Quan hệ Việt Nam – Syria trƣớc năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào mùa xuân ả rập tại syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến việt nam (Trang 105)

2.2.3 .Hệ quả của cuộc khủng hoảng tại Syria

3.1. Quan hệ Việt Nam – Syria trƣớc năm 2011

3.1.1. Quan hệ Ngoại giao

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Syria đƣợc đánh dấu bởi việc Việt nam Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Syria ngày 21 tháng 07 năm 1966 và đặt sứ quán thƣờng trú ở Damascus (1968 - 1990). Về phía Syria đã cử Đại sứ Syria ở Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Syria đã hỗ trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam 3 triệu USD để mua thuốc men, vải vóc và đài thọ kinh phí cho Sứ quán Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tại Damascus (25.000 USD/năm) cho đến năm 1976. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam tiếp quản và duy trì mối quan hệ ngoại giao sẵn có với Syria[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ với Đảng Baath tại Syria từ năm 1978. Năm 1990, do khó khăn về tài chính, Việt Nam đóng cửa Đại sứ quán tại Damascus nhƣng vẫn cử Đại sứ của Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Syria.

Từ năm 1976 đến nay, Chính phủ Việt Nam và Syria đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi giữa nhiều đoàn chính trị, chuyên môn ở nhiều cấp khác nhau, đặc biệt là các đoàn cán bộ cấp cao của hai đảng cầm quyền. Ngoài ra, Syria cũng tích cực hợp tác với Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề của Việt Nam và Đông Dƣơng ở khu vực Đông Nam Á.

Tháng 5 năm 1995, chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh đã dẫn đầu phái đoàn Việt Nam sang thăm và làm việc với chính phủ Syria. Đến tháng 4/2007 trợ lý Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Syria Ahmed Amed Faruk tới thăm Việt Nam [15]. Tháng 5 năm 2008, Thứ trƣởng Ngoại giao Syria Faisal Makdad thăm Việt Nam.

Đến tháng 12 năm 2008, đoàn đa ̣i biểu Đ ảng Baath do Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Bí thƣ Tỉnh ủ y tỉnh Dara dẫn đầu tiếp tục sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Trong chính sách ngoại giao của Syria với khu vực Đông Nam Á, Syria luôn coi trọng mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam về mọi mặt. Về phía Việt Nam, Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của Syria trong khu vực và quốc tế, coi Syria là một ngƣời bạn, có những điểm tƣơng đồng và có thể trao đổi nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ, xây dựng đất nƣớc.

Nhìn chung, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Syria trƣớc năm 2011 là một mối quan hệ tốt đẹp và có sự gắn kết giữa hai nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tình hình Trung Đông có nhiều bất ổn với diễn biến phức tạp nên trong chính sách ngoại giao của Việt Nam với Syria, Việt Nam luôn có những phát ngôn thận trọng và xác định vị trí trung dung trong các vấn đề của Syria trên trƣờng quốc tế.

3.1.2 Quan hệ kinh tế

Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Syria, Việt Nam luôn ƣu tiên phát triển quan hệ kinh tế với Syria.

Kênh nhà nước: Từ năm 1976 đến năm 2011, Việt Nam và Syria đã ký nhiều Hiệp định thƣơng mại song phƣơng nhƣ: “Hiệp định thƣơng mại và nghị định thƣ trao đổi hàng (tháng 5 năm 1994); Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, Nghị định thƣ về thƣơng mại ( tháng 5 năm 1995); Bản ghi nhớ về cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (tháng 9 năm 2008)” [15].

Kênh doanh nghiệp: Trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam chủ yếu hợp tác với Syria trong xuất nhập khẩu nông lâm sản...Năm 2009, Việt Nam xuất hơn 24 triệu USD (vải may mặc, chè, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, rau quả) sang

Syria. Cũng trong năm 2009, Việt Nam đã nhập 400.000 USD (hóa chất, bông, giầy da, gỗ, giấy) từ Syria [15]. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Syria chƣa phát triển mạnh trong thời gian qua do bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông… Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Syria năm 2007 đạt 17,36 triệu USD. Sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu song phƣơng giảm xuống còn 5,56 triệu USD, chủ yếu là cơm dừa khô, vải, chè, hải sản…Hàng hoá nhập khẩu từ Syria gồm có: hoá chất, kim loại thƣờng, chất dẻo nguyên liệu…

Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Syria giai đoạn 2006 - 2008

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng kim ngạch XNK Việt Nam XK sang Syria Việt Nam NK từ Syria

2006 11,846 11,546 299,482

2007 18,342 17,362 980,491

2008 5,83 5,56 0,27

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bảng 3.2. Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Syria năm 2008

(Đơn vị: USD)

TT Tên hàng xuất khẩu Trị giá (USD) Tên hàng nhập khẩu Trị giá (USD) 1 Cơm dừa khô (mã 1203) 1.506.568 Sản phẩm hoá chất 215.599

2 Vải 1.290.113 Kim loại thƣờng khác 50.645

3 Chè 829.573 Chất dẻo nguyên liệu 4.524

4 Hàng Hải sản 737.900

5 Hạt Tiêu 284.862

6 Máy tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện 205.728

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

3.2. Cuộc khủng hoảng Syria và ảnh hƣởng tới quan hệ hai nƣớc

Năm 2011, làn sóng Mùa xuân Ả Rập tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi đã nhanh chóng lan sang và bùng phát tại Syria khiến cho đất nƣớc này rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng. Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

3.2.1.Về chính trị và đối ngoại:

Tình hình chính trị tại Syria hiện nay vẫn có nhiều bất ổn và chƣa ngã ngũ theo một kết cục nào. Rất nhiều kịch bản đã đƣợc dự đoán cho đất nƣớc này nhƣ: Chính quyền Tổng thống Al Assad bị lật đổ; Chính quyền Tổng thổng Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách; hay Syria rơi vào tình trạng nội chiến…Tất cả các trƣờng hợp này đều có thể xảy ra và đều có tác động mạnh mẽ tới quan hệ ngoại giao giữa Viêt Nam – Syria.

Trong trường hợp chính quyền Tổng thổng Al Assad bị lật đổ, một chính quyền mới đƣợc thiết lập tại Syria, sẽ làm thay đổi tình hình chính trị và xã hội tại Syria nói riêng và tác động đến khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói chung. Chính quyền Al Assad bị lật đổ đồng nghĩa với việc chế độ độc tài, của các nƣớc trong khu vực Ả Rập sụp đổ. Một trật tự khu vực Trung Đông – Bắc Phi mới đƣợc thiết lập sẽ tác động rất lớn đến vấn đề chính trị và đối ngoại của Việt Nam tại khu vực này. Khi chính quyền Al Assad bị lật đổ, chính phủ mới đƣợc thiết lập sẽ không thể làm ngơ trƣớc những yếu sách thiết thân và chính đáng của các lực lƣợng dân chúng nổi dậy đòi dân chủ, nhân quyền, cải thiện đời sống và dù muốn hay không chính quyền mới tại Syria cũng phải quan tâm hơn tới việc đáp ứng nguyện vọng của dân chúng, vì thế xu hƣớng dân chủ, cải cách ở châu Phi và Trung Đông chắn chắn sẽ đƣợc tăng cƣờng, mức độ độc đoán, chuyên quyền, quân phiệt sẽ giảm bớt. Các hoạt động tôn giáo có thể cũng sẽ có sự điều chỉnh, hai xu hƣớng đối lập giữa ôn hoà và cực đoan trong

đạo Hồi có thể sẽ đều hoạt động mạnh hơn, số ngƣời theo xu hƣớng ôn hoà sẽ tăng lên, nhƣng những ngƣời theo xu hƣớng cực đoan tuy không tăng nhiều về số lƣợng, nhƣng hoạt động có thể sẽ cực đoan hơn. Trong thực tế, có nhiều nƣớc đạo Hồi theo xu hƣớng ôn hoà, nhƣng cũng có những nƣớc, nhƣ Iran chẳng hạn, suốt hơn 3 thập kỷ qua kể từ cuộc cách mạng năm 1979 đã theo đuổi đƣờng lối của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Cuối năm 2010 trong một cuộc Hội thảo về hợp tác vùng vịnh Persian tổ chức tại Iran, một giáo sƣ ngƣời Indonesia đã đề xuất thành lập một liên minh các quốc gia Hồi giáo. Theo ông, đạo Hồi là một tôn giáo lớn, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới và có một khối lƣợng tiền của lớn thu hút đƣợc nhờ bán dầu lửa và các nguồn thu khác, nếu thành lập liên minh, đây sẽ là một lực lƣợng lớn trên thế giới. Liên minh này đến nay chƣa đƣợc thành lập, nhƣng đề xuất đó là một lời kêu gọi rất đáng chú ý. Bên cạnh các quốc gia theo đạo Hồi ở Trung Đông và Bắc Phi, tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á, số lƣợng các tín đồ theo đạo Hồi hiện nay rất đông, nhất là ở những quốc gia đông dân lấy đạo Hồi làm quốc giáo nhƣ Indonesia, Malaysia, Pakistan và Afganistan, đây là những nƣớc có vị trí địa lý rất gần với Việt Nam. Vì vậy, nếu nhóm đạo Hồi cực đoan hoạt động mạnh lên thì mặc dù số lƣợng của họ không đông, nhƣng những hoạt động khủng bố và chống khủng bố sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Tình hình đó sẽ có những ảnh hƣởng nhất định tới quan hệ của Syria với Việt Nam.

Trong trường hợp chính quyền Tổng thổng Al Assad tiếp tục tại vị và tiến hành cải cách. Nếu trƣờng hợp này xảy ra, xu hƣớng chính trị và quan hệ đối ngoại tại Syria sẽ có thể đi theo hai hƣớng là: thân Nga hoặc thân Mỹ. Dù là thân Mỹ hay thân Nga thì quan hệ của Syria với Việt Nam về chính trị, ngoại giao cũng sẽ có thay đổi.

Trong trƣờng hợp Tổng thống Syria vẫn tiếp tục tại vị, tiến hành các cải cách và lãnh đạo đất nƣớc theo xu hƣớng thân Mỹ sẽ khiến cho đề án “Đại

Trung Đông” của Mỹ đƣợc thực hiện, tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng tầm ảnh hƣởng trong khu vực Trung Đông –Bắc Phi cũng nhƣ thâu tóm đƣợc nguồn năng lƣợng (dầu mỏ) trên thế giới. Đây sẽ là bƣớc đệm để Mỹ thực hiện chiến lƣợc bá chủ thế giới của mình. Một nhà nƣớc Syria chịu sự thao túng của Mỹ và thân Mỹ thì đƣơng nhiên sẽ phải có những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại so với hiện nay. Tính toán và lựa chọn các bƣớc đi đối ngoại nhƣ thế nào với nhà nƣớc Syria đó cho thích hợp với lợi ích của mình sẽ là phép tính đặt ra đối với Việt Nam. Trong trƣờng hợp Al Assad vẫn tại vị, tiến hành cải cách đất nƣớc tiếp tục theo xu hƣớng thân Nga thì vấn đề an ninh tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi cũng sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng. Sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các nƣớc lớn sẽ tiếp tục hình thành và duy trì tình trạng phe phái, đối lập nhau trong quan hệ quốc tế nhƣ hiện nay. Vấn đề tập hợp lực lƣợng của các nƣớc lớn sẽ tác động đến các nƣớc vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam.

Trong trường hợp Syria tiếp tục nội chiến, quan hệ ngoại giao và chính trị của Việt Nam với quốc gia này sẽ tiếp tục ngƣng trệ nhƣ hiện nay, còn quan hệ hợp tác kinh tế và các quan hệ khác sẽ không có điều kiện để phát triển. Không kể đến khả năng một số thế lực và các tổ chức phản động trong và ngoài nƣớc đã và sẽ khai thác tình hình phe phái ở Bắc Phi, Trung Đông để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là tình hình hoạt động của các tôn giáo ở nƣớc ta.

3.2.2. Về kinh tế

Tác động của cuộc khủng hoảng chính trị- xã hội tại Syria nói riêng, khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói chung đã tác động và ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ hợp tác của Việt Nam mà trƣớc hết là tới hoạt động xuất khẩu lao động, đầu tƣ của Việt Nam vào nƣớc trong khu vực này và đầu tƣ của hai bên. Ngoài những tác động trực tiếp đó, còn có những tác động gián tiếp thông qua

việc tăng giá dầu lửa thế giới và làm chậm tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng.

Trong quan hệ thƣơng mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Syria năm 2007 đạt 17,36 triệu USD; sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu song phƣơng giảm xuống còn 5,56 triệu USD và từ năm 2011 trở lại đây, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Syria không phát triển và không có giao dịch thƣơng mại do các bất ổn về chính trị tại đất nƣớc này. Nói rộng ra toàn khu vực chẳng hạn Ai Cập, trong năm nay mức tăng trƣởng GDP dự báo có thể giảm từ 5,3% xuống 3,7%, các nguồn thu chính từ du lịch (13 tỷ USD), thị trƣờng chứng khoán (12 tỷ USD), cƣớc phí cho thuê vận tải qua kênh đào Suez (4,7 tỷ USD), tất cả đều sẽ giảm, sự giảm sút đó chắc chắn có tác động bất lợi đến quan hệ kinh tế - thƣơng mại với Việt Nam. Các thị trƣờng lao động của Việt Nam ở Syria, Libya, Qatar và các nơi khác trong khu vực cũng đều giảm mạnh, thậm chí bị dừng hẳn trong một thời gian không ngắn.

3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng Syria

Nhƣ̃ng biến đô ̣ng về chính tri ̣ và xã hô ̣i ta ̣i khu vƣ̣c Trung Đông – Bắc Phi nói chung và Syria nói riêng từ năm 2011 đến này đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến vấn đề chính trị và đối ngoại của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ những biến động về chính trị xã hội tại khu vực Trung Đông- Bắc Phi nói chung và Syria nói riêng, có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các quan hệ lợi ích và của các tôn giáo, sắc tộc; trong vấn đề an ninh quốc gia và tiến trình dân chủ hóa; trong chính sách đối ngoại và quan hệ với quốc tế.

3.3.1. Về việc dung hòa mối quan hệ và lợi ích của các tôn giáo, sắc tộc

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi chính là việc không dung hòa đƣợc các mối quan hệ và lợi ích của các tôn giáo, sắc tộc. Chính vì vậy, bài

học về việc dung hòa mối quan hệ và lợi ích của các tôn giáo, sắc tộc là vô cùng cần thiết đối với Việt trong tình tình chính trị - xã hội toàn cầu và khu vực có nhiều biến động nhƣ hiện nay. Do đó, Chính phủ Việt Nam nên chú trọng quán triệt phƣơng châm “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn”, thực hiện tốt đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, dân chủ, giải quyết việc làm. Đồng thời phải tiến hành và thực hiện nghiêm túc các giải pháp đồng bộ cả về tƣ tƣởng, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống; bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế quy định, trƣớc hết là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh, về vấn đề tôn giáo và tự do tín ngƣỡng của những ngƣời theo đạo, quản lý tài chính, tài sản công, ngân sách Nhà nƣớc, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nƣớc ngoài viện trợ, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch trong hoạt động kinh tế, tài chính ….

3.3.2. Về vấn đề an ninh quốc gia và thực hiện dân chủ hóa

Hệ lụy từ biến động chính trị và xung đột vũ trang tại Trung Đông – Bắc Phi; sự tranh giành ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn tại khu vực Đông Á, nhất là việc Mỹ tăng cƣờng hiện diện tại Đông Á; cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; những yếu kém, khuyết điểm, sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ta, cùng với việc các thế lực thù địch không từ bỏ âm mƣu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cƣờng chống phá mối quan hệ gắn bó giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân ta… đang đặt ra những nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm trƣớc mắt, chúng ta đứng trƣớc hai nguy cơ lớn: nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh trên hƣớng biển, đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và nguy cơ xảy ra mất ổn định chính trị, có sự can dự của nƣớc lớn, đe dọa

sự tồn vong của chế độ chính trị. Hai nguy cơ trên có thể diễn tiến riêng rẽ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào mùa xuân ả rập tại syria thực trạng, nguyên nhân và tác động đến việt nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)