CHƯƠNG 3 SỰ HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DI CƯ TỰ DO
4.2. Những khó khăn, thách thức mà cộng đồng người Việt Nam di cư tại Lào
Lào phải đối mặt về chính sách
Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài nói chung, người Việt Nam di cư tại Lào nói riêng đều có tính chất hai mặt, một mặt, nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước theo đúng mục đích và tôn chỉ đã đề ra, mặt khác tác động tới chính cuộc sống của người dân di cư buộc họ phải tuân thủ pháp luật không có ngoại lệ. Một số khó khăn có thể kể tới như:
- Đối với vấn đề nhập quốc tịch Lào của những người ngoại kiều. Cho đến nay, pháp luật Lào chỉ thừa nhận một quốc tịch, đo đó đối với các công dân (cho dù sinh ra trên đất Lào) không mang quốc tịch Lào sẽ không được luật pháp thừa nhận các quyền cơ bản như: quyền bầu cử và ứng cử; không được làm công chức trong bộ máy công quyền; không được sở hữu bất động sản (chỉ được quyền thuê mà không có quyền mua nhà, đất, nếu sản xuất kinh doanh thì không được cấp thẻ môn bài, nông dân làm ruộng có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với ruộng đất...); trước năm 2003, học sinh ngoại kiều không được thi vào học các trường đại học trong nước Lào và không được nhận học bổng ra nước ngoài để học v.v... Bởi thế, vì sinh kế và sự phát triển lâu dài cho con cháu, đa phần người Việt tại Lào đều lựa chọn cách nhập quốc tịch Lào. Nhưng do luật qui định, nên việc nhập quốc tịch Lào rất khó khăn. Như đã nói muốn nhập quốc tịch Lào thi Việt kiều phải thoả mãn điều kiện tại Luật Quốc tịch Lào sửa đổi năm 2017. Trong đó, đối với nhiều người thì trên thực tế, một số điều kiện gần như bất khả thi. Thí dụ như tiêu chuẩn số 9 “đã thôi quốc tịch của mình”, có nhiều người sinh ra trên đất Lào, không có quốc tịch, lại có những người khác đã di cư sang Lào từ lâu nay không còn biết quê
hương bản quán ở đâu làm sao để cắt quốc tịch được. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người Việt đã xin làm con nuôi người Lào. Tập quán Lào rất cởi mở, khi được nhận làm con nuôi người Lào và đổi sang họ Lào, người Việt có thể nhập quốc tịch Lào.
- Đối với những người cư trú lâu dài tại Lào muốn được công nhận là ngoại kiều cũng rất khó khăn về các điều kiện của người xin cư trú lâu dài tại Lào cũng như các điều kiện mà người bảo lãnh phải đảm bảo. Khó khăn nhất là việc hoàn tất hồ sơ người định cư phải làm tờ khai lý lịch, mà trong tờ khai đó phải có xác nhận của công an địa phương (xã, phường, thị trấn...) nơi mình đã cư trú trước lúc sang Lào. Kèm theo lý lịch, phải có tờ xác nhận của công an địa phương (nơi mà mình đã từng xuất cư) là không có tiền án tiền sự và tờ photocopy giấy chứng minh thư nhân dân kèm theo giấy xác nhận của công an địa phương vẻ bản photocopy đó (người xác nhận phải có chữ ký và đóng dấu màu đỏ của phía Việt Nam). Vấn đề là đối với những người đã ở Lào trong thời gian ít nhất là từ “5 đến 10 năm” khi trở lại Việt Nam để xác nhận các giấy tờ về nhân thân, trong nhiều trường hợp rất khó thực hiện. Do đó, nhiều sự nỗ lực của người để được cấp phép cư trú lâu dài tại Lào đã bất thành.
- Đối với nhóm cư trú tạm thời tại Lào, đây là trường hợp người Việt Nam di cư tự do sang Lào để làm ăn buôn bán trong những năm gần đây, nhóm cư dân này làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất cho cả hai phía: phía chủ thể quản lý và phía các đối tượng bị quản lý. Trong đợt tăng cường kiểm tra những người nước ngoài sinh sống tại Lào, những đối tượng nước ngoài bị trục xuất tại Lào bao gồm: Không có đăng kí tạm trú tạm vắng tại bản sở tại; Người không có hộ chiếu hoặc hộ chiếu hết hạn; Không có giấy phép lao động hợp pháp tại Lào; Các cửa hàng, quán xá kinh doanh không thông báo, không có giấy phép kinh doanh hợp pháp của bản sở tại. Vì vậy, để lao động và sinh sống hợp pháp tại Lào người nước ngoài cần phải làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ như giấy đăng kí tạm trú tạm vắng, hộ chiếu, giấy phép lao động và giấy đăng kí kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền đối với những ai mở quán kinh doanh.
Tuy nhiên trong thực tế, đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Có một số người Việt Nam sang Lào bằng giấy thông hành về nguyên tắc họ chỉ được tới tỉnh đối
diện (với tỉnh cấp giấy thông hành) nhưng họ đã đi sâu vào và ở lại làm ăn sinh sống tại Lào. Phần lớn họ là những người lương thiện đi tìm kế sinh nhai, cần cù lao động, chăm chỉ làm ăn và sống hòa thuận với nhân dân Lào, đối với chính quyền và dân bản nên được nhân dân các bản (làng) Lào cưu mang đùm bọc. Nhưng vì không đủ giấy tờ hợp lệ, nên thỉnh thoảng khi công an Lào có các đợt kiểm tra, họ bị phạt tiền hoặc bị bắt. Nhưng rồi lại cứ đâu vào, phần lớn nhóm cư dân này có nguyện vọng được cư trú và làm ăn sinh sống lâu dài tại Lào, nhưng vốn các văn bản pháp luật hiện hành, nguyện vọng của họ rất khó trở thành hiện thực. Đặc biệt đối với bộ phận nhân công lao động tự do; họ tới Lào để làm thuê. Với hộ chiếu phổ biến được phép ở Lào một tháng và không được cấp thẻ lao động. Nhưng khi đã hết hạn thì họ vẫn ở lại Lào và vẫn tìm được việc làm. Nhưng nếu lỡ may bị bắt trong các đợt kiểm tra của công an Lào thi họ có thể bị phạt đến 500 USD. Do tiền công lao động tại Lào rất thấp nên đa phần người lao động giản đơn không đủ tiền để nộp phạt mà phải trốn tránh. Tình trạng kiểm tra và trốn kiểm tra cứ diễn ra rất phức tạp nhiều lúc làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng.
Nói chung, tình trạng của những người di dân người Việt Nam tại Lào hiện nay là bất ổn, như phía đại diện công an Lào nhấn mạnh – “Lâu nay vì tôn trọng tình hữu nghị keo sơn và đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào, nên phía chính quyền xử lý có phần thiên về tình cảm và tạo điều kiện nhiều hơn. Nhưng tới nay theo tinh thần và chỉ đạo của nghị quyết từ cấp trên đưa xuống, phải làm quyết liệt hơn vì những công dân Việt Nam ở đây phần lớn vi phạm – tái phạm nhiều lần về các thủ tục pháp lý, gây những hậu quả rất xấu cho an ninh trật tự của xã hội nước sở tại, thậm chí những sai phạm về lối sống đạo đức thời gian qua đã dẫn đến trường hợp xảy ra án mạng chết người do quan hệ tình ái không trong sáng”[29].
Tình hình này đang khiến cho tâm lý của người Việt Nam di cư tại Lào bất ổn, lo lắng, đòi hỏi phải có chính sách đầy đủ, thực tế hơn để một mặt tránh rủi ro cho nhóm người này, mặt khác giúp cho họ có hiểu biết đầy đủ để tôn trọng luật pháp và thuần phong mỹ tục của xã hội Lào. Như một người Việt Nam làm ăn sinh sống lâu dài tại Lào cho biết: “Mấy năm nay Chính phủ Lào thắt chặt vấn đề lao động trái phép. Những cái này mình thấy đúng… Nhưng mà từ xưa đến này giữa Lào và Việt qua lại dễ, thành thói quen rồi. Nên bây giờ thắt chặt nhưng nên làm từ từ. Nhà
nước Lào nên thực hiện chính sách thắt chặt từ từ, đồng thời có những chính sách riêng đối với người Việt, tạo điều kiện cho người ta sang đây làm ăn mà vẫn vừa quản lý được số lượng, khu vực làm việc và sinh sống ở đây” [11]. Chị Phương đề nghị: “Chính quyền Lào tạo điều kiện cho người Việt tại đây làm giấy tờ hợp pháp, sống hợp pháp được tốt hơn”. Anh Hiển thì đề nghị: “Trong tương lai, đối với những người Việt Nam sang làm ăn, sinh sống tại lào lâu năm, mà người ta muốn thành Việt Kiều, thì mong Nhà nước Lào tạo điều kiện cho người ta dễ dàng hoàn thành thủ tục thành ngoại kiều hơn”. Do vậy, trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam và Ban công tác cộng đồng cần tăng cường trao đổi, phối hợp các cơ quan chức năng của Lào để củng cố địa vị pháp lý, hỗ trợ người Việt Nam tại Lào ổn định cuộc sống, hội nhập vào sở tại; hỗ trợ duy trì, củng cố, đổi mới chất lượng việc dạy tiếng Việt trong cộng đồng; thúc đẩy phối hợp hoạt động văn hóa tâm linh với hoạt động cộng đồng, khuyến khích mở các lớp dạy học tiếng Việt, tiếng Lào miễn phí tại các cơ sở tôn giáo để phục vụ cộng đồng…
- Khó khăn trong việc đảm bảo chế độ hôn nhân hợp pháp tại Lào đối với người Việt Nam di cư tự do: Trên cơ sở các quy định về kết hôn giữa công dân Lào và công dân nước ngoài trong đó có Việt Nam, có thể thấy các quy định này thiên về việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Lào, song trên thực tế thì khả năng thực hiện không cao. Quy định về việc tất cả giấy tờ trên phải có xác nhận của Bộ ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam rồi thông qua Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam. Từ đó, mới trình hồ sơ trên lên Cục Lãnh sự - Bộ ngoại giao nước CHDCND Lào theo các bước. Đồng thời, Cục Lãnh sự sẽ cấp giấy chứng nhận kèm theo hồ sơ được nhận giấy chứng nhận là một rào cản lớn đối với người Việt Nam di cư tại nước ngoài. Bởi thời gian để thực hiện những thủ tục này rất khó khăn, hơn nữa, đại đa phần những người Việt Nam di cư sang Lào đều vì lý do mưu sinh, cuộc sống thường ngày rất khó khăn với số tiền kiếm được không nhiều (trung bình từ 5 – 6 triệu Việt Nam đồng/tháng) thì việc phải lên tận cấp Bộ Ngoại giao rồi Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự là một điều rất khó.
Do vậy, dù biết rằng hôn nhân không được công nhận và bất hợp pháp, nhưng những đám cưới chui vẫn cứ được tiến hành, và chính những đứa trẻ khi được sinh ra trong các gia đình bất hợp pháp đó ngoài cái tên được cha mẹ chúng đặt cho thì
không hề có giấy tờ khai sinh, cũng như được công nhận là một công dân Lào. Điều này dẫn tới những hệ lụy đau lòng là chúng không được coi là một công dân, do đó sẽ không được hưởng các quyền cơ bản về giáo dục và y tế tại quốc gia Lào. Và trong trường hợp xấu nhất, chúng bị trục xuất cùng với bố mẹ ra khỏi quốc gia Lào thì việc được công nhận là công dân Việt Nam cũng rất mong manh.
Thấu hiểu được thực trạng này cũng như để đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương hữu nghị giữa hai nước Việt – Lào, hai bên đã thực hiện nhiều Chương trình hỗ trợ để giảm thiểu vấn nạn kết hôn ngoài giá thú của người Việt Nam di cư tự do, tạo điều kiện cho họ được nhập quốc tịch và hưởng các quyền lợi như một công dân Lào. Đơn cử như ngày 10/08/2018, Đoàn Giám sát liên hợp Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về tình hình thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam – Lào” tại tỉnh Quảng Trị. Việc thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan chức năng hai bên hợp tác nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thỏa thuận đến nay còn gặp phải nhiều khó khăn và vướng mắc.
- Về phía giáo dục, thế hệ con em của người Việt di cư tự do hoặc là kết quả từ những gia đình hôn nhân hỗn hợp Việt – Lào gặp khó khăn rất nhiều trong việc được tiếp cận nền giáo dục của Nhà nước. Bởi những đứa trẻ này không có đủ điều kiện để được nhập quốc tịch Lào. Theo quy định của Luật giáo dục, học sinh tiểu học tại Lào sẽ được miễn học phí. Mặc dù các trường có linh động trong việc tiếp nhận các học sinh không có quốc tịch Lào, nhưng những học sinh này sẽ không được hưởng trợ cấp giống như những học sinh khác mang quốc tịch Lào. Điều này vô hình chung trở thành gánh nặng cho những gia đình có con em theo học tại đây.
- Bên cạnh những hạn chế trong việc tiếp cận lao động, văn hóa, giáo dục, người Việt di cư tự do tại Lào còn gặp khó khăn rất lớn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe y tế. Về đa phần, số lượng cơ sở y tế của Lào nói chung và tại Viêng Chăn nói
riêng còn hạn chế, cơ sở vật chất còn khiêm tốn cũng như trình độ phát triển y tế chưa cao. Hơn nữa, vì là đối tượng di cư tự do, nên những người dân Việt Nam không được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy, đây cũng là một gánh nặng mà người Việt di cư phải đối mặt.
Như vậy, cuộc sống của những người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng nói riêng, Lào nói chung bên cạnh việc phải chật vật mưu sinh thì họ cũng phải gặp rất nhiều khó khăn dưới sự tác động của chính sách quản lý của Nhà nước Lào. Do vậy, trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam và Ban công tác cộng đồng cần tăng cường trao đổi, phối hợp các cơ quan chức năng của Lào để củng cố địa vị pháp lý, hỗ trợ người Việt Nam tại Lào ổn định cuộc sống, hội nhập vào sở tại.
Kết luận Chương 4
Theo nhìn nhận của chính giới cũng như của người dân Lào, người Việt di cư đã mang tới Lào rất nhiều tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh xã hội của Lào. Là những người dân lương thiện tới Lào vì mục đích kiếm sống, liên họ đã cần cù lao động, sống hài hoà với cộng đồng người Lào và nền văn hóa Lào, tôn trọng luật pháp Lào, được Đảng, Nhà nước cũng như nhân dân Lào hết lòng cưu mang giúp đỡ. Đương nhiên, như đã trình bày ở các phần trên, có một số chính sách nhằm quản lý người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng của Chính phủ Lào chưa bắt kịp với tình hình thực tế. Những quy định rườm rà trong các bước hoàn thành thủ tục cho Việt kiều nhập quốc tịch Lào, cho những người Việt đã sống lâu ngày tại Lào được hưởng quy chế Việt kiều (cư trú lâu dài tại Lảo) cũng như các chính sách tạo điều kiện cho những người dân lương thiện có nhu cầu làm ăn theo thời vụ tại Lào... chưa đầy đủ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Điều này đã và đang đặt ra cho những người Việt Nam di cư tại Lào những thách thức, khó khăn về mặt chính sách cần giải quyết để duy trì mối quan hệ một cách bền vững.
KẾT LUẬN
Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ lâu đời về địa lý, văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước và mở rộng bờ cõi, quá trình di dân của người Việt cũng đã diễn ra và phát triển cùng quan hệ giữa hai nước Việt – Lào. Người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn trên đất Lào đã từng bước hình thành nên một cộng đồng người xa quê đông đảo sau nhiều đợt di cư trong suốt nhiều thế kỷ