Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 (Trang 116 - 130)

1 .Sơ lƣợc lịch sử phát triển của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ

3.4. Một số giải pháp

Từ sự phân tích những nội dung chính của phong trào nữ quyền Ấn Độ từ năm 1947 đến nay và đánh giá những thành tựu, hạn chế của nó, luận văn xin được đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới ở Ấn Độ và nâng cao hiệu quả của phong trào nữ quyền ở quốc gia này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động chính trị cũng như địa vị của họ trong đời sống kinh tế, xã hội, gia đình:

Thứ nhất, vật cản lớn nhất cho sự tham gia chính trị của phụ nữ chính là các quy định văn hóa truyền thống đã rập khuôn vai trò của phụ nữ chỉ liên quan tới các công việc trong gia đình. Để trung hòa những quy định này, Panday cho rằng sẽ là cần thiết để ban hành những chính sách giáo dục, văn

hóa. Cả nam giới và phụ nữ nên được truyền đạt về việc không có sự khác biệt giữa nam và nữ bởi vậy phụ nữ nên được đối xử công bằng, sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ là điều không thể chấp nhận trong một xã hội hiện đại. Và để làm điều đó thì bước đầu tiên là tái xây dựng chương trình giáo dục trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của phụ nữ trong việc tham gia vào sự phát triển của quốc gia ở tất cả các mức độ. (Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương, 1993). Bên cạnh đó, sử dụng các nguồn thông tin đại chúng như ti vi, đài, báo với mục đích làm cho các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo nhận ra được những vấn đề liên quan tới bất bình đẳng giới tính và để khuyến khích phụ nữ cải tổ lại và khẳng định chính mình như là một đồng nghiệp với nam giới trong mọi khía cạnh (Trung tâm về Phụ nữ Châu Á – Thái Bình Dương trong chính trị, 2000).

Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị, chính phủ Ấn Độ cần bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu trong Hạ viện và Nghị viện phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Để thực hiện điều này các đảng chính trị lớn cần chủ động mở rộng đại diện phụ nữ, ít nhất là áp dụng hạn ngạch cho phụ nữ trong nội bộ các đảng. Hệ thống hạn ngạch phụ nữ này trong thực tế đã được áp dụng tại một số nước như Đan Mạch, Đức, Na Uy, Thụy Điển.(Phụ nữ Vòng quanh Thế giới, 2000). Nói cách khác, nước này cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Chính phủ cần đưa ra các điều khoản hợp pháp hiệu quả liên quan tới bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của chính quyền. Bên cạnh đó sẽ là cần thiết để thông qua một vài biện pháp bổ sung để đảm bảo các điều luật được thực hiện hiệu quả. Ví dụ, ở Ấn Độ điều khoản về việc tự do đề

xuất các kiến nghị không ủng hộ Sarpanch67

đôi khi đưa ra cơ hội cho những thành viên đẳng cấp cao, có quyền lực trong Panchayat để bãi bỏ Sarpanch thuộc các đẳng cấp thấp như SCs, STs. Trường hợp của Chaggibai tại bang Rajasthan phân tích phía trên là một ví dụ. Xem xét các lỗ hổng đó thì các điều luật đặc biệt ủng hộ sự tăng cường đại diện phụ nữ trong các cơ quan chính quyền nên cần thiết được thông qua trong Quốc hội.

Thứ ba, trong lĩnh vực kinh tế, cần đề ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ Dalit đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh; Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng.

Thứ tư, trong lĩnh vực giáo dục cần đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học; Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt; Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay; Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học.

Thứ năm, trong lĩnh vực y tế, chính phủ Ấn Độ cần bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ;

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành y tế, nhất là các trạm y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cần nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực. Cần tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ bản than đối với các nhóm đối tượng dễ bị lạm dụng tình dục. Trong đời sống gia đình, điều cần thiết nhất hiện nay là từng bước xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ bằng cách đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó chú trọng tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình; tăng cường đầu tư cho các chiến dịch chống của hồi môn, thu hút sự chú ý của truyền thông vào các vụ bạo hành gia đình và thắt chặt hệ thống luật pháp để xử lý nghiêm minh các vụ việc này. Bên cạnh việc chăm lo cho đời sống của các góa phu, cần tích cực tuyên truyền đến các gia đình Ấn Độ để họ có ý thức đúng đắn về quyền lợi của góa phụ và coi họ như một thành viên bình đẳng trong gia đình.

Tiểu kết chƣơng 3

Nếu coi phong trào nữ quyền ở Ấn Độ là một bộ phận của phong trào nữ quyền thế giới thì rõ ràng, những thành tựu của nó đã góp phần không nhỏ làm thay đổi địa vị, quyền lợi và ý thức sống của một bộ phận không nhỏ nữ giới đồng thời góp phần thức tỉnh niềm tin tưởng, hy vọng vào sức mạnh và vẻ đẹp tiềm tàng của người phụ nữ dù họ ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, nếu nhìn ở mặt hạn chế, có thể thấy những kết quả mà phong trào đạt được là chưa thật sự triệt để và nhìn chung, sự tiến bộ của phụ nữ Ấn Độ vẫn ở mức thấp hơn trung bình của thế giới. Ở một quốc gia mà quan niệm và

cách đối xử với phụ nữ có nhiều điểm dị biệt như ở Ấn Độ, cần có những giải pháp cụ thể, chuyên biệt và triệt nhằm dần từng bước khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới ở quốc gia này. Những giải pháp được nêu ở trên cần áp dụng một cách chọn lọc ở từng địa phương khác nhau để đạt được kết quả tối ưu nhất.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích và đánh giá về phong trào nữ quyền ở Ấn Độ sau 1947 trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, giai đoạn sau 1947 là giai đoạn chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ. Ở quốc gia phương Đông này, những nỗ lực của phụ nữ nhằm giành lấy sự công bằng về chính trị, kinh tế và xã hội có lẽ còn lâu đời hơn chính bản thân sự tồn tại của nước Cộng hòa Ấn Độ độc lập. Nhưng dường như chỉ đến khi Ấn Độ chính thức giành được độc lập năm 1947, khi các quyền của phụ nữ được xem xét một cách đầy đủ, công bằng, nghiêm túc hơn dưới tác động của bối cảnh thời đại mới thì phong trào nữ quyền mới thực sự trở thành một làn sóng mạnh mẽ. Làn sóng này hứa hẹn có thể đánh bật những thành trì kiên cố của tư tưởng trọng nam khinh nữ đã lỗi thời. Giai đoạn sau 1947 phong trào nữ quyền ở Ấn Độ rõ ràng đã có sự thay đổi về chất, trưởng thành và lớn mạnh thành một trong những trào lưu nổi bật nhất ở Ấn Độ hiện đại. Phong trào nữ quyền trong giai đoạn này được hưởng những thành tựu của công cuộc hiện đại hóa đất nước Ấn Độ từ sau độc lập, đồng thời kế thừa những tinh hoa của lý thuyết nữ quyền đã hình thành và phát triển trong các giai đoạn trước. Sự trưởng thành của phong trào này cho thấy một nấc cao hơn trong hành trình phát triển của Ấn Độ, bởi rõ ràng, bình đẳng giới là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước, nó vừa là mục tiêu của sự phát

triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia.

Thứ hai, phong trào nữ quyền ở Ấn Độ từ sau 1947 đã hoạt động trên gần như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cho thấy tính toàn diện và khả năng lan tỏa rộng rãi của nó. Về chính trị, phong trào góp phần quan trọng trong việc nâng cao số ghế trong quốc hội cho đại biểu nữ và nâng cao địa vị của phụ nữ trong các tổ chức chính trị. Những thành tựu to lớn mà phong trào đạt được rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của những nữ chính trị gia xuất sắc ở Ấn Độ. Trong lĩnh vực kinh tế phong trào cũng đạt được những thành quả nhất định. Lĩnh vực tài chính đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt động kinh tế, trong các ngành nghề kinh doanh. Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm bằng các biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ, lồng ghép và đảm bảo nguồn tài chính. Trong các lĩnh vực xã hội khác, phong trào góp phần giúp cải thiện địa vị và điều kiện sống, điều kiện giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội cho phụ nữ Ấn Độ. Phong trào hướng đến việc kêu gọi chính phủ phải sửa đổi hệ thống luật pháp, cho ra đời một bộ luật có khả năng hạn chế tối đa những rủi ro đối với phụ nữ tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực,tiến tới bình đẳng giới thực sự giữa nam, nữ và thiết lập củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, “tính toàn diện” ở đây cần được hiểu là sự lan tỏa về chiều rộng, còn về chiều sâu, ảnh hưởng của phong trào là không đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau và kết quả của nó còn chưa triệt để.

Thứ ba, phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau độc lập gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền chính trị dân chủ ở quốc gia này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong trào, nhưng rõ ràng “dân chủ” vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Không có thể chế dân chủ, tất cả những tư tưởng nữ quyền sẽ không được tuyên truyền công khai, rộng rãi khắp đất nước như vậy và các cuộc

biểu tình đã nhanh chóng bị dập tắt khi chưa kịp gặt hái một kết quả nào. Không có các tổ chức xã hội dân sự thì phong trào nữ quyền ở Ấn Độ mãi mãi chỉ là một tập hợp của những phong trào manh mún, tự phát, không có người lãnh đạo và không có một hệ tư tưởng mach lạc xuyên suốt. Dân chủ chính là yếu tố gắn kết, là sự đảm bảo cho phong trào phát triển ổn định và liên tục. Dân chủ và nữ quyền trở thành hai khái niệm có mối quan hệ gắn bó hữu cơ ở Ấn Độ - dân chủ đảm bảo cho sự phát triển của nữ quyền và ngược lại, nữ quyền là minh chứng sống động và là sự củng cố thiết thực nhất cho dân chủ. Với sự song hành của dân chủ và nữ quyền, Ấn Độ đã để lại một bài học thiết thực, đó là: ở bất cứ quốc gia nào vấn đề nhân quyền chỉ được thực thi triệt để khi quốc gia đó có sự dân chủ trong chính trị.

Thứ tư, đặt trong sự đối chiếu với phương Tây, phong trào nữ quyền ở Ấn Độ có những khác biệt nhất định. Ở phương Tây, nơi khai sinh ra phong trào nữ quyền, phụ nữ đặt mình trong tư thế đối lập với nam giới để đấu tranh giành quyền bình đẳng và dấy lên những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền thuần túy. Trong khi đó, ở Ấn Độ, cũng như nhiều nước phương Đông khác, phong trào nữ quyền gắn liền với phong trào cứu quốc và nữ giới sát cánh cùng nam giới có tư tưởng tiến bộ để vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa cởi trói cho giới của mình khỏi những ràng buộc cũ kĩ của xã hội. Sau độc lập năm 1947, phong trào nữ quyền ở Ấn Độ không còn là một bộ phận nhỏ của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc như ở giai đoạn trước nhưng nó vẫn hướng tới những vấn đề chung của cả hai giới, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Chính vì vậy, phong trào nữ quyền ở Ấn Độ không diễn ra một cách mạnh mẽ, độc lập và có tính đối kháng với nam giới quyết liệt như ở phương Tây. Đó không phải là cuộc đấu tranh của một giới phản kháng lại một giới mà là cuộc đấu tranh chung của một cộng đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến về giới chống lại những hệ tư tưởng cổ hủ áp bức người phụ

nữ. Vì thế nó nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Ấn Độ trong đó có rất nhiều nam giới.

Cuối cùng, tuy có sự khác biệt độc đáo so với phong trào nữ quyền trên thế giới nhưng quan hệ giữa phong trào nữ quyền tại Ấn Độ và phần còn lại của thế giới vẫn là mối quan hệ hữu cơ nhiều chiều: Ấn Độ góp phần không nhỏ để thay đổi bức tranh toàn cảnh về bình đẳng giới và ngược lại, mọi biến động của nữ quyền trên khắp thế giới đều tác động đến quốc gia này. Những thành tựu nổi bật của phong trào trong thời gian qua cho phép chúng ta có cái nhìn lạc quan về sự phát triển của Ấn Độ trong tương lai cũng như những đóng góp quốc gia này cho nhân loại. Những kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển của phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sẽ là bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình củng cố bình đẳng giới.

Như vậy, phong trào nữ quyền ở Ấn Độ sau 1947 đã góp phần đem đến những cải thiện trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục… của phụ nữ ở quốc gia này. Cùng với sự phát triển của phong trào, Chủ nghĩa nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 (Trang 116 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)