1 .Sơ lƣợc lịch sử phát triển của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ
1.2.3 Tác động hai chiều của làn sóng toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là sự gia tăng các liên kết thể hiện qua các dòng chảy mở rộng thông tin, công nghệ kĩ thuật, vốn, hàng hóa, dịch vụ và con người trên khắp thế giới- đó là một xu hướng to lớn có ảnh hưởng bao quát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế xã hội, và là một lực lượng tỏa rộng khắp và có sức mạnh tạo nên những khuynh hướng mới trên thế giới trong những năm 2020. T. Friedman, tác giả cuốn Thế giới phẳng cho rằng “Toàn cầu hóa bao hàm sự hòa nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công
26
Mahila Atma Raksha Samiti (tiếng Anh: 'Women's Self-Defense Association) – một tổ chức thành lập năm 1942 hoạt động ở vùng Bengal dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ
nghệ, tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn xa đến nhiều nơi trên thế giới nhanh hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết ...”27
Như vậy quá trình toàn cầu hóa được nhìn nhận là sự rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, tăng cường phụ thuộc giữa các quốc gia và cá nhân thông qua phát triển công nghệ. Nhưng tương lai của toàn cầu hóa không phải được mặc định, các quốc gia và những thành phần hoạt động phi nhà nước - bao gồm các công ty tư nhân và các tổ chức phi chính phủ - sẽ đấu tranh để định hình nên những diễn biến của mình.
Xét ở khía cạnh tích cực, toàn cầu hóa là cơ hội truyền tải tư tưởng bình đẳng giới đến các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa phá bỏ nhiều rào cản về văn hóa, truyền tải nhiều hình ảnh, ý tưởng tiến bộ nhờ truyền thông và Internet. Ở một khía cạnh nào đó, nó phản bác lại những quan điểm xã hội cổ hủ cho rằng có sự bất bình đẳng rõ ràng trong phân chia giới tính để giúp nhìn nhận và đánh giá cao hơn vai trò của người phụ nữ.
Trong vấn đề việc làm, toàn cầu hóa góp phần phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động. Những tổ chức viện trợ tài chính hàng đầu thế giới hiện nay như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đang có những điều chỉnh đáng kể về chính sách, trong đó quan tâm đặc biệt đến phụ nữ nhiều hơn, nhất là tại những quốc gia đang phát triển. Điển hình như WB đang chuyển hướng “đầu tư” mạnh mẽ hơn vào phụ nữ nhằm “thúc đẩy sự phát triển kinh tế” trên thế giới. Chỉ riêng trong giai đoạn 2007 đến 2010, WB đã đưa ra một chiến lược hành động gọi là “Kế
hoạch hành động giới”, trong đó phương châm chính được tờ Economist mô tả như sau: “Sự tăng trưởng kinh tế là do phụ nữ quyết định”. Phụ nữ có xu hướng ít mạo hiểm hơn trong quản lý tiền bạc do đó họ thường là những nhà đầu tư thận trọng hơn. Sự cẩn trọng đặc trưng của phái yếu giờ đây đang trở thành một phẩm chất rất giá trị trong thời kỳ bất ổn của khủng hoảng kinh tế. Xu hướng chung hiện nay cho thấy, trên toàn thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều những gương mặt phụ nữ đầy quyền lực.
Tuy vậy, toàn cầu hóa vẫn có những mặt trái ngược, tùy thuộc vào từng khu vực với các yếu tố như mức độ thịnh vượng, trình độ giáo dục và sự phát triển… Khi các nước đang phát triển bước chân vào thị trường thế giới, toàn cầu hóa lại có tác động loại trừ những nền kinh tế lạc hậu, cũng như những cơ chế chủ yếu theo kiểu tự sản - tự tiêu tại các vùng nông thôn hẻo lánh, là nơi phụ nữ thường chiếm đa số. Nó đẩy những phụ nữ này vào tình cảnh mất việc, hay công việc không đủ nuôi sống họ. Tình cảnh này càng đặc biệt trầm trọng khi thị trường chung toàn cầu cũng đang trong giai đoạn bất ổn. Sự biến đổi nhanh chóng của các xã hội và nền kinh tế quốc dân (để hòa nhập với xu thế chung của thế giới) đã khiến nhiều nghề nghiệp truyền thống bị mất đi hoặc không đủ sống, buộc người lao động phải xoay xở cách khác. Họ luôn phải cố gắng đáp ứng cho được đòi hỏi ngày càng gay gắt của thị trường lao động mới. Ở những nước gặp khó khăn về kinh tế, quá trình này tất yếu đưa đến hậu quả là tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm mức lương. Trong tình hình đó, các nhóm tội phạm buôn người càng có cơ hội lợi dụng số người đang bị đẩy ra khỏi nền kinh tế và khao khát được làm việc. Trong năm 2000, khoảng 1.000 phụ nữ Tajikistan đã trở thành nạn nhân của bọn buôn người và họ, cũng như vô số phụ nữ ở các nước cộng hòa vùng Trung Á khác, đều trở thành gái mại dâm hặc người giúp việc lương thấp sống khổ sở trên xứ người
(chủ yếu là tại các quốc gia vùng Vịnh và Nga)28. Còn theo thống kê của các chuyên gia độc lập, năm 1999, toàn thế giới có hơn 700.000 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của hoạt động buôn người.
Một hệ quả khác của toàn cầu hóa là việc khai thác cơ thể phụ nữ dưới góc độ thương mại hóa bằng dịch vụ đẻ thuê. Dịch vụ đẻ thuê đang bùng nổ ở Ấn Độ và được tổ chức hết sức chuyên nghiệp. Ấn Độ trở thành trung tâm đẻ thuê của thế giới do công nghệ y tế tiên tiến, chi phí thấp và vấn đề pháp lý không phức tạp. Với 250 triệu người nghèo, Ấn Độ được coi là thị trường “không giới hạn” cung cấp phụ nữ đẻ thuê tiềm năng mà những người này lại không có bất cứ quyền hay trách nhiệm nào đối với đứa trẻ.
Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa. Nền kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế hỗn hợp giữa thành phần kinh tế Nhà nước với thành phần kinh tế tư bản tư nhân, nhưng từ sau 1955 thành phần tư bản tư nhân cũng bị hạn chế. Do kinh tế tư nhân chưa được tạo điều kiện để phát triển, việc áp dụng chính sách “xin giấy phép”, chính sách “thay thế nhập khẩu” đã khiến cho nền kinh tế Ấn Độ bị trì trệ trong một thời gian dài.
Cuối những năm 1980, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế toàn diện theo hướng tự do hóa và mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Ấn Độ đã mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư, tăng cường kinh tế công để thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng xuất khẩu. Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế, hội nhập chính là chiếc cầu nối về văn hóa giúp cho những tư tưởng về nữ quyền của các nước phương Tây dễ dàng được truyền bá tại Ấn Độ và được tiếp nhận bởi đông đảo phụ nữ, trong đó chủ yếu là phụ nữ thuộc đẳng cấp cao nhất. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn cuối
thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI dẫn đến nhiều thay đổi lớn đối với văn hóa, xã hội Ấn Độ. Phụ nữ Ấn Độ được tiếp xúc nhiều hơn với truyền hình, Internet, tận mắt chứng kiến những nét khác lạ trong lối sống của người phương Tây, đồng thời trải nghiệm sâu sắc hơn về vấn đề quyền lợi của phụ nữ, giúp họ nhận thức rõ rằng quyền bình đẳng giới là một khía cạnh của nhân quyền và là quyền lợi cơ bản của phụ nữ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Báo chí truyền thông ở Ấn Độ luôn nhanh nhạy, trung thực trong việc đưa tin, phản ánh những vụ việc trái pháp luật và trở thành công cụ lý tưởng để truyền đi những thông điệp về bình đẳng giới.
Để tăng cường hội nhập, Ấn Độ đã tích cực tham gia trong các tổ chức quốc tế, trong đó có nhiều tổ chức vận động cho sự bình đẳng giới, điển hình
là Ủy ban Liên Hợp Quốc về Vị trí của Phụ nữ. Một trong những chức năng
của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Vị trí của Phụ nữ - thành lập năm 1946- là thúc đẩy quyền chính trị cho tất cả các nước. Năm 1952, Hội đồng chung đã ban hành Hiệp định Liên Hợp Quốc về quyền chính trị cho phụ nữ, được coi là Luật Quốc tế đầu tiên với mục tiêu hợp pháp hóa và bảo vệ quyền của phụ nữ trên thế giới. Cho tới năm 1971, hầu hết các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc đã cho phép phụ nữ bầu cử và ứng cử ngang bằng với nam giới. Từ sau Chiến tranh Thế giới II, Chính phủ nhiều nước đã có những thay đổi cần thiết trong chính trị hướng tới phụ nữ và Chính phủ Ấn Độ cũng đáp lại những kêu gọi của cộng đồng thế giới29
.
Tuy vậy, toàn cầu hóa cũng có những mặt trái. Trong khi tiếp nhận những giá trị tích cực của văn hóa phương Tây như tinh thần kỷ luật cao, tính minh bạch, trung thực, người dân Ấn Độ cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Sự xung đột mới – cũ, hay nói cách khác là sự xung đột giữa những tư tưởng truyền thống với hệ tư tưởng mới trở thành nguyên nhân của nhiều vụ bạo
29
Đỗ Thu Hà (2014), Vai trò của phụ nữ trong các phong trào chính trị Ấn Độ sau 1947, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 6 (19), trang 94-115, ISSN: 0866-7314.
động nhắm vào phụ nữ. Những nhóm Hindu cực hữu cho rằng phụ nữ Ấn Độ phải tuân thủ truyền thống và không chấp nhận những phụ nữ có lối sống hiện đại, nên họ dùng bạo lực đối với phụ nữ để “ngăn chặn các hành vi báng bổ”.
Sự bùng nổ của kinh tế Ấn Độ trong thời đại toàn cầu hóa dẫn tới tư tưởng đề cao tiền bạc một cách thái quá khiến cho những đòi hỏi về của hồi môn ngày một tham lam hơn. “Hôn nhân đã bị thương mại hóa. Nó giống như một đề xuất kinh doanh và phía nhà chú rể hay đòi hỏi quá đáng. Đàng gái càng giàu có thì phải đáp ứng những yêu cầu không nhỏ từ nhà trai30”.
Do ảnh hưởng của nền văn hóa vật chất đang bành trướng ở Ấn Độ, việc tặng của hồi môn cho nhà trai giờ đây diễn ra trong mọi tầng lớp xã hội, ngay trong những gia đình có trình độ học vấn cao trước đây thường nói "không" với của hồi môn. Chính quan niệm trọng nam khinh nữ cùng với sự đề cao tiền bạc thái quá là môi trường lí tưởng cho cơn ác mộng của hồi môn phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những vấn nạn khác như bắt cóc và buôn bán phụ nữ.
Bảng 3. Số phụ nữ tử vong liên quan đến của hồi môn tại các bang của Ấn Độ trong năm 2012. Nguổn: Văn phòng Điều tra Tội ác Quốc gia, Bộ Nội vụ Ấn Độ.
Mặt khác, số vụ cưỡng hiếp cũng tăng cao tỉ lệ thuận với tốc độ toàn cầu hóa, phương Tây hóa ở Ấn Độ. Văn hóa hưởng thụ và phô diễn phát triển nhanh, truyền hình, truyền thông cũng phát triển nhanh ngoài tầm kiểm duyệt và hợp sức với công nghiệp giải trí hướng người xem đến suy nghĩ sống buông thả nghĩa là “hợp thời”. Sản phẩm đồi trụy xuất hiện nhan nhản ngoài đời thực và trên Internet. Giới trẻ tiếp cận với ma túy nhiều hơn. Những yếu tố này tạo môi trường thuận lợi cho tội phạm hiếp dâm xuất hiện.
Bảng 4. Bảng thống kê những vụ hiếp dâm tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ trong hai năm 2005-2006. Nguồn: Sở cảnh sát New Delhi, 3/2007.
Bảng 5.Biểu đồ về những vụ hiếp dâm được báo cáo tại Ấn Độ trong giai đoạn từ 2001-2012. Thông tin dựa trên National Crime Records Bureau. Source: Wikimedia Commons.
Bảng 6. Thống kê về những vụ hiếp dâm tại Ấn Độ từ 2001- 2012 với tổng số và tỷ lệ tính trên 100.000 người. Nguồn: Chính phủ Ấn Độ, 2013.
Từ những phân tích trên, có thể thấy hội nhập và toàn cầu hóa tác động đến phong trào nữ quyền ở Ấn Độ trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa góp phần xây dựng nên một hệ giá trị mới ở Ấn Độ - nơi quyền tự do cá nhân bắt đầu được tôn vinh và ý thức của phụ nữ Ấn Độ về quyền lợi, địa vị của mình ngày một sâu sắc. Đây là điều kiện dẫn tới sự thay đổi về chất để các phong trào đấu tranh giành nữ quyền ở Ấn Độ diễn ra sôi nổi hơn trên mọi mặt trận. Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa đem đến những nguy cơ cao hơn về hình thức phạm tội nhắm vào phụ nữ như buôn bán phụ nữ, mại dâm, cưỡng bức…
Trước những tác động của toàn cầu hóa, Ấn Độ đã, đang và sẽ hòa nhịp vào dòng chảy hội nhập và nổi lên như một trong những quốc gia thu hút đầu tư quốc tế hàng đầu. Xu thế toàn cầu hóa trong những năm gần đây khiến cho Ấn Độ trở thành một phần của thế giới phẳng, kéo theo những cơ hội việc làm, cơ hội học tập, xuất cảnh và cả những tệ nạn liên quan đến phụ nữ trở nên phổ biến và mở rộng hơn bao giờ hết, đem đến những tác động hai mặt cho địa vị và lợi ích của phụ nữ ở quốc gia này. Tuy nhiên, có thể thấy những tác động tích cực vẫn là nổi trội hơn trong khi những tác động tiêu cực có thể được giải quyết dần nếu có biện pháp thích hợp. Có thể kết luận như vậy, bởi nếu không có quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, Ấn Độ sẽ mãi mãi đứng ngoài dòng vận động của các phong trào tiến bộ trên toàn cầu và không thể tiếp thu những tác động tích cực của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây.
Tiểu kết chƣơng 1
Từ sự phân tích bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội và hội nhập ở Ấn Độ giai đoạn sau khi giành được độc lập, có thể thấy từ sau 1947 phụ nữ Ấn Độ được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin, tri trức về bình đẳng giới, có nhiều quyền lợi, cơ hội cũng như có ảnh hưởng lớn hơn đến mọi vấn đề của đất nước. Họ nắm quyền được thông tin, được bảo vệ, quyền kiểm soát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, quyền được tham gia quyết định các chính
sách và luật pháp. Họ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các phong trào nữ quyền và thể hiện chính kiến của mình ở những nơi công cộng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.
Trải qua gần một thế kỷ, đến năm 1947 phong trào nữ quyền ở Ấn Độ phát triển trong một bối cảnh thế giới và trong nước tương đối thuận lợi. Trên thế giới, sự chín muồi của làn sóng nữ quyền lần thứ nhất và sự đột phá ở lần thứ hai chính là động lực cổ vũ cho sự bùng nổ của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ. Những thành tựu trên mọi phương diện, đặc biệt là phương diện chính trị, văn hóa và tư tưởng của phong trào đã được truyền tải đến đông đảo phụ nữ ở Ấn Độ nhờ sự lan tỏa của trào lưu hội nhập, toàn cầu hóa. Ở trong nước, những thành tựu gặt hái được trong giai đoạn trước đó chính là cơ sở quan