Nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017) (Trang 48 - 58)

CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI

2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo

2.2.2 Nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo

a, Giáo dục tại bổn tự (chùa)

Trong 30 năm, số lượng chùa Ni ở Huế vẫn chỉ có 87 ngơi, nhưng số lượng người nữ xuất gia tăng lên đáng kể, đặc biệt là người trẻ. Nếu như 30 năm trước, người xuất gia đa số có hai thành phần chính : người xuất than từ hồng thân quốc thích vì cảm mến đạo, thấy rõ sự vô thường biến động của thời cuộc nên phát tâm xuất gia, chính những vị này đã tạo nên Ni giới Huế có một nét rất riêng, mang phong thái lễ nghi của cung đình, họ với thân thế của mình, đã có tiếng nói lớn trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo những năm 30-40 của thế kỷ XX, nền móng vững chắc cho Ni bộ Huế sau này. Thành phần thứ hai, do hoàn cảnh của xã hội, đói khát, chiến tranh liên miên, gia đình ly tan... xuất gia là một lựa chọn. Tuy vậy tỷ lệ người xuất gia tính ra vẫn chưa nhiều, lại không phải là những người trẻ tuổi, đó là thời điểm Phật pháp

chưa được phổ cập, dân chúng vẫn phải có nhiều việc để lo toan, thờ Phật chỉ vì truyền thống của gia đình.

Sau ngày đất nước thống nhất, khó khăn vẫn cịn đó, phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng, làm mới lại tư tưởng...nhưng những khó khăn chỉ tập trung trong khoảng thời gian 10 năm đầu. Giai đoạn đổi mới đất nước, mọi người dần có đủ điều kiện để tận hưởng cuộc sống hơn, có thời gian quan tâm đến chỗ dựa tâm linh cho mình. Đặc biệt 10 năm trở lại đây, bên cạnh sự phát triển công nghệ thơng tin, chỉ cần có kết nối mạng cơng nghệ thông tin mọi thứ sẽ được phổ cập tức thì, đặc biệt các khố tu cho người trẻ ngày được nhân rộng, đó là lứa tuổi cần được cũng cố niềm tin về đạo đức và kỷ năng sống để tiếp cận với xã hội, lợi thế đó đã mang đạo vào đời, các em trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, tìm hiểu Phật pháp, vì cảm mến sau khi tham gia các khoá tu, các em giành thời gian về chùa ngày càng nhiều.

Dưới sự ảnh hưởng, tương tác và tác động đa chiều từ xã hội, phụ nữ khơng cịn “ tầm nhìn từ nhà xuống bếp”, mạng truyền thơng đã dần xoá bỏ khoản cách về giới, các hiệp hội phụ nữ đã khẳng định vị thế của mình đối với xã hội, điều này đã khiến Ni giới nhìn nhận lại vị thế của mình, để xã hội khơng nhìn nhận là một tôn giáo yếm thế, Pháp chính là “ bất ly thế gian pháp”, điều này mang lại những thách thức, tuy không là cuộc chạy đua với thời thế, nhưng chư Ni cũng không thể “ án binh bất động” với xã hội đang thăng tiến ngồi kia.

Mỗi một gia đình đều là gia đình Phật hố, theo truyền thống Phật giáo nhiều thế hệ, đời sống vật chất đã ổn định, thường những dịp hè, phụ huynh thường gửi các em đến chùa ở 1 hoặc 2 tháng, thường từ 12 đến 18 tuổi, có những em sau thời gian đó liền phát tâm xuất gia, có những em sau 3,4 hè mới xuất gia. Chùa ở Huế, nhận người xuất gia không phân biệt độ tuổi, các tiểu nhỏ vẫn tiếp tục hồn thiện chương trình học của mình, nếu đủ khả năng

sẽ tiếp tục các lớp đại học theo đúng chuyên ngành mong muốn. Có nhiều người cho rằng, nhỏ như vậy, chưa đủ nhận thức làm sao biết phát tâm xuất gia được, liệu rằng ở đó có sự bắt buộc hay ràng buộc nào khơng? Xuất gia, không thể mang cái hiểu biết ra để đo lường, vì chữ Dun thật khó nói, khi các em đủ lớn, ln có cơ hội để chọn lại con đường cho mình, tinh thần tự giác ln được xiển dương trong Phật giáo.

Mỗi một chùa, sau khi nhận thêm nữ tập sự xuất gia, ngồi việc trình báo để Ni bộ thống kê danh sách, cịn có trách nhiệm phải dạy dỗ vị đó thành tựu về mặt học thức cũng như các oai nghi cần có. Với tinh thần “ giáo bất nghiêm, sư chi đoạ”, ni dạy vị đó thành tựu chính là sự đóng góp lớn lao cho Ni bộ nói riêng và Giáo hội nói chung.

Thời gian tập sự thường từ 1 đến 2 năm, nếu xét thấy phẩm hạnh đầy đủ, học thông hiểu các pháp căn bản, sẽ cho thọ giới Sa-di-ni với điều kiện Giới đàn tại Huế có tổ chức ( Giới đàn 3 năm sẽ tổ chức một lần), nếu đủ năm tháng xuất gia, đủ tuổi (trên 17 tuổi), khảo thí đã thuận duyên.

Pháp học căn bản là thềm thang quan trọng nhất cho những pháp học tiếp theo, vì vậy giáo dục ở bổn tự rất quan trọng, trong 1 hoặc hai năm, vị tiếp độ cho những người thực tập xuất gia phải chỉ dạy tứ oai nghi cho họ, bởi vì Thân giáo rất quan trọng, chỉ cần nhìn cách mình đi đứng, hành xử, sẽ khiến mọi người phát tâm hoặc thối tâm với Phật giáo. Mỗi Tự viện, Ni viện, Tịnh xá, Tịnh thất phải là môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, hướng dẫn người con Phật đi theo con đường chánh tín Tam Bảo, nhận diện đúng bản chất của Phật giáo để khơng đồng hố Phật giáo với tín ngưỡng dân gian, có hồ nhập nhưng khơng hồ tan, cũng như rơi vào mê tín dị đoan. Muốn vậy cần phải nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo đi đúng mạng mạch của chánh pháp, tài đức song hành.

(người) Chùa Độ tuổi Diệu Đức Diệu Nghiêm Diệu Viên Hồng Ân Từ An 45-80 30 15 16 10 3 15-45 45 20 27 17 32 Tổng số 75 35 43 27 35

Báng 2.6 : Thống kê trung bình số ni chúng ở 5 chùa lớn tại Huế năm1987- 2017*

Theo thống kê thành phần Ni trẻ chiếm ưu thế so với chư Ni lớn, đây là độ tuổi thích hợp học hỏi giáo pháp cũng như thế học thuận lợi, khi học xong vẫn còn đủ sức trẻ để phụng sự. Nếu như trước đó, phụng sự đạo pháp coi trọng về đức độ hơn tài năng, thì bây giờ, đức độ khơng vẫn chưa đủ, địi hỏi phải đủ năng lực ( bao gồm cả nội điển lẫn ngoại điển ) cũng như về thể lực mới đáp ứng được nhu cầu phụng sự của Giáo hội. Sở dĩ Ni chúng ngày càng trẻ hoá là do truyền thống ở Huế cho con em đến chùa sinh hoạt sớm với các cấp của Gia đình Phật tử, cũng như đăng ký tham gia các khoá tu tuổi trẻ mỗi khi hè đến, thậm chí tạo điều kiện gửi các em nhỏ ở chùa đôi ba tháng hè. Có những trường hợp bà trông cháu cho con cái đi làm, bà lại thường đi chùa theo thói quen thường nhật, ln tiện dẫn cháu đi cùng, vơ tình hn vào tiềm thức đứa trẻ hình ảnh ngơi chùa, hình ảnh các vị Phật, các nhà sư... đến khi đủ duyên đủ thời, các em liền khởi tâm muốn xuất gia. Không như miền Bắc, xuất gia là một việc hi hữu, có khi bị sự cấm đốn rất lớn của gia đình và cái nhìn khơng mấy thiện cảm của xã hội, thì ở Huế, các em thiếu niên, thanh

*

niên xuất gia là một hình ảnh hiển nhiên, gia đình ln khích lệ dù gia đình khơng mấy đơng con hay gia đình thuộc diện khó khăn. Thế nên xuất gia với độ tuổi trong sức trẻ, họ sẽ nhanh tiếp thu và học hỏi được nhiều cái mới, bắt kịp đúng tiến độ của xã hội, là lợi thế khơng những cho bản thân mà cịn đóng góp rất lớn cho Ni bộ và Giáo hội.

b, Giáo dục tại các trường Phật học

Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, giáo dục đào tạo luôn được lãnh đạo Giáo hội đặc biệt quan tâm, đến giữa thập niên 80 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiến hành thành lập các trường Phật học ở các tỉnh thành có Giáo hội, sau hơn 5 nhiệm kỳ hoạt động, hiện nay trong cả nước có 39.371 Tăng Ni, 03 Học viện Phật giáo ( Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội) và 01 Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, 30 trường Trung cấp Phật học, 8 lớp Cao đẳng chuyên khoa Phật học và nhiều lớp Sơ cấp Phật học được mở. Số lượng Tăng Ni du học hiện nay hơn 300 vị* , số Ni sinh du học không chênh lệch nhiều so với lượng Tăng sinh, điều đó chứng tỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động của ngành Giáo dục Tăng Ni, đã có một sự thay đổi rất nhiều trong quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất gia dù là Tăng hoặc Ni đều được đào tạo chính quy như nhau, với những ai có nguyện vọng tiếp tục chương trình học vấn, Giáo hội ln đã ln khích lệ tương xứng, và có những chương trình hỗ trợ riêng cho những vị đó.

Ni giới Huế đã kết hợp với Ban Giáo dục Tăng Ni Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các chương trình giáo dục, quản lý cơ sở giáo dục thuộc Ni giới; tham gia Ban giảng huấn ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, các lớp Trung cấp và Sơ cấp Phật học cho chư Ni học tại Ni Viện Diệu Đức. Với mục tiêu đào luyện, trau dồi cho Ni chúng về trí thức và cả học vị để có phương tiện hoằng pháp, bên cạnh đó Ni giới cũng đã tài trợ một phần nhỏ để khuyến

* Hồ Thượng Thích Thiện Nhơn, 2016, Thống kê Tăng Ni và Phật tử ở Việt Nam, kỷ yếu hội thảo Tăng sự tồn quốc.

khích cho Ni sinh đang theo học ở các nước có hồn cảnh khó khăn, Thầy tổ đã viên tịch, có chí tu hành, ham học, sau khi học xong trở về nước phục vụ mọi công tác cho Giáo hội. Để thuận lợi cũng như tham gia vào các hoạt động của Ni bộ nói riêng và Giáo hội nói chung thì mỗi vị Ni nên tôi luyện bản thân thành ngọc sáng trong hoa sen, muốn vậy khơng chỉ giáo dục tại bổn tự mà cịn bắt buộc chư Ni trẻ tham dự đầy đủ các lớp Phật học theo thứ bậc, tổ chức thi đầu vào và đầu ra tính từ Trung cấp Phật học, đó cũng là điều kiện đủ để lãnh thọ các Giới phẩm của một người xuất gia.

Năm 1997, Học viện Phật Giáo Huế được thành lập tại chùa Hồng Đức, lúc này chư Ni có cơ hội học hỏi chuyên sâu hơn, nâng cao trình độ của mình. Giai đoạn chưa có học viện Phật giáo, chư Ni khi hồn tất chương trình Trung cấp Phật học thường ở tại bổn xứ để tiếp tục tu học, tự nghiên cứu kinh điển, không như chư Tăng, họ vẫn tiếp tục theo học các chương trình có liên quan khác tại địa phương hoặc tham học các tỉnh thành khác. Trong lúc này, mọi phương tiện bên ngoài lẫn bên trong vẫn chưa cho phép chư Ni đi xa hơn và mở rộng hơn con đường cho bản thân, càng về sau Ni giới được trẻ hố, lại có lớp Học viện nên gần như 100% tiếp tục theo học chương trình của viện Phật giáo, khơng những thế, chư Ni khi ra trường cịn tiếp tục chương trình bằng con đường du học, học thêm các lớp dịch thuật, lớp hoằng pháp, lớp Luật học , lớp trung cấp y tế…

Trường Phật học Ni ở Huế được mở đầu tiên tại Từ Đàm năm 1932, đầu năm 1933 dời về Ni viện Diệu Đức và hoạt động cho đến bây giờ. Nếu như thời kỳ đầu chỉ chuyên dạy luật và phật pháp căn bản thì những năm về sau đa dạng hơn các môn học và lớp học. Trong giai đoạn chứng hưng Phật giáo những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là pháp nạn năm 1963, kinh tế giáo Hội cịn khó khăn, đó cũng là khó khăn chung của xã hội, ngồi việc khơng có giáo thọ giảng dạy, chư Ni cịn phải lo kinh tế để đóng góp vào ngân khố chung của

chùa như làm các việc in bánh, sản xuất hương, đăng ký làm ở hãng Xì-dầu (nước tương) của Giáo hội, vì vậy đa số chỉ học đủ để hành trì chứ khơng đào sâu về nghiên cứu kinh luật, phương tiện chưa đủ để có ý niệm học cao xa hơn, chính vì thế thọ giới ở giai đoạn này chủ yếu xét về đức hạnh, năm xuất gia, hai thời công phu và bốn bộ luật căn bản.

Từ năm 1987 đến 2007, lớp Sơ cấp Phật học hay còn gọi là lớp Gia giáo với tổng số bình qn là 112 vị ( có khoảng 20 vị tham gia dự thính), 3 buổi đến lớp trong tuần với 9 môn học gồm : Luật ( Tỳ-ni và Oai nghi), Kinh ( Kinh Di giáo, Kinh Di Đà, Kinh Phổ Môn); Khuyến phát bồ đề tâm văn, Giáo khoa thư, Tam tự kinh, Phật pháp căn bản, Anh văn, Việt văn và Hán văn được chia ra trong 4 năm học đối với các bộ luật và kinh, các mơn cịn lại tiếp tục theo chương trình. Lớp Trung cấp Phật học với tổng số bình qn 90 vị, sau khi hồn thành lớp Sơ cấp, chư Ni tiếp tục thi đầu vào lớp Trung cấp, sở dĩ số lượng ít hơn vì có những người hoàn tục, chuyển trú xứ xuất gia, hoặc thấy mình chưa đủ khả năng để học cao hơn, lớp Trung cấp có 10 mơn học, 5 buổi 1 tuần với các môn : Kinh (tứ Thập Nhị chương, kinh Bách dụ, kinh Di giáo,kinh Bát Đại Nhân giác, kinh Kim Cang, kinh pháp Bảo đàn), các Tông phái Phật giáo, Nghi lễ, Luận học (Luận Bách pháp, luận đại thừa khởi tín; luận Phật thừa), Luật học ( Tỳ Ni giải, Cảnh sách giải ), Duy Thức ( Tam thập tụng, Duy thức nhập môn), Lịch sử Phật Giáo ( Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam), Hán văn, Việt văn và Anh văn cũng được chia đều ra trong 4 năm học. Ngoại trừ Hán văn, Việt văn và Anh văn là giáo viên cư sĩ, còn lại là Giáo thọ Ni đứng lớp giảng dạy với 8 vị, trong đó có 5 vị trình độ cử nhân Phật học, 2 vị Thạc sĩ Phật học và 2 vị tiến sĩ Phật học. Cho đến thời gian này, Giáo thọ Ni chủ yếu là những “ cội tùng toả bóng’, ngồi việc un thâm về Phật học, các bậc trưởng bối ln coi trọng về giới hạnh, vì vậy Giáo thọ luôn được thỉnh cầu giảng dạy là những bậc trưởng lão Ni, bên cạnh đó, đây là thời

điểm chưa có nhiều vị Ni đi du học hoặc đi du học trở về nước.

Từ năm 2007 đến 2014, lớp gia giáo đổi thành là Sơ cấp , hai lớp Sơ và Trung đều được đào tạo 4 năm, với tổng số bình quân là 83 vị từ độ tuổi 15 đến 20 , lớp trung cấp tổng số bình quân là 95 vị từ độ tuổi 20 đến 35. Các môn học cũng giảng dạy như những năm trước đó.

Từ năm 2014 đến 2017 có 3 lớp : 1 Sơ cấp và 2 lớp Trung cấp. Giai đoạn này có nhiều thay đổi, Sơ cấp chỉ cịn rút gọn còn hai năm, lớp Trung cấp tăng lên thành hai lớp với hai khoá khác nhau là khoá IX và khoá X . Sơ cấp với tổng số là 47 vị từ độ tuổi 15 đến 18, trung cấp hai khoá là 90 vị từ độ tuổi 18-25. Từ khoá VII, Ni sinh chuyển một nữa sang trường Trung Cấp Phật học Báo Quốc để tham gia lớp học do số lượng Ni sinh ngày càng đơng. Đến khố X, khi trường trung cấp Diệu Đức được xây mới, có đủ cơ sở hạ tầng thì khơng cần phân nữa sang trường chư Tăng học nữa.

Độ tuổi đi học được trẻ hoá dần qua các năm, thứ nhất do thời gian học rút ngắn; thứ hai, các môn học được rút gọn và tài liệu học được đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thong. Nếu như trước đó, muốn có sách nghiên cứu phải tự đi tìm mượn ở khắp nơi, Giáo thọ phải giảng giải nhiều hơn, thì giờ đây Ni sinh có thể tự tìm hiểu qua các phương tiện hiện có. Nhưng bất cập là có những vị với quy trình học nhanh gọn như thế sẽ dẫn đến tình trạng hỏng kiến thức, giành nhiều thời gian bồi dưỡng kiến thức mà bỏ quên pháp hành. Xu thế của thời đại ln là lợi thế nhưng đi kèm với nó là những thách thức, nếu Phật giáo quên đi cái gốc của mình mà chỉ chú tâm đến cái ngọn, thì mai một sẽ là một sớm một chiều. Chư Ni trẻ tham gia công tác giảng dạy sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017) (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)