.2 Khoản chi tiêu nhiều nhất trong năm vừa qua của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã hồng nam, thành phố hưng yên (Trang 45)

vừa qua của hộ gia đình

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)

Trung bình một hộ gia đình có khoảng 3 người trở lên, trong khi đó với số tiền chi tiêu hàng tháng như tác giả đã phân tích phần trên (tương đối thấp) chính vì thế không thể đáp ứng cho tất cả các nhu cầu của bản thân và gia đình. Vấn đề ăn, mặc, ở là một trong những khoản chi thiết yếu nhất của cuộc sống vì vậy có 73,1% quan tâm, chi tiêu cho vấn đề. Sản xuất kinh doanh chiếm 54,8%, chi cho học hành 51,6%, điện, nước, chất đốt 40,9% cho thấy người dân ngoài chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày họ rất chú trọng trong việc đầu tư cho kinh doanh sản xuất và đầu tư cho con cái học hành. Khoản chi tiêu cho học hành trong t ng 93 đối tượng khảo sát có 48 người trả lời trong hộ gia đình có khoản chi dành cho con cái học hành. Tức là những hộ gia đình có con vẫn còn đi học chưa đến tu i lao động, hoặc là con cái đang học lên

cao như cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp (chiếm 51,6%), còn lại 45 hộ gia đình không cần chi cho học hành (chiếm 48,4%). "Làm nông nghiệp thì nguồn thu cũng chỉ quanh quẩn với ruộng vườn thôi, hết vụ này thì mình lại đầu tư để trồng màu, không bỏ vốn ra để mua giống, mua phân đạm thì chẳng thu được gì đâu, cứ gối vụ như thế, dư giả thì tập trung vào tiêu tiêu hàng ngày rồi nộp tiền học hành cho con cái chứ cô bảo nông nghiệp thì làm gì mà giàu với nghĩ đến các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác. Như nhà tôi sức khỏe hai vợ chồng còn khỏe nên còn làm được nhiều chứ có gia đình vợ chồng mà già yếu hơn mà làm nông nghiệp cũng chỉ đủ ăn thôi cũng không có tiền mà đầu tư những khoản khác đâu" (Nữ, 45 tuổi).Đối với người dân nông thôn nói chung và người dân xã Hồng Nam nói riêng, họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập để đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của bản thân và gia đình.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng là một trong những điều kiện phản ánh mức sống cao hay thấp của hộ gia đình. Với số lượng khảo sát của đề tài là 93 người, trong đó 20 đối tượng có chi cho khám chữa bệnh giữ và bảo đảm sức khỏe của cả gia đình (chiếm 21,5%), còn lại không có khoản chi dành cho khám chữa bệnh (chiếm 78,5%). Cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế của cả nước, trong khi sức khỏe con người ngày càng được chú trọng mà người dân tại xã Hồng Nam lại quan tâm chăm sóc sức khỏe cho mình ở dưới mức trung bình như vậy: "Nếu có bệnh thì tôi hay bất kì ai trong gia đình mới đi khám hay chữa bệnh thôi chứ còn để mà nói đi khám định kì thì hầu như chẳng bao giờ cả. Nói thật với cô chứ cứ vào bệnh viện hay phòng khám kiểu gì cũng ra bệnh, không bệnh này thì cũng bệnh nọ. Mình nông dân nên cũng chẳng có điều kiện dư giả gì nhiều, đầu tư cho con cái học hành là gánh nặng rồi, sức khỏe thì có tuổi rồi ắt nó phát bệnh chứ

muốn tránh cũng không tránh được" (Nữ, 58 tuổi). Gánh nặng về kinh tế tác động đến suy nghĩ của người dân về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đây cũng là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm chứ không riêng đối với người dân xã Hồng Nam. Chính vì thế cần có những chính sách về việc làm để đảm bảo thu nhập cho người dân, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Chính những khó khăn về tài chính trong việc cân đối các khoản chi tiêu nên các khoản chi tiêu cho họp hành, hiếu hỉ, chi tiêu cho quần áo, giày dép, quan tâm đến việc vui chơi giải trí, đi lại hay đầu tư cho điện thoại, Internet, sách báo... đều rất hạn chế. Đối với việc sửa chữa nhà cửa, hầu như người dân xã Hồng Nam không có định tu sửa lại nhà cửa, khảo sát 93 hộ có 16 hộ gia đình có khoản chi cho việc sửa chữa nhà cửa (chiếm 17,2%) còn lại 77 hộ không có khoản chi này (chiếm 82,8 %).

Nhà ở là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một hộ gia đình nào, ông cha ta có câu “an cư mới lạc nghiệp”, người nông dân mới yên tâm để làm kinh tế. Trước đây, khi nước ta đang bị tàn phá bởi chiến tranh bị áp bức hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, hơn 80 năm của đế quốc và thực dân thì nhà cửa ruộng vườn bị tàn phá rất nặng nề. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, cùng với sự cố gắng của Đảng Nhà nước và toàn thể dân tộc những hậu quả chiến tranh để lại chúng ta đã và đang khắc phục và cho đến ngày hôm nay đời sống của người nông dân nói chung và của người nông dân xã Hồng Nam nói riêng đang từng bước được cải thiện rất rõ rệt. Người dân có nhà để ở, dù mỗi gia đình hoàn cảnh khác nhau thì điều kiện nhà ở cũng sẽ khác nhau. Khảo sát thực tế 93 đối tượng trong hộ gia đình về nhà ở xã Hồng Nam, kết quả cho thấy: nhà tranh vách đất có 2 hộ gia đình (chiếm 2,2%), nhà cấp 4 có tới 50 hộ gia đình (chiếm 53,8%), căn hộ tập thể từ hai tầng trở

lên chỉ có 3 hộ gia đình (chiếm 3,2%). Cho thấy người dân ngoài việc đầu tư cho nhu cầu trước mắt còn chủ động đầu tư cho các kế hoạch tương lai lâu dài như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đầu tư kinh doanh sản xuất, đầu tư cho con cái học hành.

Đối với người dân tại xã Hồng Nam với mức sống trung bình như tác giả đã tìm hiểu và phân tích phần trên còn rất khó khăn, các khoản chi tiêu vẫn còn bó hẹp ở các vấn đề sinh hoạt thường ngày, những khoản chi bắt buộc thiết yếu, chưa đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. Dù vẫn khó khăn trong vấn đề kinh tế nhưng người dân đã nhìn nhận, đánh giá và đầu tư cho các khoản lâu dài và tương lai.

Thang đo mức sống còn được thể hiện ở điều kiện sinh hoạt của chính cá nhân đó, vì thế khi được hỏi về các phương tiện sinh hoạt của gia đình đối tượng khảo sát được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3: Phƣơng tiện, đồ dùng sinh hoạt của gia đình

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiện nghi sinh hoạt của người dân được trang bị tương đối đầy đủ, hầu hết các tiện nghi tối thiểu trong một gia đình đều có như điện thoại di động có tới 96,8%, ti vi màu 97,8%, xe máy 91,4%, bếp ga 84,9%, tủ lạnh 73,1% ..., thậm chí đến tiện nghi đắt tiền như máy gặt, máy vi tính, máy lạnh cũng trên dưới 20%. Hiện nay phương tiện truyền thông đại chúng là rất ph biến, con người có thể ở một vị trí có thể biết được thông tin ở ngoài xã hội, thông tin trong nước và quốc tế, trong đó truyền hình là ph biến nhất đối với người nông dân nói chung và người dân xã Hồng Nam nói riêng, chính vì thế khi được hỏi về vật dụng gia đình thì có tới 91 đối tượng trong hộ gia đình có ti vi trong t ng số nghiên cứu của đề tài là 93 đối tượng, gần đạt mức tuyệt đối, nếu gia đình nào khá giả hơn thì có thêm đầu DVD trong đó có 43 hộ có đầu DVD (chiếm 46,2 %).

Vật dụng tối thiểu trong gia đình hiện nay là các phương tiện đi lại để đáp ứng nhu cầu di chuyển, đi lại, mang vác vật dụng của con người. Trong đó xe máy là phương tiện ph biến nhất, giá thành để mua một chiếc xe máy cũng không cao, tùy thuộc vào chất lượng và hãng xe nên khi được hỏi về vật dụng trong nhà có giá trị thì có 85 hộ gia đình có xe máy (chiếm 91,4 %) cũng gần đạt con số tuyệt đối, như người dân nhận định "Nhà tôi gia đình cũng không phải giàu hay khá giả gì nhưng vẫn phải sắm sửa để mua được cái xe máy, không có nó bất tiện lắm, nhiều lúc muốn đi đây đi đó, nếu vụ mùa còn dùng xe để chở, trước thì có trâu bò nhưng giờ dùng xe nó tiện mà mình nhàn hơn rất nhiều. Ở đây hầu như nhà nào cũng có xe, nếu giàu thì có hai ba chiếc không thì ít cũng phải đầu tư lấy chiếc để đi lại" (Nam 50 tuổi). Kết quả nghiên cứu cho thấy xe máy không những trở thành vật dụng thiết yếu nó còn là công cụ mang vác giúp người dân.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như Intrenet, truyền hình cáp thì thì điện thoại di động là một trong những phương tiện dùng để liên lạc, trao đ i, kết nối giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và xã hội

mà giá thành lại tương đối hợp l nên khi được hỏi về các vật dụng trong gia đình thì điện thoại di động (chiếm 96,8%). Truyền hình cáp vệ tinh là loại kết nội mạng truyền thông hiện đại, chỉ thông dụng ở thành phố, với nông thôn thì ngược lại nên chỉ có 1 hộ gia đình có điều kiện sử dụng. Máy vi tính là phương tiện công nghệ thông tin truyền thông tiên tiến và hiện đại nhưng do tính chất và đặc thù của nghề nghiệp để sử dụng hay phần lớn cũng do điều kiện kinh tế gia đình nên nó không ph biến với những người nông dân. Có 15,1% người trả lời có máy vi tính trong đó có 7,5% được kết nối Internet.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, sự nỗ lực kinh doanh, sản xuất của người dân trong quá trình phát triển kinh tế cho thấy mức sống của người dân cũng có sự thay đ i và được cải thiện về nhiều mặt. Người dân có điều kiện thỏa mãn phần nào nhu cầu của bản thân, bên cạnh đó còn tạo ra sự n định đối với xã hội. Tuy nhiên, mức sống của người dân vẫn chưa cao, đặc biệt vẫn còn sự chênh lệch rất cao giữa thành thị và nông thôn. Mức sống của một vùng phản ánh trình độ hay tiến trình phát triển của vùng đó. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực của tăng trưởng kinh tế còn có ra những mặt hạn chế. Đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, những ai bắt kịp với sự phát triển chung đó sẽ có cơ hội hơn và ngược lại. Phần lớn những người nông dân họ chủ yếu lao động chân tay, không có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ, trình độ còn ở mức hạn chế, không có chuyên môn nghiệp vụ hay tay nghề thì họ gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Từ mức sống của người dân chúng ta có thể khái quát vấn đề phân hóa giàu nghèo ở xã Hồng Nam. Mức sống của người dân xã Hồng Nam nhìn chung đã và đang dần cải thiện và nâng cao hơn, mức sống khá n định so với nhiều vùng nông thôn khác. Qua thực tế khảo sát về điều kiện sống của người dân xã Hồng Nam, chúng ta thấy rõ một phần nào đó mức sống của cũng như thực tế hiện tượng phân hóa giàu nghèo ở xã Hồng Nam hiện nay.

Mức sống có sự chênh lệch đáng kể giữa các hộ gia đình chứng tỏ ở xã Hồng Nam vẫn còn di n ra sự phân hóa giàu nghèo là một điều không thể tránh khỏi. Bởi mỗi gia đình có năng lực nguồn lực cách sản xuất khác nhau tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu của gia đình và có của cải để tích lũy còn nhiều gia đình cũng lao động sản xuất nhưng không có của cải dư thừa để mua sắm các đồ dùng thiết yếu cho gia đình để nâng cao dần mức sống, chứng tỏ họ còn có những mặt hạn chế về kiến thức kĩ năng cũng như kinh nghiệm sự tiếp thu học hỏi tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến. Ví dụ như những hộ gia đình ở xã Hồng Nam có tủ lạnh có máy giặt có bếp ga khác với hộ gia đình không có là sự chênh lệch mức sống cũng là sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo.

Như vậy, không riêng gì ở xã Hồng Nam có mức sống của mỗi gia đình là khác nhau nên vẫn còn sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo. Thực tế ở nước ta hiện nay sự chênh lệch giàu nghèo mức sống khác nhau đang di n ra ph biến, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đồng bằng và miền núi trung du. Ở nông thôn, người giàu hiện nay chủ yếu do có khả năng thích ứng nhanh với sản xuất kinh doanh, họ không chỉ làm nông nghiệp mà còn làm thêm các nghề khác như dịch vụ, thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, chế biến, xay xát… Đối với phần thu từ sản xuất nông nghiệp thường dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, còn phần thu từ các ngành nghề khác dành để mua sắm đồ dùng gia đình nâng cao mức sống hoặc để tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh. Với những gia đình nghèo là do thiếu vốn làm ăn, do đông con không có điều kiện làm việc, thiếu ruộng vườn không đủ phương tiện sản xuất và không có kinh nghiệm. Vì thế, trong thời gian tới, xã Hồng Nam cần có những chính sách ưu tiên đến những gia đình khó khăn để thu dần khoảng cách chênh lệch đó.

Cơ cấu lao động - việc làm là quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối n định của các nghề nghiệp trong một hệ thống kinh tế - xã

hội và trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu lao động - việc làm luôn gắn với sự phân công lao động xã hội. Hiện nay, nước ta là nước đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nguồn lao động dồi dào, một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. Trong khi đó vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp như các hình thức dịch vụ cho khu công nghiệp chưa phát triển, lao động nông nghiệp dôi dư chưa thích ứng được với thị trường lao động mới khi không còn đất nông nghiệp canh tác, các hình thức đào tạo, hướng nghiệp không chỉ cho các lao động trẻ mà cho tất cả các lứa tu i là rất cần thiết.

2.1.2 Cơ cấu lao động - việc làm chia theo độ tuổi và giới tính

Người lao động nói chung được hiểu là một bộ phận dân số tiềm năng, bao gồm những người có đủ thể lực và trí lực làm việc. Trong thống kê thường sử dụng định nghĩa “Dân số trong tuổi lao động” - đây là một bộ phận dân số nằm trong giới hạn tu i, mà con người có khả năng cần thiết để làm việc. Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tu i lao động đối với nam từ 15 - 60 tu i, nữ từ 15 - 55 tu i.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo nhóm tu i và giới tính. Nhóm cơ cấu tu i Tần suất Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tần suất Tỷ lệ% Tần suất Tỷ lệ% Dưới 25 4 4,3 3 3,2 1 1,1 Từ 25 đến 55 70 75,3 50 53,8 20 21,5 Trên 55 19 20,4 12 12,9 7 7,5 T ng 93 100% 65 69,9% 28 30,1%

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)

Kết quả định lượng cho thấy cơ cấu tu i trong nhóm lao động với giới tính không đồng đều. Xét về nhóm cơ cấu tu i, do đối tượng khảo sát của đề

tài tập trung vào người trong độ tu i lao động, có khả năng lao động với biến ngẫu nhiên nên tỷ lệ người trong độ tu i từ 25 đến 55 tu i chiếm tỷ lệ cao nhất 53,8% trên 55 tu i có 12,9% mà dưới 22 tu i chỉ có 4%, sơ lược về cơ cấu dân số cho thấy xã Hồng Nam đang trong thời điểm "dân số vàng". Có nghĩa là số dân trong độ tu i lao động lớn và dưới độ tu i lao động và ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã hồng nam, thành phố hưng yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)