Kinh phí đào tạo tại 3khách sạn năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao ở thành phố cần thơ (Trang 73)

STT Tên khách sạn Chi phí đào tạo Chi phí đào tạo/ Doanh thu(%)

1. Victoria 35,000,000 0,13

2. Ninh Kiều 2 28,000,000 0,10

3. Golf 15,000,000 0,09

(Nguồn: Phòng kế toán của 3 khách sạn)

Kinh phí dành cho đào tạo ở các khách sạn cũng có sự chênh lệch, phụ thuộc vào số lượng nhân viên được đào tạo cũng như hình thức, nội dung các khóa đào tạo. Tại 3 khách sạn khảo sát, kinh phí này được trích trực tiếp từ doanh thu trong năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế và các kế hoạch đào tạo. Chi phí đào tạo của cả 3 khách sạn đều không cao và kế hoạch đào tạo của khách sạn đều phải chờ ngân sách được phân bổ từ doanh thu của khách sạn mới có thể triển khai làm giảm tính chủ động và hiệu quả của hoạt động đào tạo.

đ)Đánh giá kết quả đào tạo:

Đánh giá kết quả đào tạo được triển khai ở tất cả các khách sạn được khảo sát. Tùy theo nội dung và hình thức đào tạo, các khách sạn mới chỉ áp dụng một số cách đánh giá thông thường như: bài thi, bài kiểm tra cuối khóa, đánh giá thông qua bài thu hoạch sau khi tham gia khóa học của nhân viên,...

Nhưng để đánh giá hiệu quả của toàn khóa học lại là vấn đề phức tạp và đòi hỏi thời gian. Trong thực tế, có thể học viên đã lĩnh hội rất tốt các kiến thức, kỹ năng mới trong khóa học, hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, nhưng không áp dụng được những gì đã học vào trong thực hiện công việc. Vì vậy, các khách sạn được khảo sát đều chưa có chế độ đánh giá hiệu quả đào tạo chung cho toàn bộ khóa đào tạo.

2.3. Đánh giá phát triển nhân lực trong 3 khách sạn 4 sao ở TPCần Thơ

2.3.1. Những thành công và nguyên nhân

a) Những thành công:

Qua nội dung luận văn đã đề cập và phân tích trên, có thể khái quát chung về các thành công trong công tác phát triển nhân lực của các khách sạn 4 sao tại TP Cần Thơ như sau:

- Các khách sạn đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực cũng được các khách sạn đặc biệt quan tâm và gặt hái được các thành công nhất định.

- Các khách sạn đã xây dựng riêng cho mình kế hoạch, nội dung và phương pháp đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Từ đó làm tiêu thức cho mọi hoạt động điều chỉnh về nhân sự trong khách sạn như: đề bạt, thăng tiến, thuyên chuyển, sa thải…

- Phần lớn các khách sạn được khảo sát đều quan tâm đến sự phân công, bố trí đúng người đúng việc. Từ đó, tạo cơ hội phát huy khả năng làm việc và cống hiến của nhân viên đối với hoạt động kinh doanh khách sạn.

b) Nguyên nhân của thành công:

- Chính sách về nhân sự của các khách sạn phù hợp với xu thế phát triển của ngành du lich trong thời kỳ hội nhập, và tính cạnh tranh mang tính chất khu vực và toàn cầu.

- Xây dựng quy trình đào tạo khoa học và hợp lý.

- Ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp, các khách sạn còn quan tâm nhiều đến các kỹ năng mềm.

- Đặc điểm của lực lượng lao động ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long rất hiếu khách.

2.3.2. Những hạn chế và ngu ên nhân

a) Những hạn chế:

Công tác tuyển dụng nhân lực của các khách sạn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:

- Khách sạn Golf vẫn chưa giữ chân được một số cán bộ và nhân viên giỏi.

- Quy trình tuyển dụng của một số khách sạn còn chưa thực sự khoa học, công tác tuyển dụng của khách sạn Ninh Kiều 2 còn chưa được khách quan, phần lớn là ưu tiên con em cán bộ trong ngành, Khách sạn Golf thì lao động chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu, số lượng lao động chất lượng cao còn khiêm tốn. Vì vậy, công tác tuyển dụng ở một số khách sạn khảo sát cần bài bản, thực hiện nghiêm túc, công khai có chất lượng và công bằng hơn.

Công tác đào tạo và phát triển nhân lực:

- Trong các khách sạn vẫn còn có những nhân viên không thuộc chuyên ngành khách sạn du lịch, vì thế các khách sạn sẽ mất thêm chi phí và thời gian nhất định dành cho công tác đào tạo nhân viên.

- Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo, đào tạo đôi khi không xuất phát từ yêu cầu công việc.

- Chưa xây dựng được hệ thống đánh giá tổng thể quá trình đào tạo và phát triển nhân lực

Chế độ đãi ngộ của các khách sạn:

- Công tác khuyến khích về mặt vật chất như: tiền lương, tiền thưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình vì tiền thưởng còn hạn chế chưa có tác dụng kích thích mạnh mẽ tinh thần của người lao động tại hầu hết các khách sạn.

- Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi của nhân viên chưa được quan tâm đúng mức.

b) Nguyên nhân của hạn chế:

- Những hạn chế nêu trên chủ yếu là do các khách sạn chưa chú trọng vào công tác tuyển dụng nên tuyển nhân viên đầu vào chưa cao, nhân lực có chuyên môn trong ngành du lịch cũng chưa nhiều và sự biến động nguồn nhân lực trong khách sạn diễn ra thường xuyên.

- Các khách sạn đều đã có ý thức vận dụng lý thuyết phát triển nhân lực vào quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các khách sạn vận dụng vào hoạt động kinh doanh chưa đầy đủ, thiếu linh hoạt và sáng tạo. Bên cạnh đó, các khách sạn nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của các nội dung phát triển nhân lực cũng như đảm bảo sự gắn kết các nội dung này lại với nhau. Để cho hoạt động phát triển nhân lực mang lại hiệu quả tốt nhất thì không thể tách rời các nội dung này mà phải thực hiện một cách đồng bộ và đảm bảo không coi nhẹ bất cứ nội dung nào.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện về văn hóa xã hội thành phố Cần Thơ, tài nguyên du lịch, tình hình phát triển du lịch của TP Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2013.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao tại TP Cần Thơ tập trung vào các điểm sau:

- Khái quát chung về khách sạn 4 sao ở TP Cần Thơ.

- Nêu thực trạng phát triển 3 khách sạn 4 sao được chọn từ khâu tuyển dụng, bố trí sử dụng nhân lực, chính sách đãi ngộ nhân lực và chính sách đối với đào tạo bồi dưỡng nhân lực của khách sạn.

Từ đó đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao ở TP Cần Thơ và chỉ ra những thành tựu và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển nguồn nhân lực ở 3 khách sạn được lựa chọn.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

TRONG CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. Xu hƣớng phát triển của các khách sạn trên thế giới

Khách sạn không chỉ phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí cho khách du lịch mà còn phục vụ các đối tượng khác trong xã hội. Sự đi lại của con người giữa các châu lục, giữa các nước ngày càng dễ dàng, thuận tiện và an toàn, nhu cầu về lưu trú tăng lên không ngừng. Nhu cầu của khách rất phong phú và đa dạng do đó các nhà đầu tư và kinh doanh khách sạn đã xây dựng và kinh doanh các loại hình khách sạn khác nhau để phục vụ nhu cầu của du khách. Xu hướng chung là nhu cầu thị trường cần gì các nhà kinh doanh lưu trú đáp ứng ngay nhu cầu đó. Trên quan điểm này, xu hướng phát triển cơ bản của các khách sạn trên thế giới là:

Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của con người về nhu cầu lưu trú:

- Các loại khách sạn du lịch, chủ yếu phục vụ khách du lịch đi tham quan theo các chương trình du lịch trọn gói và khách thương nhân cũng như những người có nhu cầu về lưu trú với khả năng thanh toán ở mức trung bình. Các khách sạn này được xây dựng ở các thành phố và các khu du lịch.

- Các loại khách sạn và tổ hợp khách sạn cao cấp phục vụ các thương gia và chính khách. Các cơ sở lưu trú này thường được xây dựng tại các thành phố lớn, các khu du lịch và khu nghỉ mát nổi tiếng nhằm phục vụ các thương gia, các chính khách lớn của các quốc gia tham gia các hội nghị, hội thảo, thăm dò và khảo sát về đầu tư...

- Các khách sạn dọc theo các đường giao thông, đối tượng phục vụ chủ yếu cho khách đi bằng ôtô thường được gọi là motel và các cơ sở lưu trú xây dựng tại các nhà ga, bến cảng, sân bay phục vụ hành khách của các loại phương tiện vận chuyển gọi là cơ sở lưu trú quá cảnh.

Cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn ngày một hiện đại hoá: Ngày càng có nhiều các khách sạn áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để cải tạo, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một số công đoạn trong quy trình công nghệ phục vụ của khách sạn được tự động hóa. Ví dụ: đưa công nghệ tin học vào việc đăng ký buồng, vào hoạt động thanh toán hay công tác thống kê vận dụng trong quản lý khách sạn… Do đó đã góp phần làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực, tăng tốc độ phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả công tác quản lý các hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Đảm bảo môi trường sinh thái trong các khách sạn:

- Đảm bảo môi trường sinh thái bên trong và bên ngoài khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu thích gần gũi thiên nhiên của khách. Khẩu hiệu “xanh - sạch- đẹp” trong các khách sạn, hay “khách sạn xanh” tạo cho du khách có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, môi trường sạch sẽ, không gian thoáng mát, yên tĩnh. Bên cạnh việc tạo ra môi trường tự nhiên, các khách sạn còn có chương trình bảo vệ và gìn giữ môi trường trong mỗi một bộ phận phục vụ khách như: bộ phận buồng, bàn, bar, bếp...

- Tăng nhanh về số lượng các khách sạn ở hầu hết các nước trên thế giới. Các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển như Tây Ban Nha, Pháp đã có số giường trong khách sạn tăng từ 20% - 30%/năm. Việt Nam cũng có tỷ lệ tăng từ 30% - 40%/năm, đặc biệt ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng số lượng các khách sạn có thứ hạng trung bình: Các khách sạn thứ hạng thấp như 1 sao có chiều hướng giảm, trong khi đó số lượng buồng của các khách sạn hạng 2 - 3 sao lại tăng mạnh, chủ yếu hướng vào phục vụ khách du lịch nghĩ dưỡng, thư giãn tham quan và du lịch chữa bệnh bởi tính quần chúng hóa trong du lịch tăng lên khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Có sự canh tranh gay gắt giữa các nước có truyền thống kinh doanh khách sạn lâu đời với các nước mới phát triển loại hình hoạt động kinh doanh này.Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, các chủ doanh nghiệp khách sạn ở các nước mới phát triển một mặt tăng các dịch vụ cung cấp trong các khách sạn, tăng tính tổng hợp và đa dạng hóa chức năng kinh doanh của mình. Mặt khác không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách, thực hiện chuyên môn hóa cao trong tổ chức hoạt động phục vụ của khách sạn, do đó giảm được nhiều chi phí bất hợp lý, tăng chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các khách sạn trên thị trường. Để đối phó lại, các khách sạn lâu đời ở các nước có truyền thống như Thụy Sỹ, Pháp, Áo đã cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tăng quy mô, thứ hạng và mức cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng ở mức độ cao hơn nhu cầu của thị trường.

Xu hướng liên kết ngang trong nội bộ ngành đang tăng lên. Cuộc cạnh tranh giữa các khách sạn có quy mô khác nhau trên thị trường cũng được thể hiện rõ nét. Các khách sạn lớn hoặc các khách sạn thuộc các tập đoàn khách sạn chuỗi trên thế giới bao giờ cũng có ưu thế hơn trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi phục vụ khách, cung ứng vật tư và thực phẩm hàng hóa, trong việc quảng cáo rộng rãi thu hút khách trên phạm vi toàn cầu cũng như công tác tổ chức lao động hợp lý và năng lực đầu tư mạnh. Để có thể cạnh tranh với các khách sạn lớn có hiệu quả, các khách sạn nhỏ phải liên kết với nhau trong việc cung ứng vật tư hành hóa, quảng cáo cũng như trong việc tổ chức các kệnh bán sản phẩm của mình trên thị trường. Đã bắt đầu có một số khách sạn nhỏ liên kết với nhau trong một cụm mang một tên hiệu để khẳng định thương hiệu riêng của cụm mình như là dấu hiệu đầu tiên của việc hình thành chuỗi khách sạn nhỏ.

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch và khách sạn ở Thành phố Cần Thơ

3.2.1. Định hướng chung

Chương trình phát triển du lịch TP Cần Thơ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển du lịch của TPCần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dựa trên quan điểm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của một thành phố trung tâm khu vực, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xứng đáng là trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đến năm 2020, ngành Du lịch TPCần Thơ phải phát triển ngang tầm với yêu cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Khu nội thị xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm văn hóa Tây Đô, trung tâm hội nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại. Mở rộng không gian du lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng-khách sạn mới và hệ thống du lịch miệt vườn, du lịch nông thôn phục vụ ăn uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần…đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách gần xa. Mở nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn đấu để TPCần Thơ thực sự là “ Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện”, nơi hội tụ của “ Văn minh sông nước Mêkông”.

3.2.2. Định hướng cụ thể của ngành Du lịch, Khách sạn tại Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới Cần Thơ trong thời gian tới

Định hướng cụ thể của ngành Du lịch tại TPCần Thơ trong thời gian tới: - Khách du lịch: Năm 2020 thu hút 450 nghìn lượt khách quốc tế, phục vụ 1,8 triệu lượt khách nội địa; Năm 2030 thu hút 900 nghìn lượt khách quốc tế, phục vụ 3 triệu lượt khách nội địa.

- Tổng thu nhập từ khách du lịch: Năm 2020 đạt 3.609,9 tỷ đồng; Năm 2030 đạt 12.726 tỷ đồng.

- Giá trị GDP du lịch: Năm 2020 giá trị GDP du lịch đạt 2.625 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 8.190 tỷ đồng.

- Số lượng cơ sở lưu trú cần có: Năm 2020 cần 10.900 buồng; Năm 2030 cần 20.800 buồng lưu trú.

- Về nhu cầu đầu tư: Với phương án phát triển này thì nhu cầu vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao ở thành phố cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)