CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI
2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội
2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội
Năm 1956, Ni Trưởng Như Thanh là người đầu tiên đứng ra thỉnh cầu Giáo hội Tăng già Việt Nam được thống nhất Ni bộ và đã được thuận ý. Sau đó chư Ni trưởng cấp tốc thành lập Ban lãnh đạo Ni bộ lâm thời, có nội quy, tổ chức hành chánh riêng, hoặc động độc lập nhưng vẫn khơng nằm ngồi quy chế cũng như mục tiêu của Giáo hội. Tinh thần và các hoạt động của Ni bộ đã ảnh hưởng chung đến Ni giới các tỉnh thành, đòi hỏi cấp thiết thành lập các Ni bộ cơ sở. Đó cũng là tiền đề cho Giáo hội sau này có đủ hai vụ Tăng, Ni trong Tổng vụ Tăng vụ. Chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trị khá quan trọng trong ngôi nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, trong đó mơn phong của Ni giới được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của thời cuộc.
Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức thành lập, mặc dù giai đoạn chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 thế kỷ XX, Ni giới Huế đã nêu cao vai trị của mình đối với Giáo hội Phật như q Sư Bà Diên Trường, Diệu Hương, Diệu Khơng, Thể Yến, trong đó việc thành lập lớp học Ni và tổ chức Ni bộ đóng vai trị quan trọng trong hệ thống chỉnh lý Tăng già thời đó. Tuy việc làm của chư Ni trưởng có sức ảnh hưởng đối với Giáo hội nhưng tựu trung chỉ là những người phụng sự trong ngôi nhà chung là Phật giáo, chứ chưa thật sự nằm trong bộ máy hoạt động của Giáo hội.
Năm 1982, Ban Trị sự tỉnh Bình Trị Thiên được hình thành, lúc ấy chỉ có 3/18 vị nằm trong uỷ viên ban Trị sự với các chức sắc: Uỷ viên ban thủ
quỹ, uỷ viên ban Từ thiện xã hội và trưởng ban quản lý Ni giới.
Đến năm 2017 Giáo Hội Phật giáo Huế đã trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội tỉnh, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Qua mỗi nhiệm kỳ, danh sách chư Ni được bổ sung vào thành phần các chức sắc trong Giáo hội cũng 27ang lên, tuy vẫn còn hạn chế, nhưng theo cơ chế của thời đại khi nữ giới nói chung đã đứng ra đảm trách các công việc ngang bằng với nam giới thì chư Ni cũng nên là tấm gương không chỉ về đức độ mà cần đem năng lực nội tại cống hiến cho Giáo hội và xã hội, bên cạnh đó Giáo hội cũng đã nhận thức tích cực hơn tầm quan trọng của chư Ni trong công cuộc xây dựng ngôi nhà chung là chánh pháp. Nên Ni giới trong các phân ban Tăng lên đáng kể.
(người) Năm Tăng-Ni 1987- 1992 1992- 1997 1997- 2002 2002- 2007 2007- 2012 2012- 2017 Tăng 413 445 537 570 660 803 Ni 357 404 464 522 645 712
Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT Huế Qua khảo sát số liệu Tăng Ni của Giáo hội hằng năm thì thấy được số lượng Tăng Ni ở Huế tăng đều qua các năm. Khi xã hội đang trên đà hiện đại hố, mỗi gia đình đều kế hoạch hai con, trong khi dân số Việt Nam được cho là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, nếu nói vì chán đời sống thế tục để xuất
Tài liệu tổng kết cơng tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017,
gia thì khả năng xảy ra khơng hợp lý, bởi xã hội đã đáp ứng được mọi nhu cầu của giới trẻ. Có hai trường hợp để xem xét : sự tiến bộ của nền cơng nghiệp hố một phần ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của con người, nên ngay từ sớm cha mẹ đã muốn hướng con em đến một môi trường để khi trưởng thành những đứa trẻ đó có thế “tâm bất biến giữa dịng đời vạn biến”, mơi trường đáng để tin tưởng chính là nương tựa cửa Phật, nếu không xuất gia được, cũng có một tinh thần bình ổn để đối diện với cuộc sống thường nhật; thứ hai, nhờ vào các phuơng tiện truyền thông đã mang đến nhiều cơ hội học hỏi, nghiên cứu giáo lý, khi thâm nhập được kho tàng tạng pháp, họ liền phát tâm dũng mãnh, ý nguyện xuất gia để có thể làm nhiều việc hơn nữa mang hạnh phúc, lợi lạc đến với số đông. Với hạt nhân Gia đình Phật tử, Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người trẻ phát tâm đi vào ngôi nhà Phật giáo. Nên không kể hai con hay một con, khi đã có ý nguyện xuất gia cha mẹ ln hỗ trợ, đó là kết quả của bao năm xây dựng “ Phật hố gia đình” của Hội An Nam Phật học. Đó là lý do vì sao qua các năm, tỷ lệ người xuất gia vẫn tăng. Tính theo bình qn, chư Tăng cứ 10 người có 3 người hoàn tục, chư Ni cứ 10 người có 1 người hồn tục*, vậy nếu chư Ni đảm nhiệm các cơng tác Phật sự ít xảy ra rủi ro về nhân sự hơn, sẽ không mất thời gian để đào tạo lại nhân sự mới. Tính ổn định đó chính là lợi thế đối với Giáo hội, Ni giới nếu được đào tạo chun mơn, sẽ có được nguồn nhân lực cung ứng đủ cho các việc làm tương ứng.
*
( % nhân sự) Năm Tăng-Ni 1987- 1992 1992- 1997 1997- 2002 2002- 2007 2007- 2012 2012- 2017 Tăng 56,25% 56,25% 59,6% 59,6% 51,8% 45% Ni 22,9% 22,9% 25% 25% 35,7% 39,1% Cư sĩ 20,85% 20,85% 15,4% 15,4% 12,5% 15,9%
Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6 nhiệm kỳ*
Nếu như trước năm 1987, nhân sự giáo hội chiếm tới 80% đến 85% là
chư Tăng , thì sau các kỳ đại hội, Ni giới đã được bổ sung vào thành phần nhân sự của các phân ban, thậm chí có những phân ban, chư Ni chiếm 100% nhân sự như Ban kinh tế tài chính và Ban từ thiện xã hội chiếm 92% nhân sự. Giáo hội với vai trị đề xuất và phê duyệt chư Ni có thẩm quyền trong việc quản lý Ni bộ, dù chỉ mang tính hình thức, nhưng cũng phải hợp pháp hố thì vị Ni đó mới đủ điều kiện trong việc tiếp quản Ni bộ. Qua thời gian, họ đã thể hiện được năng lực làm việc của mình, hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, Giáo hội đã tận dụng được nguồn lực nội tại chính vì vậy đã có thêm nhiều phân ban được thành lập bổ xung như Ban quốc tế, Ban thông tin truyền thông , bên cạnh đó Ni giới trong các phân ban được trẻ hoá, truyền thống trước đó chỉ những vị Ni lớn mới đảm nhiệm các công việc liên quan đến Giáo hội và Ni bộ.
* Tài liệu tổng kết cơng tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.
Qua thống kê cho thấy hai nhiệm kỳ sau, thành phần nhân sự của Chư Tăng giảm xuống và chư Ni tăng lên, sự ảnh hưởng của phong trào đa văn hố, nhất là tiến bộ của cơng nghệ thơng tin, đã giúp người nữ có nhiều cơ hội nhận ra nhu cầu làm việc theo năng lực, họ lại tiếp nhận nhiều phong trào nữ quyền trên khắp thế giới; lực lượng sản xuất hiện đại phát triển, sự thăng tiến tri thức theo cấp số nhân, những điều kiện đó dần mang phụ nữ ra ánh sáng của thế giới. Ni giới cũng là một phần của phụ nữ xã hội, họ luôn được sự bảo hộ của Chư tăng, thấy được được tầm quan trọng của nhân lực trẻ, khơng phân biệt giới tính, Chánh pháp muốn lan rộng khắp mọi nơi mọi nẻo thì cần người phụng sự ở mọi lĩnh vực, có những việc chư Ni đảm trách sẽ kiện toàn hơn chư Tăng như an sinh xã hội, mầm non Phật giáo…
( %nhân sự)
Tăng Ni Cư sĩ
Uỷ viên BTT 83,8% 16,2% 0
Uỷ viên dự khuyết 83,4% 8,3% 8,3%
Ban kiểm soát GH 84% 16% 0
Ban pháp chế 70% 5% 25%
Ban TTTT 29,2% 12,5% 58,3%
Ban TTXH 7,4% 92,6% 0
Ban KTTC 0 100% 0
Ban văn hoá 47,2% 22,2% 30,6%
Ban nghi lễ 100% 0 0
Ban Hoằng pháp 74,1% 14,8% 11,1%
Ban HDPT 48,1% 7,4% 44,5%
Ban GDTN 70,4% 25,9% 3,7%
Ban Tăng sự 88,9% 21,1% 0
*Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua các nhiệm kỳ (1987-2017) *
Về các phân ban, Ni giới chỉ làm công tác phối hợp với nhiệm vụ là thư ký hoặc phó thư ký phân ban, ngoại trừ hai phân ban là Từ thiện xã hội và Kinh tế tài chính, theo đặc thù và tính chất của cơng việc nên Giáo hội đã giáo phó cho Ni giới phụ trách hồn tồn. Từ khi thành lập Phân ban đặc trách Ni giới thì Ni giới và hầu như hoạt động độc lập, thành lập các phân ban riêng, họ chỉ có nhiệm vụ trình lên Giáo hội những việc quan trọng và các hoạt động không trái với nội quy mà Giáo hội đề ra.
* Tài liệu tổng kết cơng tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành
Thành phần nhân sự Phân ban đặc trách Ni giới của hai nhiệm kỳ ( 2009- 2012; 2017-2017) về số lượng khơng thay đổi, với Ban chứng minh có 5 vị, thường là các Bậc trưởng lão Ni đảm nhiệm; Phân ban đặc trách Ni giới có 15 vị; Uỷ viên dự khuyết có 15 vị. Đây là những vị thay mặt Ni Bộ đảm nhiệm các cơng tác Phật sự mang tính chun sâu, góp phần xây dựng và phát huy tinh thần của Ni giới Trung ương cũng như hội Ni giới trên toàn cầu.
Sự ra đời của Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế khơng chỉ đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Ni giới Huế, thể hiện rõ tính độc lập sáng tạo, tinh thần đoàn kết của Ni giới, mà còn khẳng định trách nhiệm “ truyền đăng tục diệm” ( kế thừa sự nghiệp của chư Phật Tổ qua các đời) của hàng hậu bối trong các Phật sự trọng đại, duy trì giềng mối kỷ cương của Ni giới, hoàn thành vai trò của một trưởng nữ Như Lai. Đây cũng là bước đầu giúp cho tổ chức Ni giới Huế phục hồi được kiện toàn hơn, để có những sinh hoạt phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, góp phần vào sự nghiệp chung của Ni giới tồn cầu. Phân ban đã kêu gọi chư Ni trẻ có đủ năng lực, sức khoẻ, nhiệt huyết và sự hi sinh để thực hiện triệt để phương hướng hoạt động của Phân ban để chỉnh đốn Tăng già, phát triển Ni đoàn sao cho xứng danh là con của Đức Như Lai. Sau khi được sự chấp thuận và hỗ trợ của Giáo hội về việc thành lập Phân Ban Đặc Trách Ni Giới Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phân ban có trách nhiệm trình lên Ban tăng Sự về tình hình hoạt động chung của Ni giới, nhằm góp phần giúp Giáo hội thuận tiện về mặt quản lý nhân sự, đồng thời để Giáo hội tri tường những điểm còn khiếm khuyết của Ni giới. Thống kê danh bộ Ni giới tại Huế để có kế hoạch quản lý một cách cụ thể và tạo điều kiện để Ni giới phát triển về mặt kiến thức cũng như các lĩnh vực chun mơn khác. Ni bộ có ngân sách hoặt động riêng thơng qua việc đóng niên liễm hằng năm của các chùa Ni, nếu cơng việc liên quan đến Ni bộ nói chung, sẽ kêu gọi hỗ trợ từ các chùa Ni.