Tình huống truyện ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 68 - 76)

Không phải đến bây giờ và với riêng thể loại truyện ngắn, người ta mới chú ý tình huống nghệ thuật mà từ lâu, tình huống đã được xem là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Riêng đối với thể loại truyện ngắn, là một “lát cắt” của cuộc sống thì yếu tố tình huống càng được đề cao. “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy, từ tình huống ấy, bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng” [81, tr.8].

Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó, thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che dấu trong muôn mặt của cuộc sống hàng ngày” [59, tr. ]. Còn nhà văn Nguyễn Minh Châu lại cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa”…”có thể nó không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương dựa vào để thực hiện đắc lực tất cả những ý định của tác giả…” [59, tr. ]. Có thể nói, tình huống là nhân tố hết sức quan trọng và quyết định cho sự ra đời một tác phẩm truyện ngắn. Ở đây, tình huống là cái cớ để nhân vật bộc lộ tính cách cũng như để cho hành động, cốt truyện có điều kiện phát triển.

Trong thể loại truyện ngắn, mỗi truyện ngắn có thể có nhiều tình huống, nhưng đa số chỉ xoay quanh một tình huống nào đó (trường hợp một truyện ngắn có nhiều tình huống thực ra không có tính phổ biến, mặt khác trong những tình huống ấy thế nào cũng có một tình huống chính). Nhà văn Nguyễn Kiên quan niệm: “Mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống…, nếu có đến hai tình huống trở lên, truyện ngắn có thể bị phá vỡ” . [78, tr.60].

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải, chúng ta nhận thấy, truyện ngắn của ông hầu như là câu chuyện của những cái cớ. Một cuộc gặp gỡ, một cuộc viếng thăm, một lần trở về thăm lại những miền đất đã qua, nói chuyện với một người bạn, một đứa cháu, một bà cô, một bà gì họ…Tất cả đều có thể trở thành một cái cớ, tất cả đều có chuyện để có thể dựng thành truyện được. Đây vừa là thế mạnh cũng đồng thời là hạn chế của truyện ngắn Nguyễn Khải. Nó là thế mạnh bởi lẽ, những câu chuyện của ông viết ra đều rất tự nhiên, thoải mái, tưởng như không cần đến một sự dụng công nào của tác giả. Nó là những cảm nghĩ, trăn trở, hồi ức trực tiếp của người kể truyện, của cái tôi trần thuật. Nhiều lúc tưởng như nhà văn chưa chuẩn bị gì hết thậm chí không muốn nói chuyện nhưng rồi bắt gặp những cái cớ ấy thì bao nhiêu kỉ niệm, hồi ức, bao sự việc, con người bừng thức dậy, chợt ùa về, sống động, sôi nổi lạ thường. Kỉ niệm, hồi ức như cuốn ông đi, đưa ông trở về với những dòng suy tưởng, những nỗi niềm có khi vui vẻ, hạnh phúc nhưng cũng có khi là những đắng cay tủi nhục, những day dứt, trăn trở của một đời người.

Trong nghệ thuật truyện, người ta hay nói đến hai cơ chế: Lực đẩy và lực hãm trong biểu đạt và phương thức biểu đạt. Lực đẩy là chính là cảm hứng sáng tạo, là khát vọng muốn được kể chuyện, muốn được giao tiếp với người khác (những điều muốn được nói hoặc những sự kiện, hành động muốn được kể) còn lực hãm chính là hành vi kể. Hành vi kể không phải ai cũng có thể làm được hoặc làm được một cách dễ dàng bởi nó chỉ chấp nhận sự tồn tại của những sự kiện, nhân vật có liên quan, có lựa chọn và có ý nghĩa nghệ thuật. Đây cũng chính là mấu chốt để

thẩm định, đánh giá một tác phẩm có phải là nghệ thuật hay không và cũng chính là yếu tố mà nhiều người vướng mắc thậm chí phải chịu đầu hàng, thua cuộc, mặc dù họ có nhiều ý tưởng. (Bởi nếu không thì bất kể người viết truyện nào cũng có thể trở thành nhà văn nổi tiếng cả). Rõ ràng, nó là một mâu thuẫn không phải có thể giải quyết một cách dễ dàng nếu không có một vốn sống phong phú, một tấm lòng tha thiết gắn bó với cuộc sống và con người và trên hết là một tài năng nghệ thuật (tài năng nghệ thuật ở đây chính là nghệ thuật kể chuyện và viết truyện).

Đối với nhà văn Nguyễn Khải, có vẻ như ông đã giải quyết được một cách hài hòa mâu thuẫn giữa hai cơ chế này, khi ông có khả năng kể và kể được một cách rất tự nhiên và dễ dàng những câu chuyện bình thường xảy ra trong cuộc sống. Những câu chuyện đó, hoặc là xảy ra đối với mình, hoặc là đối với bạn bè, anh chị em, họ hàng mình mà nhiều lúc tình huống chỉ là một sự tình cờ hoặc một lần gặp gỡ.

Tình huống dễ nhận thấy nhất trong truyện ngắn Nguyễn Khải là kiểu tình huống – gặp gỡ. Có những cái gặp chỉ trong thoáng chốc nhưng cũng có những cuộc “gặp gỡ cuối năm”, có cái gặp thoảng qua nhưng cũng có những cuộc “đối mặt” để day dứt, trăn trở với chính mình mà thường là gặp lại những Người của ngày xưa để có được những chuyện cũ viết lại.

Cái thời lãng mạn là một cuộc trở về thăm lại một vùng đất mà nhà văn đã có dịp đi qua sau hai mươi bốn năm xa cách. Đó là hợp tác xã Đồng Tiến, nơi mà hai mươi bốn năm trước ông đã lăn lộn, thâm nhập thực tế để cho ra đời nhiều tác phẩm và nhiều nhân vật độc đáo, như nhân vật Tuy Kiền, Biền, Khang. Trở lại sau một “khoảng thời gian đủ dài để gói trọn một cuộc chiến tranh, nhiều đời người, nhiều buồn vui và bao nhiêu là thay đổi trong các mối quan hệ”, nhà văn gặp lại cả những con người cũ như Ninh, Phúc, Khang, Biền và cả Tuy Kiền nữa. Tất cả đã đổi thay. “Thế sự đã thay đổi nên nhân tâm cũng thay đổi”. Tất cả đều hối hả, quăng quật vật lộn trong cuộc mưu sinh. Những con người “vừa kết thúc mọi sự

phiêu lưu vặt vãnh trong địa hạt văn chương thì cuộc phiêu lưu thật sự trong đời sống mới thực sự bắt đầu”.

Không chỉ gặp lại những nhân vật cũ mà ông còn được chứng kiến một vận hội mới của lớp trẻ hôm nay trong khát vọng làm giàu. Họ là những con người mới, con người của đời sống thực tại như Bí thư Đảng ủy xã - con rể ông Tuy Kiền, như chủ nhiệm hợp tác xã, cũng lại là em rể ông chủ nhiệm Biền, rồi Định. đứa con trai thứ tư của Phúc...Gặp gỡ những người của ngày xưa và của hôm nay, so sánh lớp trẻ và lớp già nhà văn đã nghĩ đến “cái ngắn ngủi của một đời người” và đến một cuộc chuyển giao thế hệ đầy tương lai và hi vọng.

Nếp nhà, Một người Hà Nội là cuộc viếng thăm một bà cô ( bà dì) họ ở Hà Nội. Họ là những người phụ nữ suốt một đời tần tảo, hi sinh nhưng lại là trụ cột của một gia đình, là một người giữ gìn gia phong, giữ gìn đạo đức đức lễ nghĩa của cả một dân tộc, một thế hệ đã qua. Những con người đẹp như “những hạt bụi vàng lấp lánh ở đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh sáng”.

Có thể nói, tình huống của phần lớn những truyện ngắn của Nguyễn Khải những năm sau đổi mới hầu như là không có gì đặc sắc lắm, cũng thoải mãi, tự nhiên và “không có truyện” như cốt truyện của ông. Gần như với nhiều truyện ngắn, tình huống truyện lại nằm ngay ở chính cách vào truyện, là sự tình cờ gặp lại những con người cũ, hay kể về những người bạn cũ. Chặng hạn như những cách vào truyện sau:

- Tôi và Phúc là bạn của nhau từ năm tôi 14 tuổi (Chúng tôi và bọn hắn).

- Vợ chồng Tiếp và Hạnh là bạn của tôi từ nhiều chục năm (Một bà mẹ chồng tuyệt vời).

- Tôi quen ông Quải không một ai giới thiệu cả, tình cờ gặp ông chăn một cặp bò...rồi bắt chuyện với người chăn (Giận ông trời).

Tình huống truyện có mối quan hệ mật thiết với cốt truyện cũng như chủ đề, tư tưởng của truyện. Tuy nhiên, nếu ai đó mà ham thích những câu chuyện có cốt truyện li kì, gay cấn, căng thẳng, dồn nén với nhiều vấn đề phức tạp, lớn lao, nhiều đau khổ, bất hạnh thì sẽ không tìm thấy được niềm thích thú khi tiếp xúc với truyện ngắn Nguyễn Khải những năm sau Đổi mới. Bởi lẽ truyện của ông hầu như là những câu chuyện không có chuyện, chỉ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của một đời người khi một chân đã thõng vào cõi hư vô”.

Tuy nhiên, nếu quan niệm cốt truyện giản dị như là “một cái gì của mình”, “một cái gì không ai nhìn thấy được” như của Sêkhốp (Sêkhốp bàn về văn học) thì những truyện viết rất đỗi tự nhiên, viết về những cái bình thường, nhỏ nhặt trong cuộc sống của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm sau Đổi mới đều có cốt truyện hết vì những gì ông viết ra thực sự đã là máu thịt của riêng ông. Và như thế cũng có nghĩa là, tình huống truyện của riêng ông lúc nào cũng giản dị, tự nhiên, thậm chí nhiều lúc tưởng như không có cả tình huống truyện nữa nhưng nó vẫn là truyện, vẫn có tình huống truyện bởi lẽ, với ông cái phần đời sống, sự việc mà ta gọi là bình thường, hàng ngày hiện ra không phải ngưng đọng như cũ nữa mà nó luôn đổi mới. Từ những trang văn tưởng như bình lặng, êm ả ấy, người ta nhận ra một sự sống vẫn tiếp diễn, vẫn trôi chảy không ngừng nghỉ và ẩn chứa trong đó bao triết lí nhân sinh thâm trầm, sâu sắc mà con người cần phải nghiền ngẫm, suy nghĩ.

Một dạng tình huống truyện nữa cũng hay gặp trong truyện ngắn Nguyễn Khải, đấy là dạng tình huống – xung đột. Trước đổi mới, để thể hiện những mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu, giữa ta và địch, giữa cái tiến bộ và cái lỗi thời, cái mới và cái cũ, nhà văn đặt nhân vật vào hai tuyến nhân vật đối lập nhau, xây dựng những tình huống đối đầu, căng thẳng, kịch tính.

Tình huống Nằm vạ là một sự ăn vạ với bộ đội và chính quyền của một con tốt trong tay của những kể phản động đội lốt tôn giáo. Con tốt đấy là bà Bột, một

người lao động bình thường nhưng là một con chiên ngoan đạo nên bị những kể xấu “xúc xiểm, xui dại”, đòi đến cướp không lúa của nhà anh Khái.

Tình huống của Đứa con nuôi là một cuộc gặp mặt, một sự cưu mang của Cừ, một chính trị viên của nông trường Điện Biên với Tấm, một em bé mồ côi, từ lúc bé đã phải đi từ nhà này sang nhà khác. Thời điểm anh gặp bé Tấm là lúc con bé mới bị đuổi ra khỏi nhà chủ, đang “bơ vơ mất mấy ngày ở ngoài phố”. Vợ chồng Cừ đã đem Tấm về nông trường Điện Biên nuôi, cho ăn học tử tế để trở thành một con người mới trong chế độ Xã hội chủ nghĩa. Qua tình huống này, Nguyễn Khải đã làm bật nổi được sự đối lập giữa hai chế độ: chế độ cũ đày đọa, bóc lột, vùi dập và cả gặm nhấm tâm hồn con người đến mức trở thành một con người ích kỉ, tính toán (ngay cả thời gian đầu về nhà Cừ, bé Tấm có rất nhiều tính toán) và một xã hội mới yêu thương, trân trọng, nâng niu con người.

Bước sang thời kì Đổi mới, tình huống – xung đột thể hiện rõ hơn hết trong sự mâu thuẫn, tiếp nối thế hệ và trong những tình thế phải lựa chọn. Nhân vật của Nguyễn Khải luôn được đặt trong thế phải chọn lựa: chọn lựa lí tưởng, một cách sống, một niềm tin, một nhân cách. Trước đây. trên quan điểm cộng đồng, dân tộc, sự lựa chọn của nhân vật bao giờ cũng hướng đến cái chung, cái tiến bộ, cái tiên tiến, là một sự lựa chọn mang tính giai cấp nên không bộc lộ được những nét cá tính riêng. Sự lựa chọn bị dẫn dắt bởi tâm lí, lí tưởng cộng đồng. Do không đi sâu vào được đời sống nội tâm nhân vật nên tình huống không còn là điều kiện để cho nhân vật bộc lộ một cách đầy đủ nhân cách của mình.

Đổi mới, thời thế đã thay đổi đến chóng mặt, “cái sai cái đúng, cái dở cái hay cứ lộn nhèo vào nhau thành một cục”, con người nhiều lúc có cảm giác như

“rối lên trong sự lựa chọn”. Lớp trẻ và lớp già, thế hệ hôm nay và thế hệ hôm qua, mỗi người đều có cho riêng mình một sự lựa chọn, một cách sống, một lí tưởng, một đường đi và một mục đích sống để cả đời hướng đến. Ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), ông đại tá (Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu),

bà cô (Nếp nhà), cô Hiền (Tiền), Bà lão nhặt hoa đại trện đường Lí Nam Đế (Mẹ và các con), ông đại tá quân báo Quang (Danh dự)...đều là những con người có bản lĩnh, có nền gốc văn hóa truyền thống, có lí tưởng, có niềm tin, có “một tiềm lực tinh thần” đủ mạnh để có thể dũng cảm vượt lên những sóng gió cuộc đời, dám chọn và dám sống cho niềm tin, lẽ sống, nhân cách mình đã lựa chọn.

Bên cạnh sự lựa chọn đúng đắn, trước cái ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng nhận ra không ít sự lựa chọn sai lầm của con người. Nhiều nhất là sự lầm lẫn của lớp trẻ trong cuộc sống xô bồ của thời hiện tại khi đánh mất các hệ giá trị, đánh mất truyền thống, gia đình, lịch sử cũng có nghĩa là đánh mất danh dự nhân cách, lẽ sống của đời mình. “Cái đám thanh niên bây giờ sống lạ nhỉ! Rất ích kỉ, rất thiếu trách nhiệm, hứa xong bỏ đấy, chỉ cần được cái việc lúc này, chứ không cần biết cái danh dự, cái tín nghĩa là gì”. “Họ tôn sùng cái khôn ngoan, cái gian xảo, cái lì lợm của thế hệ họ vì đó là những đức tính cần thiết để kiếm được nhiều tiền” (Danh dự). Đã có những người sẵn sàng đánh đổi tất cả chỉ vì đồng tiền. Đồng tiền là ông chủ của họ.

Tuy nhiên, đó không phải là bản chất, không phải là sự lựa chọn tuyệt đối của lớp trẻ mà trong thế hệ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, ông vẫn nhận ra một mạch sống, một sức sống mới, mạnh mẽ chảy trong dòng máu của thế hệ trẻ hôm nay, ông ca ngợi những con người như Nghĩa (Người của ngày xưa) đã “dấn thân vào chốn thương trường nhưng vẫn giữ được bụng dạ quân tử, việc không sạch không làm, người không sạch không chơi” “có nhiều cơ hội nhìn thấy cả đống tiền trước mắt...chỉ giơ tay một cái là nó thuộc về mình...nhưng không làm chỉ vì cách kiếm tiền ấy không được đạo đức cho lắm”. Ông gửi gắm niềm tin vào lớp trẻ không hề bị tha hóa bởi đồng tiền, ông tin tưởng vào sức trẻ, vào “cái phiên lưu, liều lĩnh của tuổi trẻ, cái lớn gan dám thử sức ở mọi nơi, mọi lúc của tuổi trẻ, cái khả năng có thể làm lại nhiều lần của tuổi trẻ. Chả có gì ràng buộc, đe dọa được tuổi trẻ, dầu có bị đẩy xuống chín tầng dịa ngục vẫn còn dư sức lực và thì giờ tìm

được lối lên” “Chính trị của bọn cháu là phục vụ Tổ quốc hết lòng hết sức, khi Tổ quốc cần, kể cả tính mạng, bọn cháu sẵn sàng dâng hiến ngay” (Danh dự). Nói chung, trong những tình huống – lực chọn thì Nguyễn Khải bao giờ cũng giữ được một cái nhìn lạc quan, tin tưởng ở truyền thống, ở lẽ phải, ở tương lai cho một ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)