2.1.1 .Khái quát về Phong trào Mùa xuâ nẢ Rập
2.1.3. Hệ quả của các biến động tại khu vực Trung Đông –Bắc Phi
Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã phân hóa các quốc gia tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi thành các nhóm nƣớc khác nhau:
2.1.3.1. Nhóm các quốc gia thay đổi chính quyền bằng hình thức bạo lực
Đây là nhóm các quốc gia cộng hòa có nền tảng xã hội dân sự rõ nét, bị sụp đổ nhanh chóng khi phong trào Mùa xuân Ả Rập nổ ra. Tiêu biểu cho nhóm các quốc gia thay đổi chính quyền cũ bằng chính quyền mới này là Tunisia và Ai cập. Đây là hai nƣớc cộng hòa có nền tảng dân sự rõ nét sụp đổ đầu tiên ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Sự sụp đổ chính quyền một cách nhanh chóng tại hai nƣớc này là do chính quyền của Tổng thống Ben Ali (Tunisia) và Tổng thống Hosni Mubarak ( Ai Cậptrƣớc sức ép của làn sóng nổi dậy, biểu tình từ phong trào Mùa xuân Ả Rập. Sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền tại hai quốc gia này cũng là tiền đề để Mùa xuân Ả Rập lan nhanh, ảnh hƣởng lớn tới nền chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi .
2.1.3.2. Nhóm các quốc gia tiến hành cải cách kinh tế - chính trị - xã hội
Trong khi thế giới đƣợc chứng kiến một mùa Xuân Ả Rập làm thay đổi bộ mặt chính trị của nhiều nƣớc Trung Đông và Bắc Phi, đẩy nhiều nƣớc rơi
vào tình trạng nội chiến, hỗn loạn bất ổn hơn thì một số nƣớc đã lựa chọn con đƣờng tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đƣa đất nƣớc tránh khỏi vòng xoáy bạo động mạnh mẽ đang làm lung lay nền chính trị của nhiều quốc gia trong khu vực này. Tiêu biểu cho nhóm các quốc gia này có Algieria, Morroco, …
Tại Algeria, đảng Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN) cầm quyền tiếp tục giành thế thƣợng phong sau cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2012. Ngay sau khi có kết quả bầu cử, FLN đã đề xuất liên minh với các chính đảng có cùng quan điểm và dự án xã hội để thành lập chính phủ. Với tổng cộng 288/462 ghế, hai đảng FLN và RND nắm đa số tuyệt đối trong quốc hội và có thể đứng ra thành lập chính phủ mà không cần đến đối tác thứ ba. Việc FLN tiếp tục trụ vững cho thấy làn gió mùa Xuân Ảrập khởi phát từ Tunisia đã đổi chiều tại Algeria. Thêm vào đó,Tổng thống Bouteflika cùng FLN đã có những điều chỉnh kịp thời trƣớc những diễn biến tiêu cực trong khu vực. Ngay từ khi làn sóng biểu tình mới bùng phát hồi tháng 1.2011 tại Tunisia, ông Bouteflika đã lập tức đƣa ra các thay đổi, công bố và triển khai chƣơng trình cải cách cũng nhƣ tăng lƣơng. Những biện pháp kịp thời mang tính phòng ngừa này đã phát huy tác dụng, thể hiện qua việc không có các cuộc biểu tình, phản đối chính phủ của ngƣời dân. Sức mạnh của FLN có đƣợc chính là nhờ những điều đúc rút đƣợc sau hai cuộc chiến tàn khốc và những kinh nghiệm trong xử lý quan hệ với các chính đảng theo đạo Hồi.
Tại Morocco, tiến trình cải cách từ từ bắt đầu vào những năm cuối Vua Hassan II tại vị, và tiếp tục khi con trai ông lên ngôi tuy nhiên những cải cách này không đáng kể. Khi làn sóng phản đối lật đổ các nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm ở Tunisia và Ai Cập diễn ra, chính quyền Morocco quan sát thận trọng và lựa chọn hƣớng xử lý khác các nƣớc trong khu vực khi các cuộc biểu tình diễn ra tại chính Morocco. Thay vì đàn áp, phản ứng của chính quyền là cam kết những thay đổi, trong đó có những đảm bảo về quyền lợi và cho Quốc hội
nhiều quyền lực hơn. Những điều này đƣợc đảm bảo trong hiến pháp mới đƣợc thông qua sau một cuộc trƣng cầu dân ý hồi tháng 7năm 2011.
Mustapha Khalfi, ngƣời đứng đầu nhóm chính sách của đảng PJD cho biết "Chúng tôi đang đƣa ra cách thức cải cách mà không đánh mất sự ổn định, thống nhất của đất nƣớc - nhƣng cùng lúc đó đẩy mạnh tiến trình dân chủ của Morocco". Thông điệp về chƣơng trình nghị sự dân chủ và những thay đổi dần dần là một cam kết đƣợc các đồng minh của Morocco ở Mỹ và châu Âu chấp nhận.
2.1.3.3. Nhóm các quốc gia rơi vào tình trạng nội chiến
Đây là nhóm các quốc gia trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi có mối quan hệ ngoại giao phức tạp với các cƣờng quốc trên thế giới nhƣ Mỹ và các nƣớc đồng minh, NATO , Nga, Trung Quốc và khi Mùa xuân Ả Rập nổ ra, chính quyền đƣơng thời tại các nƣớc này đã nhận đƣợc sự bảo trợ từ các cƣờng quốc lớn và thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình. Tiêu biểu cho nhóm các nƣớc rơi vào tình trạng nội chiến là Lybia và đặc biệt là Syria.
Tại Lybia, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15 tháng 2 năm 2011, các cuộc xung đột vũ trang diễn ra tại Lybia đã biến thành cuộc nội chiến. Ngƣời biểu tình đã tập trung quanh hai thành phố lớn nhất của Libya là thủ đô Tripoli ở phía tây và Benghazi ở phía đông. Máy bay chiến đấu của không quân Libya đã tấn công vào nhóm ngƣời biểu tình tại Tripoli gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận quốc tế. Một số nhà ngoại giao Libya đã từ chức trƣớc sức ép của các cuộc biểu tình trong khi những ngƣời khác đã xin tách khỏi chính phủ của Kadafi và tuyên bố chế độ hiện hành của Kadafi là "bất hợp pháp", cáo buộc ông này "tội diệt chủng" và "tội ác chống nhân loại" trong các cuộc tấn công của ông chống lại các phe phái khác và một bộ phận ngƣời dân Libya. Cuộc nội chiến tại Lybia kết thúc thông qua sự can thiệp của thế lực bên ngoài trong đó NATO là tổ chức giúp Hội đồng chuyển tiếp Libya lật đổ chính quyền ông Kadafi vào tháng 10 năm 2011.
Còn tại Syria, ngay từ khi bạo động nổ ra, chính quyền Syria đã áp dụng một đƣờng lối nhất quán là trấn áp quyết liệt, bất chấp đổ máu. Đồng thời, chính quyền Syria dƣới quyền Tổng thống Al Assad còn tận dụng vị thế của mình trong khu vực để "trao đổi lợi ích" với Iran và Nga để đƣợc trợ giúp mọi mặt tại chỗ cũng nhƣ đƣợc "bênh vực" tại HĐBA LHQ . Vì vậy, sau hơn hai năm biến động đẫm máu, cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn chƣa ngã ngũ.
Biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông là một làn sóng cách mạng và biểu tình xảy ra ở các nƣớc trong thế giới Ả Rập. Hầu hết các cuộc biểu tình đều phát triển về quy mô và tạo thành “hiệu ứng domino”, nhanh chóng tác động và lan sang nhiều nƣớc khác trong khu vực, với mục đích: phản đối việc giá lƣơng thực, nhiên liệu tăng; tình trạng thất nghiệp cao; đòi hỏi sửa đổi hiến pháp và bầu cử tự do; chống độc tài, chuyên chế, đấu tranh đòi dân chủ… Bên cạnh đó, ở mỗi nƣớc, cách thức biểu dƣơng lực lƣợng của ngƣời dân cũng nhƣ cách thức trấn áp của chính quyền lại có sự khác nhau. Chính phủ các nƣớc từ lâu quá dựa dẫm vào sự bảo trợ, chiếc ô an ninh của Mỹ và các nƣớc châu Âu nên đã rất lúng túng trong xử lý tình hình, dẫn đến mắc sai lầm trong đối phó với biểu tình, bạo loạn, khiến đất nƣớc ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến an ninh quốc gia và trật tự khu vực, khiến nền trật tự quân chủ và cộng hòa chuyên chế tại khu vực vốn đã ngự trị hàng thập kỷ qua bị lung lay đến tận gốc rễ.
Có thể thấy phong trào mùa xuân Ả Rập bùng nổ ở một loạt các nƣớc trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi từ đầu năm 2011 đến nay đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội toàn khu vực, ảnh hƣởng tới chính sách quan hệ quốc tế của nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
2.2. Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại Syria từ 2011 đến nay 2.2.1. Thực trạng cuộc khủng hoảng Syria từ 2011 đến nay
Phản kháng bắt đầu bùng lên tại Syria từ 17/03/2011 bằng các cuộc xuống đƣờng biểu tình chống chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad mà thực chất là sự bộc phát cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai hệ phái Hồi giáo, một bên là hệ phái Sunni gồm các tiểu vƣơng quốc trong vùng vịnh Ba Tƣ nhƣ Bahrain, Qatar, UAE (United Arab Emirates) do Saudi Arabia đỡ đầu và một bên là hệ phái Shiite do Iran, Syria đỡ đầu và các nhóm đấu tranh tích cực Hezbollah tại Lebanon, nhóm Hamas ở Gaza. Sau lƣng hai hệ phái này một bên là các nƣớc Tây phƣơng gồm Anh, Pháp, Mỹ, một bên là Nga và Trung Quốc. Bức tranh tranh giành quyền lực tại Syria trở nên phức tạp và khó nhận diện hơn khi có sự tham dự của Liên đoàn Ả Rập (Arab League).
Để loại trừ việc Tổng thống Bashar Al Assad đƣa nhóm Shiite lên nắm chính quyền tại Syria cũng nhƣ để phá bỏ bệ đỡ cho lực lƣợng Hezbollah và Hamas, liên đoàn Ả Rập đã dùng chính sách thay đổi chủ tịch liên hiệp, đƣa Qatar - một tiểu vƣơng quốc nhiều dầu hỏa, giàu có và tham vọng làm chủ tịch (luân phiên). Chính sách này rất phù hợp với quyền lợi của Anh, Pháp, Mỹ. Ngoài ra, để chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad, Hồi giáo Sunni đã tập hợp quân nhân li khai thành lập “quân đội tự do Syria”. Đây là một thách thức nghiêm trọng đối với chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad.
Trƣớc những diễn biến phức tạp từ phong trào Mùa xuân Ả Rập trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi và làn sóng biểu tình chống chính phủ tại Syria, Tổng thống Bashar al-Assad đã thực thi các biện pháp cụ thể để duy trì quyền lực và đối phó với làn sóng biểu tình.
Với các cuộc biểu tình trong nƣớc: rút kinh nghiệm từ các cuộc biến động trƣớc đó tại Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya, ngay từ đầu chính phủ Tổng thống Bashar Al Assad đã áp dụng một đƣờng lối nhất quán là “ trấn áp quyết liệt, bất chấp đổ máu”. Các biện pháp cứng rắn của chính quyền Tổng thống
Bashar Al Assad đã ngăn chặn không cho phản kháng tại Syria phát triển thành những cuộc biểu tình rầm rộ trên quy mô lớn.
Với Liên đoàn Ả Rập: Nắm đƣợc ý đồ của Liên đoàn Ả Rập, Tổng thống Bashar Al Assad đã đọc bài diễn văn gần 2 giờ đồng hồ tại Đại học Damacus để tố cáo sự “phản bội” của Liên đoàn Ả Rập, nhất là của các tiểu vƣơng quốc trong vùng Vịnh đối với Syria, một quốc gia có bề dày văn hóa, chính trị đã khai sinh ra Liên đoàn Ả Rập và xây dựng uy tín cho ngƣời Ả Rập. Tổng thống Bashar Al Assad tố cáo các thế lực quốc tế sau lƣng sự rối loạn kéo dài suốt thời gian qua. Ông này nhận định sự cần thiết phải cải tổ chính quyền Syria nhƣng chỉ cải tổ trong trật tự và tuyên bố sẽ mạnh tay dẹp loạn bất cứ từ đâu tới. Bài diễn văn là một hành động chia tay dứt khoát với Liên đoàn Ả Rập.
Đối phó với NATO và HĐBA LHQ : Chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad đánh giá đúng tình hình quốc tế và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu, khiến cho kịch bản Libya khó có thể tái diễn tại Syria. Tổng thống Bashar Al Assad cũng rất biết tận dụng vị thế không thể xem thƣờng của Syria ở Liên đoàn Ả Rập và trong khu vực; tận dụng quan hệ "trao đổi lợi ích" với Iran và Nga để đƣợc trợ giúp mọi mặt tại chỗ, cũng nhƣ đƣợc Nga "bênh vực" tại HĐBA LHQ . Nhờ sự tận dụng các mối quan hệ một cách khôn khéo này mà HĐBA LHQ đã không thể thông qua nghị quyết cho phép NATO hành động tại Syria.
Khủng hoảng chính trị tại Syria đã phát triển thành cuộc nội chiến đẫm máu và tiếp tục diễn biến rất phức tạp:
2.2.1.1. Ở trong nước
Về quân sự, mặc dù giành đƣợc những ƣu thế nhất định về quân sự so với phe nổi dậy, song chính quyền Syria vẫn chƣa thể giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng hiện nay, giao tranh giữa quân đội của Chính phủ và các lực lƣợng đối lập tiếp tục giằng co. Chính quyền của Tổng thống Bashar Al Assad
suy yếu trƣớc sự nổi dậy của lực lƣợng chống đối, sự bao vây, cấm vận của Mỹ, phƣơng Tây và các nƣớc Ả Rập song vẫn chiếm ƣu thế (kiểm soát các thành phố lớn và tuyến hành lang nam – bắc, từ thủ đô Damascus qua Hom, Hama đến Aleppo). Các lực lƣợng đối lập chỉ nắm một số vùng ngoại ô, nông thôn, tác chiến theo kiểu du kích và không đủ sức đối đầu với quân đội Syria cả về tính chính quy và hỏa lực.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kéo dài cũng đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với các lực lƣợng vũ trang Syria với ít nhất 8.000 binh sỹ và cảnh sát hy sinh; nội bộ chính quyền ngày càng rạn nứt: Thủ tƣớng Syria Riad Hijab và hơn 54 sỹ quan cao cấp Syria, trong đó có những nhân vật thân cận với Tổng thống Bashar Al Assad, gia nhập phe đối lập hoặc bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Đại sứ Syria tại Iraq, UAE và đại biện Syria tại Anh đào nhiệm... (tổng cộng 74 nhân vật lãnh đạo đào nhiệm) Trong khi đó, đƣợc sự hậu thuẫn mạnh mẽ về mọi mặt từ Mỹ và các quốc gia Ả Rập dòng Hồi giáo Sunni, đi đầu là Saudi Arabia và Quatar, lực lƣợng đối lập gia tăng hoạt động chống phá tại thủ đô Damascus và trung tâm kinh tế Aleppo; ký kết thoả thuận thành lập “Liên minh quốc gia các lực lƣợng cách mạng và đối lập Syria” ngày 11 tháng 11 năm 2012 nhằm thành lập một chính phủ chuyển tiếp lƣu vong và đặt trụ sở tại Cairo (đến nay, Mỹ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, EU và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh... đã công nhận liên minh này; Trung Quốc thừa nhận liên minh này là “một trong số các đối tác quan trọng”).
Về chính trị, khả năng đàm phán giữa chính phủ và lực lƣợng nổi dậy vẫn bế tắc. Tổng thống Bashar Al Assad tuyên bố chiến đấu đến cùng. Các lực lƣợng nổi dậy, mặc dù nhận đƣợc sự ủng hộ khá rộng từ bên ngoài (gần 100 nƣớc công nhận SNC - Liên minh dân tộc Syria; Liên minh Ả Rập công nhận và dành cho SNC ghế trƣớc đây của chính quyền Syria; ngày 22 tháng 4 năm 2013 EU dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận dầu mỏ đối với vùng Đông Syria do
SNC kiểm soát và đang xem xét khả năng dỡ một phần cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy vào cuối tháng 5 năm 2012; Mỹ cam kết viện trợ phi sát thƣơng cho SNC lên tới 250 triệu USD) nhƣng do thiếu sự đoàn kết, thiếu sức mạnh quân sự và thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên về cơ bản vẫn ở thế yếu.
Về kinh tế, xã hội, Syria bị ảnh hƣởng nặng nề. Chỉ riêng năm 2012, ƣớc tính thiệt hại vật chất do nội chiến đã lên tới trên 20 tỷ USD, xuất khẩu dầu lửa giảm xuống 20.000 thùng/ngày so với trên 600.000 thùng/ngày năm 2010, du lịch vốn đóng góp khoảng 11% cho GDP nay hoàn toàn đóng cửa, nền kinh tế suy giảm chỉ còn chƣa tới 50% so với năm 2010; khoảng 70.000 ngƣời đã chết, trên 4 triệu ngƣời mất nhà cửa, sống tại các trại tỵ nạn ở Syria và sang Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ kỳ. Giao tranh lan rộng và lệnh cấm vận của phƣơng Tây khiến cho kinh tế Syria ngày càng khó khăn, các mặt hàng nhu yếu phẩm, xăng dầu trở nên khan hiếm; giá thực phẩm ở một số khu vực tại Syria đã tăng gấp ba lần so với trƣớc khủng hoảng; nhiều nhà máy, kho dƣợc phẩm bị phá hủy; trên 70.000 ngƣời bị thiệt mạng, hơn 1.000.000 ngƣời phải chạy tị nạn tại các nƣớc láng giềng, 2,5 triệu ngƣời đối diện với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo.
2.2.1.2.Ở ngoài nước
Sự can dự trực tiếp từ bên ngoài vào cuộc nội chiến ngày càng mạnh và