 3 năm làm việc miệt mài

của khoảng 350 họa sĩ. Bộ phim chinh phục khán giả bởi sự hoành tráng, công phu trước hết về mặt hình ảnh. Chính việc sử dụng hầu hết các khâu sáng tác bằng phương pháp thủ công nên tính biểu cảm, sự rung động trong việc biểu hiện tâm lý, cảm xúc của nhân vật là rất riêng biệt, xuất thần và khó có khả năng lặp lại y hệt. Bộ phim được trau chuốt bằng chính rung động của người nghệ sĩ, vì thế - toát lên vẻ đẹp tinh tế, hoàn mỹ khác hẳn với kỹ thuật của máy móc.

Các phim hoạt họa 2D của HHVN giai đoạn trước 2000 hoàn toàn sử dụng công nghệ vẽ tay. Từ sau năm 2000, đã xuất hiện các phim hoạt họa vi tính với một số công đoạn xử lý trên máy tính như scan hình ảnh, tô màu, tổng hợp hình ảnh, vẽ phông… Từ những năm 2005 thì hầu như toàn bộ phim đều kết hợp vẽ tay và xử lý trên máy tính như: Mỵ Châu, Trọng Thủy, Hào khí Thăng Long, Giấc mơ Loa thành; Sự tích Đảo Bà; Truyền thuyết Hoa hướng

dương, Bước qua hai thế giới; Chiếc áo tàng hình… Với các phim 2D kể trên,

khán giả có ấn tượng với những hình ảnh đẹp, mềm mại, nhân vật có biểu cảm, trạng thái tâm lý tinh tế trong một cốt truyện mang tính kịch cao. Hầu hết những phim đã nêu là phim dài từ 30 đến 60 phút, có cốt truyện hấp dẫn, nhiều sự kiện, xung đột, nhiều tình tiết kịch tính, biểu hiện tâm lý phức tạp, đặc biệt có nhiều yếu tố thần kỳ, phép màu biến ảo.

Phim hoạt họa 2D Bay về phía bầu trời

Với các bộ phim khai thác câu chuyện về tình yêu như Mỵ Châu, Trọng

Thuỷ; Truyền thuyết Hoa Hương Dương…, thể loại 2D có khả năng khắc họa

nhân vật, khai thác các trạng thái tâm lý tình cảm. Một cái liếc mắt, một ánh nhìn chan chứa yêu thương của nàng Mỵ Châu đối với Trọng Thuỷ được các họa sĩ thể hiện một cách tinh tế đã khắc họa được mối tình ngang trái giữa hai nhân vật; hay sự dằn vặt, đấu tranh tâm lý của Trọng Thuỷ khi phải thực hiện gian kế lấy móng rùa thần, thể hiện bằng nét mặt đau khổ, cái cau mày đầy chất ước lệ cho thấy nội tâm giằng xé, khiến nhân vật thật hơn, có chất thuyết phục hơn, thoả mãn tâm lý của khán giả. Diễn tả, thể hiện tình cảm, tâm lý nhân vật một cách tinh tế được coi là một trong những quan điểm nổi bật về cái Đẹp thể hiện trong thể loại phim 2D.

Một cảnh diễn tả tình yêu nam nữ trong phim 2D

Truyền thuyết hoa hướng dương

Những bộ phim xuất hiện nhiều sự biến ảo, thần kỳ cũng rất phù hợp với thể loại 2D. Với khả năng biến ảo đa dạng về mặt hình ảnh, thể loại phim 2D tạo điều kiện cho các họa sĩ thể hiện tối đa sự thay đổi về mặt hình dạng của nhân vật, có thể thu nhỏ, phóng to, mỏng dính hoặc tròn xoe tuỳ theo trí tưởng tượng của người họa sĩ. Các phim khai thác các tình huống mang tính thần kỳ như đem đến cho người xem những phép biến ảo kỳ diệu qua hình ảnh như: chú bé có thể nháy mắt biến thành con bướm bay lượn trong Chiếc áo tàng hình; đám rác thải có thể tụ lại thành con quỷ rác hoặc rời ra từng mảng khiến con quỷ rác bị tiêu huỷ hình dạng trong phim Bước qua hai thế giới; từ một gò đất nhỏ dần dần nổi lên trên biển nước, to dần lên biến thành hòn đảo trong Sự tích Đảo bà… Những sự biến ảo về mặt hình ảnh như vậy rất phù hợp với thể loại phim 2D, khiến người

xem thích thú và thoả mãn. Do vậy, các nhà làm phim coi trọng sự linh hoạt, biến ảo đó, coi đó trở thành quan niệm chủ đạo về cái Đẹp của thể loại 2D để triển khai nhiều bộ phim có đề tài phù hợp.

Phim HHVN với hạn chế về mặt kỹ thuật và công nghệ so với các nền hoạt hình tiên tiến trên thế giới nên qui trình sản xuất sử dụng khá nhiều sức người, hạn chế việc hỗ trợ của máy móc. Vô hình chung, các bộ phim sử dụng nhiều công đoạn sản xuất thủ công, chú trọng đến tài năng và sức lực của người họa sĩ. Mặc dù máy tính đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong qui trình sản xuất song các khâu sản xuất chính của 2D đều do bàn tay sáng tạo của người họa sĩ như: tạo hình, vẽ động tác diễn xuất, vẽ phông…Sản phẩm hoàn thành mang dấu ấn sáng tạo cá nhân, có cá tính, mang đậm chất truyền thống. Với các phim lịch sử dài như Hào khí Thăng

Long, Giấc mơ Loa Thành… nhờ những giá trị nói trên, người xem cảm

nhận được vẻ đẹp sang trọng, truyền thống, rất hoàn mỹ, rất kinh điển trong đặc điểm thể loại khiến chúng trở thành nét riêng trong quan niệm về cái Đẹp mà chỉ phim 2D mới có.

Tóm lại, qua việc phân tích một số phim 2D trong giai đoạn 2000 đến 2015 của HHVN, chúng ta có thể nhận thất rõ quan niệm về cái Đẹp thể hiện qua thể loại phim 2D chính là: vẻ đẹp của sự mềm mại, uyển chuyển; sự biến ảo linh hoạt trong không gian phẳng; khả năng diễn tả nội tâm sâu sắc, tinh tế và sự sang trọng, nét đẹp kinh điển truyền thống đặc trưng gốc của phim hoạt hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 - 2015) (Trang 81 - 86)