(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)
Cơ cấu nghề nghiệp luôn gắn với sự phân công lao động xã hội. Sự chuyên môn hóa theo ngành thực hiện các chức năng của mình trong khuôn
kh của t chức sản xuất xã hội. Quá trình đô thị hóa đang di n ra rất mạnh mẽ như hiện nay đã có ảnh hưởng rộng khắp trong phạm vi cả nước nói chung và xã Hồng Nam nói riêng. Qua thực tế khảo sát 93 phiếu điều tra, chúng ta thấy có sự chênh lệch đáng kể trong cơ cấu lao động - việc làm của người dân xã Hồng Nam. Nghề nông nghiệp vẫn là nghề chủ yếu của xã (chiếm 83,9 %), chỉ có 5 đối tượng làm công nhân (chiếm 5,4 %). Kết quả này chứng tỏ người dân xã Hồng Nam không tập trung vào công nghiệp. Chỉ có 4 đối tượng là những cán bộ hưu trí (chiếm 4,3%), có 1 người được làm nghề giáo viên, tỷ lệ rất rất thấp (chiếm 1,1 %). Chứng tỏ, người dân xã Hồng Nam với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, có 01 đối tượng làm nghề kinh doanh buôn bán (chiếm 1,1 %), có 4 đối tượng điều tra làm cán bộ chính quyền đoàn thể (chiếm 4,3 %). Kết quả phỏng vấn sâu đã cho thấy rõ hơn điều này: "Ở đây cơ bản bà con làm nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng cây nhãn đặc sản, ngành nghề phụ cũng ít phát triển. Trước đây, cơ cấu lao động của xã là 20- 20-40, nông nghiệp chiếm phần đa, chỉ có một số công ty may đóng trên địa bàn xã cũng thu hút được một số lao động nhưng cũng ko nhiều bằng nông nghiệp" (Nam, 42 tuổi).
“Người dân ở đây làm nông nghiệp là chủ yếu. Cây nhãn là cây trọng điểm của địa phương. Cũng có một số công ty may, xưởng chế biến gạch, công ty chế biến hạt sen long nhãn xuất khẩu trên địa bàn xã nhưng quy mô cũng không lớn lắm, khoảng dưới 100 công nhân thôi” (Nữ, 23 tuổi).
Mặc dù người dân xã Hồng Nam có việc làm nhưng họ chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà năng suất trong ngành nông nghiệp lại thấp (chỉ bằng 1/4 ngành công nghiệp và bằng 1/3 ngành dịch vụ) nên đã ảnh hưởng tới mức sống của người dân nơi đây. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở xã Hồng Nam trong thời gian tới là một trong những thách thức lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu lao động theo ngành nghề ở xã Hồng Nam không đồng đều. Mặc dù đa phần người dân vẫn hoạt động trong ngành nông nghiệp nhưng với sự nhạy bén và sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân xã Hồng Nam đã biết kết hợp chuyển đ i cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây nhãn đặc sản cho năng suất và thu nhập cao: "Nhãn lồng nhà cô mỗi năm cô thu hoạch được khoảng 15 tấn. Ngoài ra cô con làm hạt sen, long nhãn, mật ong. Ở đây, bây giờ người ta chuyển đổi cây trồng hết sang cây nhãn đặc sản rồi. Nhà cô làm một vườn nhãn đặc sản, nhãn lồng Hưng Yên. Trung bình mỗi tháng nhà cô thu nhập được 5 triệu, tiêu hết 3 triệu còn để ra được 2 triệu" (Nữ, 57 tuổi).
Dưới đây là một số hình ảnh người dân xã Hồng Nam đang lao động sản xuất: Vườn nuôi ong của anh N.V.P, 39 tu i ở Đội 1, Lê Như H , xã Hồng Nam
Ảnh chụp tại xã Hồng Nam tháng 5 - 2015
Đây là một bước cải tiến lớn, làm giàu từ chính ngành nông nghiệp, không những thế nó còn tạo sự n định về việc làm cho người dân, quảng bá đặc sản quê hương đến các vùng miền khác. Ngoài ra để tăng thêm thu nhập,
người lao động còn chủ động tham gia chế biến nông sản như làm long nhãn, hạt sen, nuôi ong mật...
Vườn nhãn của ông T.V.T (60 tu i) ở xã Hồng Nam:
Ảnh chụp tại xã Hồng Nam tháng 8-2015
Tính đặc thù của ngành nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên có nhiều thời gian rảnh rỗi, để đảm bảo cho cuộc sống thì người lao động chủ động làm thêm các công việc tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Đây là một trong các yếu tố quan trọng giúp đời sống của họ được cải thiện theo hướng tích cực.
2.1.4 Cơ cấu lao động - việc làm chia theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật kỹ thuật
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh tốc độ CNH, HĐH vì thế đòi hỏi người lao động phải có một trình độ học vấn nhất định sao cho đáp ứng được yêu cầu trình độ tay nghề của nền kinh tế thị trường. Bởi trong một xã hội dù với trình độ phát triển khác nhau thì nguồn lao động vẫn là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất quyết định của mọi quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ học vấn là chìa khóa để tiếp cận tri thức khoa học và công nghệ. Trình độ học vấn càng cao giúp cho bản thân người lao động càng d dàng tiếp thu kỹ thuật sản xuất, công nghệ hiện đại. Nhất là khi nền kinh tế thế giới hiện nay là một nền kinh tế tri thức thì càng đòi hỏi người lao động không chỉ thạo tay nghề mà còn phải có trình độ học vấn cao. Vì nếu không có kiến thức về tự nhiên và xã hội thì một mặt họ sẽ bị cản trở trong việc tiếp nhận các loại máy móc thiết bị công nghệ mới, mặt khác sự hòa nhập xã hội của họ cũng bị hạn chế.