CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc trƣng về thiên nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Xã Khánh Lộc có tất cả 14 thôn, với dân số là 4700 người, số hộ là 1172 hộ gia đình. Cũng theo báo cáo khảo sát của SRD về tình hình xã Khánh Lộc năm 2014, số hộ nghèo chiếm 20%, hộ cận nghèo chiếm 24% tổng dân số của xã. Trong đó số người khuyết tật là 320 người, hộ neo đơn là 280 người, số trang trại tại địa phương là 42 trang trại [48].
So sánh trong tương quan với 2 xã liền kề cùng huyện Can Lộc là xã Vĩnh Lộc và Vượng Lộc có thể thấy xã Khánh Lộc có diện tích tự nhiên không lớn, chủ yếu là diện tích trồng lúa, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao so với các xã khác, số người khuyết tật và hộ neo đơn khá cao so với tỉ lệ dân số của xã. Đây cũng là một khó khăn và cản trở trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Lộc.
Bảng 3.1: So sánh điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Khánh Lộc, Vƣợng Lộc và Vĩnh Lộc Xã/các nội dung Xã Khánh Lộc Xã Vƣợng Lộc Xã Vĩnh Lộc Diện tích tự nhiên: 667,23 ha 1.460,1 ha 637 ha Diện tích trồng lúa: 354,84 ha 557 ha 240 ha Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23,71 ha 30 ha 70,7 ha
Số thôn: 14 15 7
Số hộ: 1,172 hộ, 2.206 hộ 954 hộ
Số khẩu: 4,700 người 8.460 người 3.112 người
Hộ nghèo: 20 % 20,5 % 26,2 %
Hộ cận nghèo: 24 % 19,6 % 20,8 %
Người khuyết tật: 320 người 198 người 26 người
Hộ neo đơn: 280 người 5 người 42 người
Gia trại, trang trại: 42 15 268
b) Cơ cấu theo ngành nghề
+ Số hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp: 1.041 hộ chiếm 79,77% so với tổng số hộ.
+ Số hộ làm công nghiệp, xây dựng: 31 hộ chiếm 2,35%. + Số hộ làm dịch vụ: 62 hộ chiếm 5,7%
+ Số hộ làm ngành nghề khác: 186 người chiếm 13,18% [56].
c)Về phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất: 82,102.62 triệu đồng. Trong đó tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo thực tế là 32,661.22 triệu đồng, chiếm 39,78% so với tổng giá trị sản xuất; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN – XD là 9,685.30 triệu đồng, chiếm 11,8%; giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ là 39,756.10 triệu đồng chiếm 25,26%, chiếm 48,24% tổng giá trị sản xuất [56].
Tính riêng về nông nghiệp của xã Khánh Lộc: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 491,950 ha. Trong đó trồng lúa: 333,3 ha, hành tăm và rau màu các loại 11,5 ha, còn lại là các cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn.... Xã Khánh Lộc là xã có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, đất đai tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông - kênh - mương hoàn chỉnh tạo nên tiềm năng phát triển nông nghiệp chuyên canh cây lúa.
- Tổng sản lượng lương thực: 3.947 tấn
- Thu nhập bình quân: 19.236.000 đồng/ người/ năm - Bình quân lương thực đầu người: 800 kg/ người/ năm - Tổng thu ngân sách ước đạt: 5.719.820.000 đồng. - Tổng chi ngân sách ước đạt: 5.719.820 ngàn đồng. - Xây dựng cơ bản: 23.914 triệu đồng.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,12 %.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 20% (233 hộ) xuống còn: 10,6 % (130 hộ) - Làng văn hoá cấp huyện: 3/9 đạt 30 %;
- Làng văn hoá cấp xã: 7/9 làng đạt 78,57%.
- Gia đình văn hoá: 979/1223 hộ gia đình, đạt 80,5 %. - Tỷ lệ cháu vào lớp 1: 100%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học: 100%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 97,6 % [56].
d) Tình hình chính trị
Chính trị ổn định, quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững. Khánh Lộc là vùng quê giàu truyền thống văn hóa. Trong đó có truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống hiếu học, truyền thống lao động cần cù. Nghề thủ công của xã phát triển nhỏ lẻ, với các sản phẩm mây tre đan như rổ, rá, thúng... chủ yếu phục vụ nhu cầu trong vùng.
e)Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông cơ bản phục vụ cho việc người dân di chuyển giữa các thôn trong xã, giữa các xã với nhau, có tiềm năng phát triển kinh tế thương mại dịch vụ trong tương lai.