Sự hội nhập về đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người việt di cư tự do ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào (trong trường hợp làng thạt luổng, thủ đô viêng chăn) (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 3 SỰ HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DI CƯ TỰ DO

3.2. Sự hội nhập về đời sống xã hội

Khi di cư đến làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn, những người Việt Nam di cư tự do phải tiếp xúc, hội nhập với xã hội mới, điều này có thể thay đổi mạng lưới xã hội của họ - bao gồm các mối tương tác và trao đổi xã hội, trong đó hệ các giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành, biểu lộ. Mạng lưới xã hội của người di cư ở các mối quan hệ tương tác khác nhau, đó là sự tương tác giữa người di cư và chính quyền sở tại; giữa người di cư và người dân bản địa; giữa những người di cư với nhau và giữa người di cư với quê nhà.

Xem xét tổng thể các mối quan hệ này trong cuộc sống của người Việt Nam di cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn cho thấy những biến đổi, hội nhập trong đời sống xã hội của những người Việt Nam làm ăn, sinh sống tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn như sau:

Trong lao động sản xuất tất yếu hình thành nên các mối quan hệ kinh tế - xã hội là gia đình, họ hàng và cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam cũng như Lào, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, còn mang đến sự phân tầng xã hội sâu sắc. Có thể thấy rằng, các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng và xã hội tạo thành vốn xã hội của một cá nhân hay hộ gia đình và là những yếu tố tích cực có thể giúp họ vượt qua được những cơn sốc kinh tế - xã hội. Do vậy, đối với người di cư tự do, quan hệ họ hàng, cộng đồng và mạng lưới xã hội là chỗ dựa đặc biệt quan trọng để giúp họ giảm hoặc thoát khỏi nghèo khổ.

Như đã trình bày ở trên, những người Việt Nam di cư tự do đến làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn phần lớn đến từ các tỉnh nghèo của Việt Nam, hầu hết những nông dân nghèo sống tại các làng quê Việt Nam, theo một thiết chế xã hội cổ truyền rất chặt chẽ. Gia đình những người Việt là gia đình nhỏ, phụ quyền, người đàn ông là người chủ trong gia đình [18, tr.197]. Các chủ gia đình là đàn ông được sinh ra từ một ông tổ chung họp lại một họ. Họ có nhà thờ chung. Nhiều dòng họ

tập hợp lại thành một làng – tế bào cơ sở của xã hội Việt Nam. Từ xưa, mỗi làng vận hành theo tập quán riêng gọi là “lệ làng”, mà người Việt hay có câu “phép vua thua lệ làng”. Mỗi làng lại có một đình thờ thành Hoàng – thường là người khai hoang lập làng đầu tiên. Cứ tới ngày gỗ Thành hoàng làng là dân làng góp tiền cúng tế và mở hội…

Trong khi đó, thiết chế xã hội của người Lào có sự khác biệt lớn. Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - phật giáo mà ở người Lào nói chung, những người dân sống tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn, khái niệm dòng họ (Đẳm) dần phai nhạt. Trong đời sống xã hội, người Lào chỉ chú tâm vào gia đình nhỏ hạt nhân, mà cộng đồng dòng họ không còn tồn tại với tư cách các thiết chế: không có nhà thờ họ, không tồn tại tập quá thờ phụng tổ tiên chung… Tuy vậy, các bản mường ở Lào vẫn thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế. Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ.

So sánh cho thấy, thiết chế xã hội của người Lào có sự cởi mở hơn so với thiết chế xã hội của người Việt. Khi di cư tự do đến các làng bản của người Lào, dù người Việt có xu hướng tập trung cư trú theo làng, nhưng cơ cấu xã hội cũ đã có sự biến đổi cho phù hợp với cuộc sống tại nơi ở mới. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Gia đình người Việt đang sinh sống tại làng Thạt Luổng vẫn theo nguyên tắc gia đình phụ hệ, ngành trưởng, nhưng so với gia đình truyền thống tại Việt Nam, thì vị thế trong gia đình Việt kiều ở đây có phần cao hơn. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một phần là khi di cư tự do đến đây làm ăn sinh sống, người phụ nữ cũng tham gia các hoạt động kinh tế, và đóng vai trò lớn trong sinh kế gia đình. Một phần khác là do tiếp xúc với người Lào, những người quý trọng con cái, dù trai hay gái, những người đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình, nhất là những gia đình theo truyền thống mẫu hệ. Sự tiếp xúc đó cũng dần khiến tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ăn sâu trong dòng máu của người Việt cũng có sự phai nhạt dần đi.

- Quan hệ dòng họ của những người Việt Nam di cư tự do tại Lào cũng có sự thay đổi nhất định. Ảnh hưởng từ nếp sống người Lào, cũng như khoảng cách với

quê hương, tư tưởng dòng họ cũng có sự phai nhạt dần. Người Việt tại Lào hiện nay chú tâm vào gia đình nhỏ hạt nhân của họ hơn là dòng họ.

- Về quan hệ làng xã:

Hiện tại, Viêng Chăn có 10 điểm cư trú của người Việt. Những cộng đồng này tập hợp lại với nhau theo hai nguyên tắc chính, nguyên tắc địa vực: xóm, ngõ; và nguyên tắc dựa trên long tự nguyện của các thành viên: Phe, Hội, phường. Đối với người Việt Nam di cư tự do tại Lào nói chung, tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn nói riêng, các dạng tập hợp người trong 03 loại hình tổ chức khác nhau tại Việt Nam (theo huyết thống: dòng họ; theo lớp tuổi; tập hợp người trong bộ máy chính quyền xã) đã phai nhạt đi, thay vào đó, Hội của người Việt Nam trên đất Lào lại khá phát triển. Điều này một phần bởi lẽ, khi phong tục tập quán của người Việt khác hẳn phong tục tập quán của người Lào, và khi đơn vị xã hội đã phai nhạt, người Việt tại Lào cần phải có hội có phường để hỗ trợ nhau trong những công việc trọng đại tư tang ma, cưới xin… Có lẽ để đáp ứng yêu cầu ấy, để giúp đỡ nhau trong cuộc sống tại vùng đất mới, tại các tỉnh và thành phố: Viêng Chăn, Pakse, Xa văn na khệt… đều có Hội người Việt Nam, hoạt động khá mạnh tại từng địa phương.

Người Việt Nam di cư tự do tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn, thực tế họ không tập trung cư trú theo từng bản riêng biệt, mà cư trú lẫn lộn với người Lào. Về mặt hành chính, họ tuân thủ sự quản lý của Chính quyền cấp bản – Chính quyền làng Thạt Luổng. Nhưng về mặt đời sống xã hội, để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt trong các sự kiện trọng đại như ma chay, cưới xin, trong khuôn khổ làng Thạt Luổng, những người Việt ở đây phân theo từng nhóm gia đình được gọi là “tổ liên gia”, các tổ liên gia ấy hợp thành phân hội người Việt Nam tại huyện Xay-sệt- tha, thủ đô Viêng Chăn. Hai thể chế xã hội song hành cùng tồn tại, nhưng lại không mâu thuẫn với nhau, mà còn bổ sung cho nhau. Mọi công việc hành chính như quản lý hộ khẩu, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, thu thuế, đảm bảo công tác an ninh trật tự… là các công việc của bộ máy hành chính làng Thạt Luổng điều hành. Các công việc khác trong nội bộ cộng đồng người Việt như cưới xin, tang ma, đền miếu, hòa giải xích mích nhỏ trong nội bộ… là các công việc “tự quản” do Hội người Việt Nam điều hành. Hội người Việt Nam tại Lào không chỉ là một tổ chức xã hội bán quan phương góp phần đảm bảo các quyền lợi xã hội cho người Việt sinh sống tại

Lào, mà nó còn là một không gian xã hội riêng cho nền văn hóa truyền thống của cộng đồng được duy trì và tồn tại…[18, tr.208].

Mối quan hệ với chính quyền và người dân sở tại

* Mối quan hệ với chính quyền sở tại:

Hệ thống hành chính của CHDCND Lào bao gồm: Làng (bản) – Mường (huyện) – Khoẻn (tỉnh)- Phathệt (Nhà nước). Trong hệ thống bộ máy hành chính của Lào, làng (bản) là đơn vị hành chính nhỏ nhất từ xưa đến nay. Bản hình thành từ bốn đến năm hộ gia đình cho đến hàng trăm hộ. Làng (Bản) có chức năng tổ chức và quản lý dân cư cũng như triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Do vậy, mối quan hệ giữa người di cư với chính quyền địa phương chủ yếu trên phương diện hành chính, quản lý về nhân khẩu.

Thực tế khảo sát cho thấy, trong những năm qua Chính quyền làng Thạt Luổng đã luôn nỗ lực xây dựng phường mới đô thị hóa bắt kịp với các bản đô thị trong nội thành, trở thành một phường “điểm” của huyện Xay-sệt-tha. Đồng thời, đảm bảo an ninh trật tự đô thị địa phương – nơi có hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi. Hơn thế, chính quyền phường cũng bày tỏ sự lo ngại trước sự tăng nhanh của những người di tự do sẽ làm gia tăng thêm dân số trên địa bàn, gây quá tải lên cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của họ. Do vậy, chính quyền làng Thạt Luổng có chủ trương hạn chế và quản lý chặt các khu trọ trong làng Thạt Luổng cũng như lao động người nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Ông Savath Chansombath, phó trưởng thôn làng Thạt Luổng, cho biết, Ban trách nhiệm quản lý an ninh của Chính quyền làng Thạt Luổng “kiểm soát thường xuyên các khu nhà trọ, nhà thuê và quán ăn… nếu phát hiện đoàn nào tổ chức liên hoan đêm khuya cấm qua 11:30 giờ, thì Ban có trách nhiệm nhắc nhở họ, nếu vẫn vi phạm sẽ đưa lên cơ quan chính quyền bản để giáo dục, nhằm đảm bảo an ninh trong làng chúng ta” [11].

Mặc dù đã có một số chính sách tạo điều kiện cho những người Việt sinh sống tại đây như một số hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, giáo dục trong quá trình sinh sống tại địa phương. Hiện nay, những người Việt sinh sống tại đây lâu năm có xu hướng đưa gia đình con cái sang sinh sống học tập. Chính quyền làng Thạt Luổng cũng đã có một số giúp đỡ họ trong việc xin học cho con. Nhưng khi phỏng vấn trực tiếp một số người Việt Nam, đặc biệt là Việt kiều – những người có chế độ pháp lý

thuận lợi hơn so với những người khác, thì đa số những người được hỏi cho biết chính quyền địa phương không hỗ trợ cũng không gây khó dễ gì cho họ và số còn lại cho rằng họ ít nhiều nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Phỏng vấn trực tiếp như một Việt kiều tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn làm công nhân, nhưng khi đã cả gia đình, con cái sang học tại Lào, anh không nhận được sự giúp đỡ của Chính quyền làng Thạt Luổng để mở gian hàng buôn bán, không được được cấp thẻ môn bài để sản xuất và kinh doanh. Anh cho biết, tới đây, anh sẽ nhập quốc tịch Lào để được hưởng những chính sách về kinh tế, xã hội như công dân Lào [11]. Nhưng cũng có một số người Việt Nam gặp phải sự khó dễ từ Chính quyền địa phương, đặc biệt những người làm trong ngành dịch vụ. Chị Hoàng Thị Tâm (30 tuổi) đến từ Quảng Bình, hiện đang làm dịch vụ spa tại Lào, cho biết chị gặp những khó khăn “về công an, giấy tờ… công an vào, mình có giấy tờ nhưng họ vẫn “ngoằn ngoèo” để lấy tiền cho được”.

* Mối quan hệ với người dân sở tại:

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, dòng chuyển cư đến làng Thạt Luổng những năm gần đây rất đa dạng, gồm nhiều đối tượng khác nhau đến từ các vùng, các bộ tộc khác nhau của Lào, các quốc gia khác nhau. Sự đa dạng về thành phần dân cư đồng nghĩa với sự phức tạp trong lối sống, trong sự tương tác giữa các nhóm người. Mỗi nhóm cư dân hình thành nên một lối sống riêng và mối quan hệ với cư dân địa phương khác nhau. Sự khác biệt về nghề nghiệp, lối sống, thu nhập, trình độ văn hóa…. là rào cản bước đầu cho sự hòa đồng giữa cư dân bản địa và những người Việt Nam di cư tự do đến làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn. Như anh Singko Pongvila, hiện nay đang làm việc ở công ty TOYOTA, đang ở nhà trọ làng Thạt Luổng nói rằng, việc giao tiếp với những người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng “lúc đầu là khá khó khăn tại vì người Việt có ít biết nói tiếng Lào, giọng nói chưa rõ…” [11]. Nhưng cùng với thời gian, người Việt Nam di cư tự do đã dần học tiếng Lào và hòa nhập cùng với cộng đồng ở đây.

Khảo sát thực tế cho thấy, dù đã có nhà riêng hay đi thuê trọ, thì cộng đồng người Việt Nam di cư tự do tại Lào vẫn cố gắng hòa nhập và tạo mối quan hệ tốt với những người dân bản địa. Đặc biệt, nhóm người di cư thuê cửa hàng kinh doanh đa phần đều có quan hệ khá tốt với dân địa phương và chính quyền sở tại, trong số

này một vài người sau một thời gian làm ăn khấm khá, có cơ hội mua được đất hoặc nhà trong ngõ xóm, đổi vai trở thành cư dân chính thức của địa phương. Đa phần những người Việt Nam sinh sống tại Lào nói chung, tại làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn nói riêng đều cho rằng người Lào, kể cả dân chúng và chính quyền cơ sở đều rất tốt người người Việt, họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người Việt về mọi mặt trong cuộc sống[18, tr.207]. Chị Lê Thị Phúc, quê tại Thanh Hóa, cho biết, dù mới sang Lào được một thời gian không lâu, “nhưng người dân quanh đây giúp đỡ hai vợ chồng mình rất nhiều”. Điều này cũng dễ hiểu, bởi từ thời xa xưa người Lào đã yêu chuộng cuộc sống hiền hòa, êm ái, ít va chạm, xô xát lẫn nhau, mọi sự tranh chấp đều được hòa giải một cách êm thấm, họ biết dựa vào nhau, đùm bọc nhau trong cuộc sống, trong đấu tranh để sinh tồn. Những nét đặc sắc này quy định cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động trong đời sống xã hội, làm nên những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Lào.

Điều này khá là khác biệt so với tình trạng di cư tại Việt Nam hiện nay. Trong một nghiên cứu về di cư tự do tại phường Yên Hòa, thành phố Hà Nội, tác giả Sền Thị Hiền đã chỉ ra rằng, người nước ngoài, kể cả người Việt Nam di cư tự do đến phương Yên Hòa có sự tách biệt với dân cư trong phường, “hầu như không có mối liên hệ với dân làng gốc…và không thích bị quấy rầy”[27, tr.104]. Còn nhóm kinh tế khá giả, họ mua nhà trong các ngõ, xóm do công việc bận rộn, người già (bố mẹ) ở nhà một mình sống khép kín, ít tiếp xúc với người lạ. Đó là nguyên nhân khiến đối tượng này sống tách biệt người dân địa phương. Nhóm đối tượng có mối quan hệ tốt nhất với dân sở tại tại đây lại là nhóm học sinh sinh viên và người ngoại tỉnh đến thuê cửa hàng kinh doanh, buôn bán nhỏ trên địa bàn phường, với các cửa hàng bán gạo; cửa hàng cắt tóc gội đầu; các quán ăn như quán phở, quán bún vịt, quán cơm bình dân;.v.v… Có thể nói, tình trạng này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân, từ mức độ thu nhập, trình độ học vấn cũng như vị thế xã hội là những yếu tố chi phối đến mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng, tạo ra các mức độ tương tác khác nhau. Đối với địa bàn làng Thạt Luổng, thủ đô Viêng Chăn, bản chất của những người con các bộ tộc Lào cũng như những người con của làng quê nghèo Việt Nam, vốn là những người nông dân với lối sống cộng đồng, thân thiết và cởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người việt di cư tự do ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào (trong trường hợp làng thạt luổng, thủ đô viêng chăn) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)