CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Tác động của BĐKH và khả năng ứng phó của cộng đồng tại địa bàn
3.3.1 Tác động của BĐKH
3.3.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
a) Thời tiết cực đoan gia tăng tính khốc liệt
Nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài. Như đợt nắng nóng tháng 6 – 7/2010 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối phổ biến từ 36 – 40oC kéo dài từ 08/06 đến 15/07/2010 và còn kéo dài trong nhiều ngày sau đó.
Rét đậm, rét hại kéo dài như như mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 40 năm qua.
Thiên tai như bão, lũ, lũ quét, giông, sét, lở đất, hạn hán gia tăng cả về cường độ và tần suất xuất hiện.
Mực nước các sông suối xuống thấp trong mùa kiệt. Trên sông La tại Linh Cảm mực nước thấp nhất là -143cm (27/06/2014), thấp nhất trong chuỗi trắc quan từ trước tới nay. Thời gian ngập lụt lưu vực sông Ngàn Sâu với độ sâu 0,5m trở lên kéo dài hơn so với các thập niên trước. Trong năm 2008, 2009 kéo dài trên 20 ngày [37].
Điều này phù hợp với việc khảo sát ý kiến của người dân về thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường tiêu biểu xảy ra tại địa phương: với 98% người dân nhận định thời gian nhiệt độ cao, diễn ra các đợt nắng nóng là từ tháng 5 tới tháng 7 hàng năm, 100% ý kiến đưa ra thời điểm diễn ra lũ lụt từ tháng 8 tới tháng 11 hàng năm, 100% ý kiến người dân cho rằng từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại với những đợt nhiệt độ thấp nhất năm. Đánh giá về sự thay đổi của các bất thường thời tiết, có tới 97% ý kiến người dân cho rằng các hiện tượng thời tiết tăng hơn so với thời kỳ trước, chỉ có 3% cho rằng các yếu tố bất thường ổn định và không có đánh gia nào khẳng định sự giảm đi của các hiện tượng thời tiết bất thường.
b) Xu hướng biến đổi nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình tăng theo thập kỷ từ 0,1 – 0,2oC. Có thể thấy. nhiệt độ trung bình thập kỷ 2000 – 2009 so với 30 – 50 năm trước tăng phổ biến từ 0,5 – 0,8oC; so với 10 – 30 năm trước tăng phổ biến từ 0,3 – 0,6oC.
Nhiệt độ trung bình mùa đông thập kỷ 2000 – 2009 so với 30 – 50 năm trước tăng phổ biến từ 0,6o
C – 1,2OC. Mùa đông đang có xu hướng ấm dần lên so với các thập kỷ trước [37].
c) Xu hướng biến đổi lượng mưa
Lượng mưa ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm rõ rệt trong những thập kỷ gần đây và lũ tiểu mạn trong vài thập kỷ qua ít xảy ra và ở mức nhỏ hơn trước. Mưa cũng có sự biến động lớn cả không gian và thời gian xuất hiện cũng như cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét với mực nước lên cao và cường suất lũ lớn.
Hiện tượng mưa dầm trong vài thập kỷ gần đây ít khi xuất hiện như trước đây. Mùa mưa trong thập kỷ gần đây thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn trước, lượng mưa vụ đông xuân giảm rõ rệt trong thập kỷ qua.
Trong thập kỷ qua theo trục Đông Tây có lượng mưa lớn hơn phía Bắc và phía Nam tỉnh [37].
d) Thay đổi tần suất và quy luật bão
Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh từ tháng 9 đến tháng 11, và các cơn bão đổ bộ vào Hà Tĩnh thường là các cơn bão số 7, 8, 9. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng bão có sự thay đổi. Cụ thể: khoảng thời gian có khả năng xảy ra bão trong năm được mở rộng hơn, có thể từ tháng 8 đến tháng 12. Năm 2007, ngày 05/08/2007, con bão số 2 đã đổ bộ vào Hà Tĩnh đã gây mưa lớn, có nơi đạt trên 1000mm, gây nên lũ lụt nghiêm trọng, với cường độ mạnh hơn và tốc độ nhanh hơn những năm trước [37].
e) Thay đổi cường suất và quy luật lũ lụt
Lũ lụt là hiện tượng xảy ra hàng năm ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bão lũ diễn ra với cường suất ngày càng cao, đỉnh lũ cao hơn, dòng chảy mạnh hơn. Số lượng cơn lũ/tháng nhiều hơn trước, tốc độ lũ nhanh hơn. Trước đây khi có mưa lớn, phải 2 ngày 2 đêm hoặc 3 ngày mới xảy ra lũ, nhưng thời gian gần đây, chỉ cần mưa lớn 1 ngày 1 đêm là đã có lũ. Thời gian ngập lụt lưu vực sông Ngàn Sâu với độ sâu 0,5m trở lên kéo dài hơn so với các thập niên trước. Trong năm 2008, 2009 kéo dài trên 20 ngày [37].
f) Nước biển lấn sâu vào các sông và hiện tượng xâm thực bờ biển
Hiện nay nước biển đã lấn sâu vào các con sông hơn 10km nữa so với trước đây. Hiện tượng nước biển dâng dựa trên quan sát về hiện tượng triều cường hiện nay cao hơn từ 10 – 20cm so với hơn 10 năm trước đây, và thực tế hiện nay chỉ cần khi xảy ra bão cấp 7 – 8 là nước đã dâng bằng mức bão cấp 10 (của năm 1990). Hậu quả của hiện tượng nước biển dâng dẫn đến hậu quả trong 3 năm qua, mỗi năm nước biển lấn sâu vào đất liền từ 10 – 15km gây ra nhiều thiệt hại cho sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội [37].
g) Gió Tây khô nóng
Tần suất gió Tây khô nóng sẽ tăng lên cùng với thời gian và độ dài của mỗi đợt. Mùa gió Tây khô nóng bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn và do đó kéo dài hơn. Mùa gió Tây kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến số front lạnh tràn đến Hà Tĩnh ít đi, cường độ front lạnh giảm, nhiệt độ giảm ít hơn và mùa front lạnh trở nên ngắn hơn [37].
h) Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi tăng lên cùng với nhiệt độ, góp phần gia tăng chỉ số khô hạn, nhất là trong các tháng mùa khô, lượng mưa được dự kiến giảm đi. Cũng như nhiệt độ, lượng bốc hơi trung bình năm trên lưu vực có xu thế tăng theo
thời gian. Thay đổi lượng bốc hơi giữa 3 kịch bản khá tương đồng. Sau năm 2050, mức tăng của lượng bốc hơi bắt đầu có sự khác biệt [36].
3.3.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu a) Tác động đến tài nguyên nước
Nghiên cứu trên hai con sông lớn chảy qua địa bàn Hà Tĩnh là sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu.
Dòng chảy năm:Trong thời kỳ 2030 – 2039: Mức độ thay đổi lưu lượng trung bình năm giữa các kịch bản A2, B2 và B1 so với thời kỳ nền không khác nhau nhiều. Tại trạm Hòa Duyệt trên sông Ngàn Sâu, lưu lượng trung bình năm giảm rất ít (0,48 ÷ 0,55m3
/s).
Trong thời kỳ 2080 – 2089: Trên lưu vực sông Ngàn Sâu, tương ứng thời kỳ 2080 – 2099, dòng chảy năm thấp hơn thời kỳ nền và thời kỳ 2020 – 2030. Tại trạm Hòa Duyệt, dòng chảy năm tính toán theo kịch bản A2 là 112m3/s giảm 0,98% so với thời kỳ nền. Kết quả dòng chảy năm tương tứng theo các kịch bản B2, B1 lần lượt giảm so với thời kỳ nên 1,06% và 0,96%.
Sự biến thiên dòng chảy năm trên các nhánh sông cũng có sự khác nhau do biến đổi giữa lượng mưa và bốc hơi theo từng kịch bản cũng như từng lưu vực bộ phận có sự khác nhau. Sông Ngàn sâu có xu hướng giảm nhẹ, hầu như không biến đổi so với thời kỳ nền. Trên cả hệ thống, dòng chảy năm có xu thế tăng, phù hợp với xu thế biến đổi của bốc hơi và nhiệt độ trong các kịch bản BĐKH. Theo cả ba kịch bản, hệ số dòng chả trên hệ thống giảm rất ít trong thời kỳ tính toán.
Dòng chảy mùa lũ: Dòng chảy mùa lũ thay đổi không đồng nhất theo không gian.
Thời kỳ 2020 – 2039: Theo kịch bản A2, lưu lượng trung bình mùa lũ tại trạm Hòa Duyệt la 193m3/s tăng 0,96% so với thời kỳ 1980 – 1999. Mức tăng của lưu lượng trung bình mùa lũ theo kịch bản B2 tại trạm Hòa Duyệt là
0,95%, theo kịch bản B1 là 1,05%. Thời kỳ này, mức tăng của dòng chảy theo các kịch bản không khác nhau nhiều. Kịch bản B1 có mức tăng lớn nhất.
Thời kỳ 2080 – 2099: Lưu lượng trung bình mùa lũ tăng khá rõ rệt so với thời kỳ nền và có sự khác biệt lớn trong kết quả tính toán theo các kịch bản. Tại trạm Hòa Duyệt theo kịch bản A2 dòng chảy lũ thay đổi lớn nhất là 200m3/s (tăng 3,73%). Kịch bản B2 cho kết quả tính toán dòng chảy lũ thấp hơn với mức tăng so với thời kỳ nền là 3,01% tại Hòa Duyệt. Kịch bản B1 có mức tăng là 2,07%.
Nói chung, dòng chảy trong các tháng mùa lũ đều có xu hướng tăng. Sông Ngàn Sâu, mùa lũ bắt đầu muộn hơn, từ tháng IX đến tháng XII. Theo kịch bản A2, ở thời kỳ 2020 – 2039, tháng XI có dòng chảy tăng lớn nhất là 1,26%. Ở thời kỳ 080 – 2099, tháng XII có dòng chảy tăng lớn nhất là 4,27%. Xu thế biến đổi dòng chảy tháng trong mùa lũ tương tự như xu thế biến đổi dòng chảy mùa lũ với mức độ biến đổi dòng chảy giảm dần tương ứng theo các kịch bản phát thải cao A2, trung bình B2, thấp B1.
Dòng chảy mùa cạn: Lưu lượng trung bình mùa cạn trên toàn bộ lưu vực sông giảm dần theo thời gian.
Thời kỳ 2020 – 2039: Theo kịch bản A2, dòng chảy trung bình mùa cạn tính tại trạm, Duyệt trên sông Ngàn Sâu, dòng chảy trung bình mùa cạn tính toán là 55,8m3/s, giảm 2,2m3/s (3,87%) so với thời kỳ nền. Mức giảm tương ứng ttheo kịch bản B2 là 3,79% trạm Hòa Duyệt. Theo kịch bản B1 là 3,46%.
Thời kì 2080 – 2099: Theo kịch bản A2, dòng chảy trung bình mùa cạn trên sông Ngàn Sâu, tại trạm Hòa Duyệt, dòng chảy mùa cạn tính toán tương ứng giảm 12,6%. Mức giảm tương ứng theo các kịch bản B2 và B1 là 11,1% và 8,44% tại trạm Hòa Duyệt.
Xét phân phối dòng chảy trong các tháng mùa cạn nhận thấy: các tháng đầu và giữa mùa cạn dù lượng mưa giảm nhưng dòng chảy vẫn tăng lên. Đến
cuối mùa cạn, dòng chảy sụt giảm mạnh. Tháng 5 là tháng có tỷ lệ dòng chảy trung bình tháng giảm mạnh nhất. Theo kịch bản A2, dòng chảy trung bình tháng 5 giai đoạn 2020 – 2039 tính toán tại trạm Hòa Duyệt giảm 6,8%. Đến giai đoạn 2080 – 2099 các con số này là 26,4%. So sánh giữa 3 kịch bản cho thấy mức độ biến đổi dòng chảy cạn giảm dần theo tính toán của kịch bản A2, B2, B1 tương tự như dòng chảy trung bình mùa cạn. Sự biến đổi dòng chảy tháng trong năm khá hợp lý so với sự tăng giảm của mùa mưa và bốc hơi trong cả 3 kịch bản [36, 2012].
Tác động đến mực nước ngầm: Giai đoạn sau năm 2020, mực nước ngầm có thể giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và suy giảm lượng nước cung cấp cho dòng chảy ngầm trong mùa khô.
Những biến đổi về dòng chảy kéo theo sự gia tăng độ mặn trên các sông Cửa Sót, sông Cửa Nhượng, sông Cửa Khẩu, xâm nhập mặn sâu hơn trên các cửa sông trong các tháng mùa khô, nhất là tháng V, VI, VII.
Nguồn nước ngọt mùa khô trở nên khan hiếm, chất lượng nước xấu đi trên nhiều huyện đồng bằng ven biển do nhiều nguyên nhân, trước hết là do khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn nhiều hơn. Đồng thời mưa do BĐKH còn có khả năng làm gia tăng trượt lở đất và quá trình bồi lắng trên các hồ chứa như hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác, làm giảm nhanh sức chứa của hồ so với điều kiện khí hậu bình thường.
b) Tác động đến đa dạng sinh học
Hà Tĩnh là một trong số những vùng có tính đa dạng sinh học khá cao, đặc biệt là ở KBTTN Kẻ Gỗ và Vườn Quốc gia Vũ Quang. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của một số hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng cũng làm gia tăng khả năng cháy rừng, vừa gây mất rừng, thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng BĐKH, đồng thời làm mất nơi cư trú của các loài động vật.
Ở các sông hồ nội địa, lượng mưa gia tăng và thay đổi dòng chảy mùa mưa cũng như mùa kiệt, thay đổi độ đục, bồi lắng ở nhiều đoạn sông nên sẽ tác động đến đời sống, nơi cư trú, mùa đẻ trứng... của thủy sinh vật. Xâm nhập mặn sẽ làm thay đổi thành phần cấu trúc các quần thể thủy sinh vùng cửa sông, thậm chí các vùng ở phía sâu trong đất liền [53].
c) Tác động đến tài nguyên đất
Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và một phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn đến ảnh hưởng tới tài nguyên đất.
Khi nhiệt độ tăng, độ ẩm trong đất giảm. Các vùng đất cằn cỗi có thể giảm độ ẩm ba lần thấp hơn các vùng đất rừng. Ở một số vùng nắng nóng nghiêm trọng, nhiệt độ mặt đất có khả năng tăng lên khá cao. Dưới những điều kiện này, độ ẩm của đất có thể giảm thêm, ảnh hưởng tới chất lượng đất. Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng sẽ dẫn tới hoang mạc hóa [53].
d) Tác động đến sản xuất nông nghiệp
Tác động đến phân bố cây trồng: Nhiều yếu tố khí hậu liên quan đến cây trồng biến đổi theo hướng gia tăng các đặc trưng nhiệt đới và suy giảm các đặc trưng phi nhiệt đới. Do BĐKH, tổng nhiệt độ được dự tính sẽ tăng, số ngày có nhiệt độ dưới 20oC sẽ rút ngắn, đồng thời số ngày nhiệt độ trên 25oC kéo dài hơn so với hiện nay ở vùng Bắc Trung Bộ, trong đó có Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng. Vì vậy, nhiều cây trồng nhiệt đới điển hình có điều kiện thuận lợi hơn trong khi thời vụ cây trồng vụ đông và cây ưa lạnh co hẹp lại. Để khai thác tốt điều kiện thuận lợi này, trước hết cần điều chỉnh cơ cấu thời vụ gieo trồng và xây dựng hệ thống luân canh hợp lý đối với các cây trồng ưa nhiệt.
Sự phân bố cây trồng ưa ẩm cũng có thể thay đổi do biến động của lượng mưa, cường độ mưa và tình trạng ngập úng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn. Tình trạng thiếu nước đối với cây trồng ưa ẩm bị thu hẹp do độ bốc thoát hơi tăng mạnh.
Tác động đến thời vụ gieo trồng: Hà Tĩnh cũng như các tỉnh khác thuộc Bắc Trung bộ, có xu thế hạn vụ mùa ngày càng nhiều hơn, với chu kỳ ngày càng ngắn dần từ 8 năm xuống 5 năm. Chu kỳ hạn vụ đông xuân khoảng từ 5 – 7 năm. Theo kịch bản BĐKH trung bình, thời vụ lúa xuân ở Bắc Bộ có thể được gieo trồng sớm hơn, trung bình từ 5 đến 20 ngày. Đối với lúa mùa, thời vụ lúa mùa có thể trồng cấy muộn hơn so với hiện nay từ 20 ngày đến 25 ngày.
Tác động đến nhu cầu dùng nước của cây trồng: Lượng mưa mùa khô giảm đi cùng với lượng bốc hơi nhiều lên làm gia tăng tần số cũng như cường độ hạn hán, từ đó làm gia tăng nhu cầu tưới nước cũng như chi phí sản xuất cho vụ đông xuân cũng như đầu vụ mùa. Ngược lại, lượng mưa mùa mưa và cường độ mưa tăng vào giữa và cuối vụ làm gia tăng úng ngập và do đó gia tăng nhu cầu tiêu nước, nhất là vào thời kỳ thu hoạch lúa.
Tác động đến tốc độ sinh trưởng của cây trồng: Theo kịch bản BĐKH, nhiệt độ của Hà Tĩnh có thể tăng thêm 1,1oC vào năm 2040 và 2,8o
C vào năm 2100. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng phát dục của cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây trồng trên đồng ruộng sẽ rút ngắn hơn