CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Tác động của BĐKH và khả năng ứng phó của cộng đồng tại địa bàn
3.3.2 Năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng xã Khánh Lộc, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
3.3.2.1 Về thể chế, chính sách và tổ chức
Tập trung ban hành các văn bản quy phạm để thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về BĐKH, đặc biệt là các văn bản thực hiện Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các văn bản cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động Quốc gia về BĐKH; Chiến lược tăng trưởng xanh, Chương trình giảm phát thải khí nhà kính,... ban hành Luật Biến đổi khí hậu để tổ chức thực hiện.
Trước những ảnh hưởng ngày một rõ rệt của khí hậu và căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện Văn bản số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra Quyết định số 2313/QĐ-UBND Về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh đã nêu một cách cụ thể và chi tiết về: mục tiêu; nhiệm vụ và giải pháp, nguồn vốn cũng như đưa ra danh mục các chương trình, dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Bản kế hoạch hành động có tác dụng như kim chỉ nam hướng dẫn thực hiện cho các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện ứng phó với BĐKH.
Kế hoạch hành động đã chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên toàn tỉnh. Theo đó, nhiệm vụ đến năm 2015 là trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, hoàn thành việc
nghiên cứu xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên cơ sở kịch bản được công bố của quốc gia; triển khai các nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của BĐKH và NBD đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương. Nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện sau năm 2015 là hoàn thành các nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho các ngành, lĩnh vực và địa phương trong tỉnh, hoàn thành cơ sở dữ liệu về tác động của biến đổi đổi khí hậu cho từng lĩnh vực và địa phương.
Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương, xây dựng và lựa chọn các giải pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, đánh giá cao tầm quan trọng của công tác truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp chính quyền, sở, ban ngành, đoàn thể và người dân trong tỉnh về biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hạu, tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế.
Một vấn đề đáng chú ý trong Kế hoạch thực hiện đó là, tỉnh đã quan tâm tới việc tích hợp lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành địa phương để đem lại hiệu quá kinh tế đồng thời vẫn đảm bảo tính bền vững và quan tâm tới môi trường [50].
Ngoài kế hoạch hành động về ứng phó với BĐKH của tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều Nghị quyết về ứng phó với BĐKH nhằm triển khai cụ thể các hoạt động gồm có: Chỉ thị số 16/2010/CT-UBND ngày 21/9/2010 của UBND tỉnh về chủ động ứng phó với tác động của BĐKH; Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 26/1/2011 của UBND tỉnh về
việc thành lập Ban chỉ đọa thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH; Chương trình hành động số 963-CTr/TU ngày 19/8/2013 của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 12/2/2014 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 963- CTr/TU ngày 18/8/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [51].
Căn cứ vào các Quyết định và Chỉ thị của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, huyện ủy Can Lộc cũng đã có nhiều chương trình thực hiện hóa các nhiệm vụ như lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, thành lập các ban ngành phụ trách về môi trường và hỗ trợ người dân phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong điều kiện BĐKH, cùng hợp tác và tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị về tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm về BĐKH và phát triển bền vững.
Về phạm vi cấp xã, tuy Khánh Lộc chưa có chỉ thị cụ thể nào về vấn đề bảo vệ môi trường và BĐKH nhưng đây cũng là vấn đề được quan tâm của chính quyền. Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tốt cho các chính sách về môi trường được thực hiện tại địa phương, hỗ trợ các dự án thực hiện trên địa bàn xã. Đồng thời một số thôn, xóm trong xã còn có những hương ước có đề cập tới trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Tổ chức thực hiện:
BĐKH có tác động đến toàn xã hội, vì thế việc thực hiện Kế hoạch hành động và các nhiệm vụ về môi trường, đặc biệt là những hoạt động thích ứng với BĐKH là trách nhiệm của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Ủy ban
nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH và tổ chuyên môn giúp việc, bao gồm:
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển KT – XH tỉnh Hà Tĩnh,
2013)
Ghi chú Chỉ đạo, điều hành.
Cộng tác, hỗ trợ và trao đổi thông tin.
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban ứng phó BĐKH
Ban Chỉ đạo gồm có:
- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phó trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Phó trưởng ban: + Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư
+ Phó Giám đốc Sở Tài chính
- Ủy viên Thư ký: Trưởng phòng Tài nguyên nước, KTTV, Biển và hải đảo, Sở Tài nguyên Môi trường.
- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Khí tượng thủy văn.
BAN CHỈ ĐẠO Chương trình tài trợ Tổ chuyên môn giúp việc Tư vấn Sở, ban ngành cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân huyện/thị
Tổ chức, đoàn thể tỉnh
Các sở ban ngành cấp tỉnh: Bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan thường thực của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh (theo Quyết định số 275/QĐ- UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh), giúp Ban Chỉ đạo quản lý và thực hiện tốt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Sở Kế hoạch và Đầu tư là
cơ quan chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã rà soát, đánh giá và đưa yếu tố biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở Tài
chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
quản lý, cân đối, phân bổ các nguồn vốn (ngân sách nhà nước, tài trợ…) hàng năm cho các dự án, nhiệm vụ ứng phó với biến đội khí hậu theo Kế hoạch.
UBND các huyện, thành phố, thị xã: có trách nhiệm: thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh, đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Kế hoạch; đồng thời, chủ động huy động thêm nguồn lực, lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch này vào các hoạt động liên quan thuộc các chương trình, kế hoạch khác trong lĩnh vực của mình nhằm đạt mục tiêu của Kế hoạch và định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, đề xuất giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ở cấp xã và cấp thôn có các cán bộ phụ trách, ngoài lãnh đạo chính quyền là chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã, cơ quan Đảng là Bí thư và Phó bí thư đảng ủy xã, các cơ quan đoàn thể có các cán bộ phụ trách như Chủ tịch Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Bí thư đoàn thanh niên, cán bộ mặt trận tổ quốc, cán bộ khuyến
nông, cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách nông nghiệp, trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã,Trưởng Trạm y tế xã. Ở cấp thôn cũng có đầy đủ các chức danh như Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn, cán bộ Mặt trận tổ quốc, chi hội trưởng Phụ nữ, chi hội Trưởng nông dân, chi hội Trưởng hội cựu chiến binh, chi hội Trưởng hội chữ thập đỏ, chi hội Trưởng hội người cao tuổi, Công an viên, thôn đội trưởng, bí thư đoàn thanh niên… Do đó, nếu thực hiện các hoạt động lồng ghép ứng phó BĐKH vào các cơ quan, đơn vị tương đối thuận lợi. Tuy nhiên để làm được điều đó cần phân công cán bộ, giao nhiệm vụ về ứng phó BĐKH một cách cụ thể, ngoài ra cung cấp kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ này và cần có sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, thay đổi nhận thức của lãnh đạo địa phương [53].
3.3.2.2 Các nguồn lực cộng đồng a) Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên xã Khánh Lộc bao gồm: đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp, một phần đất nuôi trồng thủy sản, một phần đất chưa sử dụng và không có đất lâm nghiệp. Đất nông nghiệp của xã nằm trong vùng đồng bằng thấp trũng, dễ ngập nước và hay hứng chịu các thiên tai như lũ lụt, hạn hán nên hầu như đất chỉ được sử dụng độc canh cây lúa nước. Tuy nhiên việc lựa chọn các giống lúa thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu nhằm ổn định và nâng cao năng suất là một vấn đề cấp thiết được đặt ra và cũng là nhu cầu mong muốn của bà con nông dân nơi đây. Diện tích đất trồng màu không nhiều, chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như hành tăm, rau các loại với sản lượng không đáng kể.
Nguồn nước của xã tương đối phong phú với mật độ sông ngòi tương đối lớn, các hồ, ao cũng là một môi trường dự trữ nước tốt để phục vụ cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên hiện nay vấn đề chất lượng nước đang bị suy giảm, mưa không thuận lợi, thường
xuyên xảy ra hạn hán, ngập lụt làm cho chế độ nước không ổn định và ô nhiễm. Trên địa bàn xã sản xuất nông nghiệp là chính, không có các hoạt động sản xuất công nghiệp, chăn nuôi đang phát triển. Không khí tương đối trong lành, không bị ô nhiễm từ chất thải nông nghiệp và làng nghề. Xã không có tài nguyên khoáng sản có thể khai thác được.
Về vị trí địa lý, tương đối thuận lợi, nằm ở vùng giữa huyện Can Lộc, cách trung tâm huyện 5km về phía Tây, địa hình thấp nhưng bằng phẳng nên thuận lợi về đường giao thông với hệ thống đường nhựa và đường bê tông nối liền các thôn, xóm.
Như vậy, có thể thấy nguồn lực tự nhiên của xã có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước và phát triển chăn nuôi dựa trên nguồn lương thực và đất đai, sông hồ để chăn nuôi thủy cầm và thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này đang đặt ra vấn đề cấp bách đó là khai thác sao cho hợp lý, hài hòa giữa khai thác và bảo vệ môi trường, mang tính bền vững. Để làm được điều đó cần có sự quan tâm và sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương nhằm đưa ra các chính sách hợp lý, kế hoạch quy hoạch và định hướng phát triển cho địa bàn xã.
b) Nguồn lực con người
Con người là nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lực con người của xã Khánh Lộc lại tương đối dồi dào. Với dân số 4168 người với số lao động có việc làm là 2234 người, chiếm 93% so với lực lượng lao động. Số lao động nông lâm ngư nghiệp là 1945 người, chiếm 87,06%, số lao động công nghiệp là 257 người, chiếm 11,5%, số lạo động dịch vụ là 201 người, chiếm 8.9% so với tỷ lệ lao động đang làm việc. Số lao động được tạo việc làm trong năm là 290 người và tỷ lệ lao động qua đào tạo là 841 người [56].
Sản xuất nông lâm nghiệp còn dựa nhiều vào kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật cao vào sản xuất cũng như phát triển kinh tế. Kiến thức về tiếp cận thị trường cũng hạn chế, sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tự cung tự cấp. Tuy nhiên, địa phương cũng đã đạt được những thành quả nhất định như phân phối một số sản phẩm ra thị trường các xã lân cận, bước đầu có một số sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu và được phân phối, bán ở địa bàn ngoài huyện như chế phẩm men vi sinh Bio-get đã được chứng nhận về chất lượng của Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (NIFC), các sản phẩm lúa giống sản xuất tại địa phương có khả năng thích ứng và chống chịu trước BĐKH như giống lúa RVT, Nghèn 2, Nghèn 5, Hoa khôi 4...
Nhìn chung thực tế hiểu biết của người dân về BĐKH còn ở mức sơ sài, chủ yếu là nhận thức về các hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến đời sống sinh hoạt và sinh kế. Và vấn đề bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động ứng phó với BĐKH, cải thiện chất lượng môi trường sống chưa thực sự chủ động, còn trông chờ vào các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
Có thể thấy, đây thực sự là một nguồn lực có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, tuy nhiên Khánh Lộc còn là một trong những xã có số người đi xuất khẩu lao động cao so với các xã trong huyện. Do đó, vấn đề làm thế nào để khai thác tốt nguồn lực con người, phát huy thế mạnh để xây dựng kinh tế địa phương là vấn đề hết sức cần thiết, đặc biệt là