.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn ở xã Hồng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã hồng nam, thành phố hưng yên (Trang 60)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy việc phân chia cơ cấu lao động việc làm theo trình độ chuyên môn ở xã Hồng Nam rất rõ ràng. Hầu như người lao động đều có trình độ học vấn. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 2 đối tượng không biết chữ (chiếm 2,2 %). Số người có trình độ Tiểu học cũng chỉ chiếm 2,2%. Trong khi đó, số người có trình độ trung học cơ sở chiếm 46,2 %, trình độ Trung học ph thông chiếm 43%. Điều này cho thấy chính sách ph cập giáo dục đã được thực hiện một cách ph biến nhất ở xã Hồng Nam. Trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học ở xã lại rất thấp (3,2%). Kết quả này cho thấy người dân xã Hồng Nam đều được đi học nhưng người dân có trình độ CMKT còn thấp.

Khi nghiên cứu tình trạng cơ cấu lao động việc làm chia theo trình độ học vấn, chúng ta cần khảo sát mối tương quan giữa ngành nghề với trình độ học vấn của người lao động. Vì trên thực tế, trình độ học vấn là một cơ sở quan trọng để sắp xếp và phân công lao động vào những vị trí phù hợp, đồng thời có những biện pháp nhất định để nâng cao năng lực và trình độ cho người lao động.

Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa với ngành nghề của ngƣời dân

ngành nghề Nông dân Công nhân Cán bộ hưu trí Giáo viên KD, buôn bán Cán bộ Không biết chữ Tần suất 0 1 1 0 0 0 Tỷ lệ (%) 0 20 25 0 0 0 Tiểu học Tần suất 2 0 0 0 0 0 Tỷ lệ (%) 2,6 0 0 0 0 0 THCS Tần suất 38 2 2 0 1 0 Tỷ lệ (%) 48,7 40 50 0 100 0 THPT Tần suất 37 2 1 0 0 0 Tỷ lệ(%) 47,4 40 25 0 0 0 Trung cấp, CĐ Tần suất 1 0 0 0 0 2 Tỷ lệ(%) 1.3 0 0 0 0 50 ĐH, Trên đại học Tần suất 0 0 0 1 0 2 Tỷ lệ(%) 0 0 0 100 0 50 T ng Tần suất 78 5 4 1 1 4 Tỷ lệ(%) 100 100 100 100 100 100

Bảng số liệu tương quan giữa trình độ học vấn và ngành nghề của người dân xã Hồng Nam cho thấy xu hướng cơ cấu ngành nghề của xã cũng giống như nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước. Những người có trình độ học vấn thấp thường có xu hướng là lao động chân tay, những người có trình độ học vấn cao, từ cao đẳng, đại học trở lên có xu hướng làm những nghề nghiệp lao động trí óc như giáo viên (50%), cán bộ chính quyền đoàn thể (50%). Ngược lại, những người có học vấn thấp từ Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học ph thông, ngành nghề của họ chủ yếu là nông dân, công nhân, kinh doanh buôn bán:

“Trước bác chỉ học chưa hết tiểu học, không có điều kiện học cao nên cũng thiệt thòi. Suốt ngày chỉ quanh quẩn bên ruộng đồng, chăn nuôi con lợn con gà để kiếm thêm thu nhập thôi. Cũng nhiều người như bác, nhà ở mặt đường thì mở cửa hàng tạp hóa kiếm thêm thu nhập. Chứ học thấp thì biết làm gì khác ngoài nông nghiệp và buôn bán (Nữ, 54 tuổi).

Tỷ lệ người có trình độ học vấn đại học, trên đại học làm cán bộ chính quyền đoàn thể khá cao (chiếm 83,9%). Điều này cho thấy xu hướng làm các công việc của những người có trình độ học vấn cao làm trong khu vực Nhà nước còn khá ph biến: “Khi có điều kiện vào làm việc trong khu vực Nhà nước thì tốt hơn. Tuy lương không cao nhưng công việc nhàn hơn, áp lực ít và ổn định. Đặc biệt những người là nữ làm việc trong nhà nước là tốt nhất bởi họ có thể dành nhiều thời gian chăm sóc con cái. Đi làm ở các doanh nghiệp tư nhân có thể lương cao, nhưng áp lực cao và thời gian gắt gao quá. Vậy nên chị nghĩ làm Nhà nước là thích nhất rồi”(Nữ, 27 tuổi).

“Ở quê mọi người mong muốn con em mình được làm trong Nhà nước lắm. Nó có nhiều thuận lợi, nhất là với phụ nữ. Công việc nhàn hơn và ổn định. Bọn trẻ mới ra trường có khi không thích vào nhà nước, nhưng làm ở ngoài một thời gian thấy thấm khổ rồi và khi đã có gia đình lại muốn vào nhà nước làm” (Nam, 60 tuổi).

“Mình thì đang làm cho một công ty tư nhân. Lương cũng được nhưng mình hay phải về muộn. Chỉ được nghỉ chủ nhật thôi, và xin nghỉ khi có việc

cũng rất khó. Mình cũng muốn vào làm Nhà nước nhưng có phải muốn là được đâu vì xin vào Nhà nước làm rất khó”(Nữ, 27 tuổi).

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở xã Hồng Nam loại hình công việc mong muốn của người có trình độ học vấn cao là được làm trong khu vực Nhà nước bởi nhiều lý do. Bên cạnh đó, những người có trình độ học vấn thấp hơn có xu hướng làm những ngành nghề tự do như nông nghiệp, buôn bán và có thể nhận định rằng trình độ học vấn của người lao động có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề của họ đang và sẽ tham gia.

2.2 Sự biến đ i việc làm của ngƣời dân trong những năm gần đây

2.2.1 Tính nhạy bén của người lao động trong việc tiếp cận thông tin việc làm

Ở bất kì một giai đoạn kinh tế nào thì thông tin là nguồn không thể thiếu được bởi nó giúp cho con người trao đ i, giao lưu, học hỏi, chia sẻ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Để tìm kiếm được công việc phù hợp thì thông tin là một khía cạnh quan trọng và được quan tâm nhất, khi cơ hội việc làm đến con người biết vận dụng và nắm bắt kịp thời sẽ có được công việc như mong muốn và ngược lại. Chính vì thế khi được hỏi về nguồn cung cấp thông tin để có được việc làm được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.6: Nguồn thông tin để tìm đƣợc việc làm

Có sự khác nhau giữa tỷ lệ người lao động biết được thông tin qua các nguồn thông tin để tìm kiếm được việc làm. Mỗi người có các cách tiếp cận và cơ hội tiếp cận các thông tin khác nhau nhưng chủ yếu là từ chính quyền địa phương (chiếm 39.8% trong t ng 68/93 người được hỏi). Trong đó có 19 người, chiếm 20,4% không trả lời và 6,5% cho rằng các nguồn thông tin đó không thích hợp hoặc họ không làm việc hay không quan tâm đến các thông tin cung cấp việc làm đó: "Nông nghiệp mà nên cứ vụ nọ gối vụ kia thôi cũng không cần thiết phải cập nhật việc làm, đối với gia đình có con cái lớn hoặc gia đình vợ chồng còn trẻ thì họ có thể tìm hiểu để tăng thêm thu nhập chứ một số gia đình như gia đình nhà tôi, con cái trưởng thành đi làm ăn xa, gia đình còn có hai vợ chồng với mấy sào vườn và ruộng chỉ cấy đủ ăn là được" (Nam, 50 tuổi). Với những suy nghĩ "an phận" đã một phần "ăn sâu bén r " vào ý thức của người nông dân, chính vì lẽ đó phần lớn người dân không quan tâm đến vấn đề việc làm hay thông tin về việc làm.

Ngoài nguồn cung cấp thông tin về việc làm từ chính quyền địa phương thì còn rất nhiều các nguồn khác để người dân có thể tiếp cận như: thông tin việc làm nhờ vào bạn bè, hàng xóm chiếm tỷ lệ 16,1%. Còn lại, thông tin việc làm nhờ vào các nguồn khác như: ti vi, báo, đài, gia đình, họ hàng, các t chức đoàn thể quần chúng, trung tâm giới thiệu, hội chợ việc làm... người dân biết đến với mức độ còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn sâu đã cho thấy chính quyền địa phương đã có nhiều hoạt động để t chức học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân: " Ở đây, trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp với các ngành đoàn thể của địa phương chuyển giao các khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các công ty trên địa bàn xã như các công ty may cũng phối hợp với Sở lao động việc làm của tỉnh, thành phố tổ chức các lớp học nghề khoảng 3 tháng. Vừa rồi công ty Sao Mai cũng tổ chức cho người lao động học nghề" (Nam, 42 tuổi).

Bên cạnh việc tiếp cận thông tin để có được việc làm, nguồn giúp đỡ để người lao động có được việc làm cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả khảo sát một lần nữa chứng tỏ chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người dân xã Hồng Nam có được công việc làm hiện tại.

Biểu đồ 2.7: Nguồn giúp đỡ để có đƣợc việc làm của ngƣời lao động

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)

Chính quyền địa phương luôn là cầu nối tin cậy giữa người dân với các hoạt động xã hội. Chính vì thế việc làm cũng không nằm ngoài nghĩa đó chiếm (38,7%). Thực tế, kết quả khảo sát có 21,5% không trả lời và 7,5% lựa chọn các yếu tố đưa ra không thích hợp hay họ không làm việc, không cần đến sự giúp đỡ của các yếu tố tác động để có được việc làm như hiện tại. Các nguồn giúp đỡ khác cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ để người lao động có được việc làm, nắm bắt các thông tin liên quan đến việc làm như sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng cũng tương đối cao chiếm 15,1%, bạn bè, hàng xóm là 9,7% và nhiều nguồn giúp đỡ khác.

Tóm lại để có được việc làm, người dân chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố như yếu tố do nhu cầu sử dụng sức lao động trên thị trường lao động; yếu

tố trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động; sự giúp đỡ của chính quyền địa phương… Điều quan trọng là người nông dân phải biết nắm bắt kịp thời để chủ động trong mọi tình huống, mọi công việc để có được việc làm n định trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay.

2.2.2 Sự chuẩn bị về mặt chuyên môn kĩ thuật của người lao động

Để tiếp cận yếu tố cung lao động, chất lượng của nguồn lao động có vai trò cực kì quan trọng trong thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Bởi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển đòi hỏi nhu cầu lao động chuyên môn, kỹ thuật tăng lên; sự xuất hiện các ngành nghề áp dụng công nghệ mới, trình độ quản lý mới đòi hỏi cung lao động phải có chất lượng phù hợp. Nhận biết được tầm quan trọng của yếu tố trình độ kỹ thuật nên họ đã chuẩn bị cho mình bằng cách tham gia các khóa học như sau:

Biểu đồ 2.8: M c độ tham gia khóa học để nâng cao trình độ CMKT của ngƣời lao động

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)

Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là dựa vào trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đ i căn

bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là ph biến sang sử lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Tuy nhiên việc chuẩn cho mình kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề không được người dân chú trọng và quan tâm. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ (6,5%) người lao động tham gia lớp đào tạo từ ngắn hạn (dưới 1 tháng) trở lên. Trong khi đó, t ng số phần trăm không được đào tạo, không trả lời chiếm gần như con số tuyệt đối. Có tới 24,7% người trả lời không được đào tạo nghề: "Nghề nào thì quen với nghề đó thôi, đối với những người làm nông nghiệp như chúng tôi đã xác định là gắn với đồng ruộng rồi vì bấy giờ học hành chỉ dành cho con cái thôi chứ mình giờ học thì xin việc đâu được, ai nhận. Nhiều người học đến Đại học, cao đẳng còn chẳng xin được việc chứ nói gì đến sơ cấp, học nghề ngắn hạn. Nếu ai năng động thì chỉ học sơ cấp điện, điện lạnh hay máy móc gì về sửa chữa tại gia đình để kiếm thêm thu nhập thôi chứ người dân chúng tôi cũng như gia đình tôi không thường xuyên quan tâm đến các vấn đề đào tạo nghề"(Nữ, 48 tuổi).

"Về cơ bản bà con tự canh tác theo kinh nghiệm thực tế. Bà con sản xuất tự phát, địa phương định hướng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây nhãn vẫn nhỏ lẻ, có nhà thì áp dụng, có nhà thì không. Bà con ở đây cũng mong muốn được áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ để có được đầu ra cho sản phẩm tốt hơn" (Nam, 42 tuổi). Đây cũng là suy nghĩ và kiến của hầu như những người là lao động nông dân nói chung và người nông dân trên địa bàn xã Hồng Nam nói riêng. Với suy nghĩ làm nghề nông nghiệp thì không cần phải nâng cao trình độ và họ cũng không muốn chuyển đ i nghề nghiệp bởi nhiều yếu tố. Đây cũng là điều đáng quan tâm đối với sự phát triển của xã hội khi nguồn nhân lực thừa nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Cũng chính vì không muốn thay đ i nghề nghiệp hiện tại của mình để tìm công việc mới, n định cho thu nhập cao hơn nên phần lớn người trả lời không muốn thay đ i nghề chính (88,2% NTL). Thay vào đó, chỉ có 6,5% người trả lời có định thay đ i nghề chính hiện tại của mình. Nhu cầu học thêm nghề khác của người dân còn ở mức rất thấp, mức độ không có định học nghề chiếm gần 60%, số người có định học thêm nghề khác chiếm ở con số khiêm tốn chỉ chiếm 29%, số người muốn học thêm nghề đang làm chiếm số lượng rất ít ỏi (4,3%)

Biểu đồ 2.9: Dự định đi học nghề của ngƣời dân

(Nguồn: Theo kết quả điều tra của đề tài KX.04/11-15)

Kết quả khảo sát đã cho thấy đa phần người được hỏi cho rằng chính quyền địa phương giới thiệu việc làm cho họ. Với những người là thanh niên có trình độ học vấn thì họ tự tìm việc làm. Người được hỏi chủ yếu thông qua con đường tự học hỏi và rèn luyện trước khi đến với công việc hiện tại. Những người làm nông nghiệp ở xã Hồng Nam chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân nếu có được đào tạo nghề, những khóa học nghề họ được đào tạo là rất ít. Đa phần người dân không có định thay đ i nghề chính hiện nay, họ cũng không có nhu cầu học thêm nghề nào khác.

Tóm lại, hầu hết người dân không muốn thay đ i hay nâng cao tay nghề của mình để tiếp cận một nghề nghiệp mới. Bởi yếu tố ngoại cảnh cũng như thức của cá nhân họ, chính vì thế mức thu nhập của người dân tương ứng với sản lượng lao động. Có thể nói mức thu nhập và mức sống của người dân tại địa bàn nghiên cứu thấp so với sự phát triển chung của đất nước.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Từ những phân tích và bằng những nguồn điều tra số liệu thực tế, Chương 2 của luận văn đã hoàn thành những nội dung sau:

Cơ cấu lao động việc làm theo tu i của người dân xã Hồng Nam tương đối đồng đều, sự phân chia lao động theo độ tu i một cách hợp lý. Trong khi đó, tình trạng mất cân đối về giới tính trong cơ cấu lao động việc làm của người dân tại xã có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ. Điều này đã ảnh hưởng phần nào tới cơ cấu lao động - việc làm của người dân xã Hồng Nam.

Việc phân tích cơ cấu lao động - việc làm của người dân xã Hồng Nam cho thấy trình độ CMKT của người lao động ở xã Hồng Nam vẫn còn thấp. Đa số người dân trên địa bàn xã không được đào tạo nghề. Họ sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế.

Mặc dù ở xã Hồng Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm theo ngành nghề của người dân xã Hồng Nam còn chậm. Điều này được thể hiện qua số liệu tỷ lệ người dân tham gia làm nông nghiệp ở xã Hồng Nam chiếm tới 83,8%.

Tóm lại, thực trạng cơ cấu lao động - việc làm của người dân xã Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã hồng nam, thành phố hưng yên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)