1 .Sơ lƣợc lịch sử phát triển của phong trào nữ quyền ở Ấn Độ
2.2 Các lĩnh vực đấu tranh chủ yếu của phong trào
2.2.1 Lĩnh vực chính trị
Với cuộc đấu tranh giành quyền bỏ phiếu diễn ra lâu dài sau độc lập, chính phủ Ấn Độ đã thành công trong việc ban hành luật Phổ thông đầu phiếu. Điều 326 của Hiến pháp đảm bảo sự bình đẳng về vị trí chính trị đối với mọi công dân Ấn Độ. Mọi công dân trên 18 tuổi đều có quyền bỏ phiếu. Điều 326 của Hiến pháp đảm bảo sự bình đẳng đối với phụ nữ và nghiêm cấm hành vi loại trừ ra
khỏi các vòng bỏ phiếu dựa trên lí do giới tính, đẳng cấp, tôn giáo… Nhờ thế, lượng cử tri nữ tham gia bỏ phiếu ở Ấn Độ tăng dần đều theo các năm, thậm chí còn vượt lượng cử tri nam năm 1989.
Từ khi Hiến pháp có hiệu lực sau độc lập, một số ít phụ nữ đã đạt được những vị trí như thành viên của Quốc hội, của các cơ quan lập pháp bang hay những nhà lãnh đạo trong các đảng phái… Phần trăm của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp luôn luôn duy trì ở mức thấp, có nghĩa là phụ nữ có ít quyền lực trong quá trình hoạch định chính sách.
Vị thế của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp được cải thiện đáng kể nhờ sự đóng góp của Margaret Alva – cựu Tổng thư ký đảng Quốc Đại của Ấn độ và những người ủng hộ bà. Trong vai trò triển nguồn nhân lực của chính phủ do thủ tướng Rajib Gandhi lãnh đạo, từ năm 1985 đến năm 1989, Margaret Alva từng được giao nhiệm vụ giám sát kế hoạch 28 điểm của chính phủ nhằm cải thiện quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Trong thời gian này bà đã đưa ra một số đề xuất về việc khuyến khích phụ nữ phát huy vai trò của họ trong các cơ quan lập pháp. Năm 1989 bà được Thủ tướng Ấn độ chỉ định lãnh đạo một tổ chức nhằm vạch đường cho phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị. Bà đại diện cho tổ chức này đề nghị dành cho phụ nữ 33% số chức vụ chính trị ở làng, huyện, ở các hội đồng quốc gia, cũng như trong Quốc hội. Bà cho rằng “phải cho phụ nữ cơ hội tham gia chính trị, qua một quy chế gọi là dành chỗ đứng cho họ, ít nhất cũng là quy chế tạm thời. Nếu không, họ không thể nào cạnh tranh và phá đổ được những cản trở của một kiến trúc chính trị xã hội vẫn dành cho đàn ông và do đàn ông thống trị.” Nhưng dự luật liên quan đến mục tiêu đó đã gặp thất bại ở Quốc hội. Đến năm 1993, nhờ sự vận động của Margaret Alva và những người ủng hộ bà, dự luật được thông qua, nhưng chỉ được áp dụng ở cấp địa phương, không được đưa vào tầm cỡ quốc gia. Suốt nhiều năm trời, các động thái nhằm trao thêm quyền lực cho phụ nữ ở bình
diện bang và quốc gia, dựa trên đạo luật đảm bảo 33% số ghế cho phụ nữ tại cả hai cấp này, đều bị các nhà lập pháp nam giới cản trở.
Không chịu dừng lại ở đó, tiếp nối những nỗ lực của Margaret Alva, phụ nữ Ấn Độ đã tập hợp nhau lại trong một phong trào chung nhằm kêu gọi thực thi dự luật này ở cấp độ nhà nước. Margaret Alva tiếp tục là người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào này. Bà sáng suốt nhận định “Trong lúc chờ được luật pháp chấp nhận cho một môi trường rộng rãi hơn, điều quan trọng là phải thấy được sự thay đổi ở cấp địa phương qua tiến trình tranh đấu. Phụ nữ Ấn Độ ngày nay đã có khả năng chỉ đạo lịch trình phát triển, làm việc về các ngân sách ở cấp địa phương. Họ được quyền nói lên và bàn thảo về những việc nào cần được ưu tiên thi hành32.”
Giữa năm 2009 hàng trăm nhà hoạt động nữ quyền thuộc tổ chức “Quyền Lực Phụ Nữ Ấn Độ” đã biểu tình, hô khẩu hiệu gần tòa nhà quốc hội tại New Delhi. Các nhà hoạt động này từ khắp các tiểu bang Ấn Độ đổ về hội nghị, tranh luận và đòi thông qua Dự Luật Bảo Vệ Nữ Quyền, trong đó đòi phải có ít nhất 33% ghế quốc hội giành cho phụ nữ đưa ra trên quốc hội. Sau nhiều ngày thảo luận gay gắt, Thượng viện Ấn Độ (Raja Sabha) ngày 9/3/2010 đã thông qua dự luật dành cho phụ nữ 33% số ghế tại Hạ viện (Lok Sabha) và 28 viện lập pháp bang, với 186 phiếu thuận và một phiếu chống. Sự kiện này là tác động căn bản trong sự nghiệp tự giành lấy quyền chính trị của phụ nữ Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đánh giá việc văn kiện trên được thông qua là “thời khắc lịch sử” của đất nước, trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Macxit (CPI-M) Brinda Karat, người ủng hộ mạnh mẽ dự luật trên, khẳng định khi trở thành luật, văn kiện này sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và tăng cường vai trò của phụ nữ
32
Phát biểu của Margaret Alva trong hội thảo về Quyền phụ nữ do Tổ chức quốc tế cổ động cho nữ quyền Vital Voices tổ chức ngày 13/3/2007.
trong xã hội, nhất là đối với phụ nữ các bộ lạc, đẳng cấp thấp và phụ nữ theo đạo Hồi, chống lại "văn hóa kìm hãm phụ nữ".
Tuy nhiên, trong thực tế, số phụ nữ được lựa chọn tham gia vào cơ quan lập pháp vẫn chỉ là một phần nhỏ bé và không có dấu hiệu gia tăng về tỷ trọng theo từng năm:
Bảng 7. Sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc bầu cử quốc gia
Năm Số lƣợng ghế đại biểu nữ ứng cử Số lƣợng ghế đại biểu nữ giành đƣợc Tổng số ghế Phần trăm ứng viên nữ đƣợc chọn trong tổng số 1952 51 23 499 4.40 1957 70 27 500 5.40 1962 68 35 503 6.70 1967 66 31 523 5.90 1971 86 22 521 4.20 1977 70 19 544 3.40 1980 142 28 544 5.14 1984 421 159 544 7.90 1989 189 28 525 5.30 1991 307 33 503 6.60
Nguồn: PIB, Government of India, 1998.
Có thể thấy số lượng ứng cử viên nữ gia tăng nhanh chóng qua từng năm song tỷ lệ trúng cử của họ vẫn còn khá thấp thậm chí còn suy giảm nếu so sánh số lượng ghế ứng cử so với số lượng ghế giành được.
Tuy nhiên, giành được số phiếu cao hơn trong Quốc hội chưa hẳn đồng nghĩa với việc phụ nữ Ấn Độ được can dự nhiều hơn vào các quyết sách phát triển đất nước. Theo nghiên cứu Women and Panchayati Raj (Phụ nữ và Panchayati Raj) của Dayanidhi Parida – phần đông nữ Panchayat33
được phỏng vấn không nhận thức được về công việc của mình và tới 80% không hề biết về các kế hoạch phát triển nông thôn đang được tiến hành hay những quỹ hỗ trợ nhận được từ các kế hoạch đó. Nghiên cứu tại Tây Bengal chỉ ra rằng vai trò của phụ nữ phần lớn bị hạn chế và các đảng chính trị mở đường cho đại diện của phụ nữ trong các Panchayat mà không cho phép họ được nói lên tiếng nói trong các quyết định34.. Một thực trạng khác xảy ra là dù một số phụ nữ đủ tự tin để đưa ra ý kiến của mình thì những ý kiến của họ cũng không được đánh giá cao và phần lớn bị phớt lờ trong các cuộc họp. Như vậy, một mặt phụ nữ Ấn Độ đã tự đẩy mình ra khỏi những quyền lợi chính trị, mặt
33
Các raj panchayati là một hệ thống chính trị Nam Á , chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal . Đây là hệ thống lâu đời nhất của chính quyền địa phương trong tiểu lục địa Ấn Độ . Từ "panchayat" có nghĩa là "lắp ráp" (ayat) năm (Panch) người lớn tuổi khôn ngoan, được tôn trọng, lựa chọn và chấp nhận bởi cộng đồng địa phương. Theo truyền thống, các hội đồng giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân và các làng. Chính phủ Ấn Độ hiện đại đã phân cấp một số chức năng hành chính cấp địa phương, nâng cao vị thế của panchayats.
khác, khi đã có được chỗ đứng trong chính trường họ vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của sự bất bình đẳng giới tính.
Một thành tựu khác của phong trào nữ quyền Ấn Độ chính là sự thành lập các đảng chính trị dành riêng cho phụ nữ. Tháng 1/2000 Ðảng của phụ nữ toàn Ấn Ðộ (Akhil Bharatiya Mahila Party, ABMP) được thành lập bởi nữ tu Sudha Verghese. Đây là chính đảng đầu tiên “của phụ nữ và do phụ nữ" ở Ấn Độ được thành lập với mục đích đấu tranh cho phụ nữ được quyền tham gia bình đẳng vào đời sống công, được các dịch vụ dân sự cơ bản. Sudha Verghese cũng là người đứng đầu chiến dịch vận động cho ứng cử viên duy nhất của Ðảng trong cuộc bầu cử quốc hội bang kéo dài ba giai đoạn kể từ 12/2/2000. Bà cho rằng nạn bạo động và kỳ thị chống phụ nữ vẫn tiếp diễn ở Ấn Độ bởi "người ta chỉ nói nhiều trên môi miệng." Bà mô tả sự khởi đầu của phụ nữ trong chính trị như là "một tiến trình học hỏi" bằng cách trưng dẫn việc họ không kịp thời giới thiệu người ra tranh cử. vị nữ tu biết ý thức và năng động này đã "đứng lên vì công bằng xã hội và các vấn đề của phụ nữ, khi các linh mục và Kitô hữu đã chậm hành động." Nữ tu Verghese còn là thành viên của Liên hiệp Nhân dân vì Tự do Dân sự và trước đó đã thành lập "Nari Gunjan" (tiếng nói phụ nữ) là một nhóm phụ nữ nông thôn kiêm hợp tác xã tự quản.
Tháng 11/2007, một Đảng mới có tên gọi là Mặt trận thống nhất phụ nữ (United Women Front, viết tắt là UWF) được thành lập, có trụ sở tại New Delhi và nhiều chi nhánh tại các bang Madras, Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Punjab,... Đảng UWF do bà Suman Kant sáng lập và giữ chức Chủ tịch. Với tuyên bố “Tôi không tin việc đảng phụ nữ chỉ nhận được 33% số ghế trong Quốc hội trong khi phụ nữ chiếm đến 50% dân số”, bà Kant đã đặt mục tiêu khá cao cho UWF. Mục tiêu số một của UWF là làm sao để phụ nữ Ấn Độ có được 50% số ghế trong Quốc hội. Với tiêu chí “đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữ, vì lợi ích phụ nữ”, và “để cho tiếng nói của người phụ nữ được
mọi người chú ý lắng nghe”, sau khi mọi hoạt động đi vào nề nếp, với mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện được thiết lập tại các thành phố lớn trên cả nước, UWF hứa hẹn sẽ trở thành một đối thủ không dễ chịu đối với bất kỳ đảng phái chính thống nào trên chính trường Ấn Độ. Như vậy, phong trào nữ quyền của Ấn Độ đã tiến thêm một bước mới khi tiếng nói của người phụ nữ sẽ được nghe thấy tại cơ quan lập pháp nước này.
Trước khi thành lập UWF, bà Kant bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo, nhất là phụ nữ Ấn Độ giành lại sự công bằng trước các hủ tục và thành kiến xã hội khiến cho phụ nữ trở thành đối tượng bị kỳ thị, khổ sở vì các luật lệ, hủ tục bất công.Trong các hoạt động thời gian này, bà nổi tiếng với cuộc chiến chống lại tệ nạn rượu chè và nạn bạo hành đối với phụ nữ bằng cách vận động cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua các đạo luật. Khi chồng của bà trở thành Phó Tổng thống Ấn Độ (từ năm 1997 đến khi ông qua đời vào năm 2002), bà càng có điều kiện để đưa các hoạt động xã hội của mình tiến lên tầm cao hơn, hiệu quả hơn nhờ ảnh hưởng của chồng ở bình diện cấp quốc gia. Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là việc bà đứng ra thành lập tổ chức xã hội từ thiện mang tên Mahila Dakshata Samiti chuyên giúp đỡ tạo điều kiện để phụ nữ thoát nghèo và vươn lên làm giàu bằng con đường phát triển kinh tế. Suốt 5 năm qua kể từ sau khi chồng qua đời, bà đã dồn hết tâm trí vào cho các hoạt động của tổ chức Mahila Dakshata Samiti. Nhưng chỉ với một tổ chức xã hội từ thiện thì vẫn chưa đủ để giúp đỡ cho nhiều phụ nữ nghèo trong một đất nước có hơn 1 tỉ người, và người phụ nữ còn quá nghèo và bị đối xử bất công. Đó cũng là động lực thúc đẩy bà Kant bước vào chính trị và thành lập một chính đảng – UWF– như một sự tập hợp sức mạnh của phụ nữ nghèo để giúp họ vươn lên. UWF là sự hiện thực hóa khát vọng của Suman Kant “muốn làm cho phụ nữ được hạnh phúc, được đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước, của xã hội”, “muốn phụ nữ trở thành các nhà lập pháp”.
UWF được đánh giá là bước đầu của một chính đảng đặc biệt dành riêng cho phụ nữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả trên thế giới. Nó sẽ đánh dấu một bước tiến cao hơn trong cuộc đấu tranh bình đẳng giới không chỉ ở Ấn Độ mà còn trên toàn cầu.
2.2.2 Lĩnh vực kinh tế
Về mặt kinh tế, phụ nữ Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào nam giới. Áp lực gia đình và văn hóa chính là những rào cản ngăn chặn sự đóng góp về mặt kinh tế của phụ nữ ở đất nước này. “Một khi phụ nữ sinh con, mọi người muốn cô ấy ở nhà lo cho gia đình. Nhiều trường hợp họ còn phải chăm sóc nhà chồng. Đó là những kỳ vọng đối với phụ nữ trong gia đình và hôn nhân. Khi Ấn Độ hiện đại hóa, quan điểm về giới tính bớt khắt khen hơn. Nhiều phụ nữ xuất hiện nơi công cộng, đặc biệt là ở các trung tâm thành thị. Đã có những phản ứng dữ dội từ nam giới về vấn đề này”35. Năm 2012 phụ nữ Ấn Độ đứng thứ 123 trên 135 quốc gia, sau Belize, Campuchia và Burkina Faso về đóng góp cho nền kinh tế đất nước36. Ấn Độ nắm giữ nguồn nhân lực lớn thứ hai thế giới, với 478 triệu người. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ trong đó chỉ là 24%. Số lượng nhân viên nữ ở cấp bậc cao là 5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ toàn cầu là 20%. Gần một nửa nữ giới dừng làm việc trước khi họ đạt quãng giữa sự nghiệp, chủ yếu vì người Ấn Độ, kể cả những cá nhân được giáo dục tử tế, đều giữ chặt quan niệm cổ hủ về vai trò của phụ nữ37
.
Đặt trong tương quan so sánh với một cường quốc mới nổi khác là Trung Quốc, Ấn Độ kém hơn hẳn về số lượng và chất lượng lao động nữ. Số lượng phụ nữ Trung Quốc tham gia lao động lớn hơn rất nhiều ở Ấn Độ. Cách biệt giới tính cũng thấp hơn ở Trung Quốc, và gần như đã biến mất ở tầng lớp trí
35 Karl Inderfurth Persis Khambatta (2013),The Emerging Indian Economy, Center for Strategic & International Studies, p.45
36
Theo báo cáo năm 2012 của Diễn đàn kinh tế thế giới về Cách biệt giới tính.
37 Karl Inderfurth Persis Khambatta (2013),The Emerging Indian Economy, Center for Strategic & International Studies, p.29
thức cao38. 70% phụ nữ Trung Quốc lao động, và họ cũng dễ tìm được các công việc toàn thời gian. Tỷ lệ biết đọc của phụ nữ Trung Quốc cũng cao hơn nhiều lần Ấn Độ.
Có thể thấy chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, sự cách biệt giới tính đặt ra một mối đe doạ trước hết với triển vọng tăng trưởng kinh tế Ấn Độ và sau đó là tham vọng trở thành cường quốc của nước này. Năm 2011 tăng trưởng kinh tế Ấn Độ có thể nhảy vọt thêm 4,2% nếu phụ nữ có nhiều cơ hội đóng góp vào nền kinh tế. Tăng trưởng Ấn Độ chỉ đạt 6,9% trong năm 2011, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 9,3% của Trung Quốc39. Có nhiều lý do giải thích cho điều này, nhưng một trong số đó là sự tham gia tích cực của phụ nữ vào lực lượng lao động Trung Quốc.
Năm 1974, Ela Bhatt, một luật sư ở Ahmedabad, đã có một bước đi cấp tiến để cải thiện tình trạng của các lao động nữ nghèo. Bà giúp một nhóm các phụ nữ không học hành sống trong các khu nhà ổ chuột tại Ahmedabad tổ