Tình hình chính trị tại Syria hiện nay vẫn có nhiều bất ổn và chƣa ngã ngũ theo một kết cục nào. Rất nhiều kịch bản đã đƣợc dự đoán cho đất nƣớc này nhƣ: Chính quyền Tổng thống Al Assad bị lật đổ; Chính quyền Tổng thổng Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách; hay Syria rơi vào tình trạng nội chiến…Tất cả các trƣờng hợp này đều có thể xảy ra và đều có tác động mạnh mẽ tới quan hệ ngoại giao giữa Viêt Nam – Syria.
Trong trường hợp chính quyền Tổng thổng Al Assad bị lật đổ, một chính quyền mới đƣợc thiết lập tại Syria, sẽ làm thay đổi tình hình chính trị và xã hội tại Syria nói riêng và tác động đến khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói chung. Chính quyền Al Assad bị lật đổ đồng nghĩa với việc chế độ độc tài, của các nƣớc trong khu vực Ả Rập sụp đổ. Một trật tự khu vực Trung Đông – Bắc Phi mới đƣợc thiết lập sẽ tác động rất lớn đến vấn đề chính trị và đối ngoại của Việt Nam tại khu vực này. Khi chính quyền Al Assad bị lật đổ, chính phủ mới đƣợc thiết lập sẽ không thể làm ngơ trƣớc những yếu sách thiết thân và chính đáng của các lực lƣợng dân chúng nổi dậy đòi dân chủ, nhân quyền, cải thiện đời sống và dù muốn hay không chính quyền mới tại Syria cũng phải quan tâm hơn tới việc đáp ứng nguyện vọng của dân chúng, vì thế xu hƣớng dân chủ, cải cách ở châu Phi và Trung Đông chắn chắn sẽ đƣợc tăng cƣờng, mức độ độc đoán, chuyên quyền, quân phiệt sẽ giảm bớt. Các hoạt động tôn giáo có thể cũng sẽ có sự điều chỉnh, hai xu hƣớng đối lập giữa ôn hoà và cực đoan trong
đạo Hồi có thể sẽ đều hoạt động mạnh hơn, số ngƣời theo xu hƣớng ôn hoà sẽ tăng lên, nhƣng những ngƣời theo xu hƣớng cực đoan tuy không tăng nhiều về số lƣợng, nhƣng hoạt động có thể sẽ cực đoan hơn. Trong thực tế, có nhiều nƣớc đạo Hồi theo xu hƣớng ôn hoà, nhƣng cũng có những nƣớc, nhƣ Iran chẳng hạn, suốt hơn 3 thập kỷ qua kể từ cuộc cách mạng năm 1979 đã theo đuổi đƣờng lối của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Cuối năm 2010 trong một cuộc Hội thảo về hợp tác vùng vịnh Persian tổ chức tại Iran, một giáo sƣ ngƣời Indonesia đã đề xuất thành lập một liên minh các quốc gia Hồi giáo. Theo ông, đạo Hồi là một tôn giáo lớn, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới và có một khối lƣợng tiền của lớn thu hút đƣợc nhờ bán dầu lửa và các nguồn thu khác, nếu thành lập liên minh, đây sẽ là một lực lƣợng lớn trên thế giới. Liên minh này đến nay chƣa đƣợc thành lập, nhƣng đề xuất đó là một lời kêu gọi rất đáng chú ý. Bên cạnh các quốc gia theo đạo Hồi ở Trung Đông và Bắc Phi, tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á, số lƣợng các tín đồ theo đạo Hồi hiện nay rất đông, nhất là ở những quốc gia đông dân lấy đạo Hồi làm quốc giáo nhƣ Indonesia, Malaysia, Pakistan và Afganistan, đây là những nƣớc có vị trí địa lý rất gần với Việt Nam. Vì vậy, nếu nhóm đạo Hồi cực đoan hoạt động mạnh lên thì mặc dù số lƣợng của họ không đông, nhƣng những hoạt động khủng bố và chống khủng bố sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Tình hình đó sẽ có những ảnh hƣởng nhất định tới quan hệ của Syria với Việt Nam.
Trong trường hợp chính quyền Tổng thổng Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách. Nếu trƣờng hợp này xảy ra, xu hƣớng chính trị và quan hệ đối ngoại tại Syria sẽ có thể đi theo hai hƣớng là: thân Nga hoặc thân Mỹ. Dù là thân Mỹ hay thân Nga thì quan hệ của Syria với Việt Nam về chính trị, ngoại giao cũng sẽ có thay đổi.
Trong trƣờng hợp Tổng thống Syria vẫn tiếp tục tại vị, tiến hành các cải cách và lãnh đạo đất nƣớc theo xu hƣớng thân Mỹ sẽ khiến cho đề án “Đại
Trung Đông” của Mỹ đƣợc thực hiện, tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng tầm ảnh hƣởng trong khu vực Trung Đông –Bắc Phi cũng nhƣ thâu tóm đƣợc nguồn năng lƣợng (dầu mỏ) trên thế giới. Đây sẽ là bƣớc đệm để Mỹ thực hiện chiến lƣợc bá chủ thế giới của mình. Một nhà nƣớc Syria chịu sự thao túng của Mỹ và thân Mỹ thì đƣơng nhiên sẽ phải có những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại so với hiện nay. Tính toán và lựa chọn các bƣớc đi đối ngoại nhƣ thế nào với nhà nƣớc Syria đó cho thích hợp với lợi ích của mình sẽ là phép tính đặt ra đối với Việt Nam. Trong trƣờng hợp Al Assad vẫn tại vị, tiến hành cải cách đất nƣớc tiếp tục theo xu hƣớng thân Nga thì vấn đề an ninh tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi cũng sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng. Sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các nƣớc lớn sẽ tiếp tục hình thành và duy trì tình trạng phe phái, đối lập nhau trong quan hệ quốc tế nhƣ hiện nay. Vấn đề tập hợp lực lƣợng của các nƣớc lớn sẽ tác động đến các nƣớc vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam.
Trong trường hợp Syria tiếp tục nội chiến, quan hệ ngoại giao và chính trị của Việt Nam với quốc gia này sẽ tiếp tục ngƣng trệ nhƣ hiện nay, còn quan hệ hợp tác kinh tế và các quan hệ khác sẽ không có điều kiện để phát triển. Không kể đến khả năng một số thế lực và các tổ chức phản động trong và ngoài nƣớc đã và sẽ khai thác tình hình phe phái ở Bắc Phi, Trung Đông để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là tình hình hoạt động của các tôn giáo ở nƣớc ta.