Bố trí nhân sự của 3khách sạn 4 sao tại TPCần Thơ, năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao ở thành phố cần thơ (Trang 66)

Đơn vị tính: người

Stt Tên bộ phận

Tên khách sạn

Victoria Ninh Kiều 2 Golf

1 Kinh doanh 10 8 7 2 Kế toán 10 7 6 3 Nhân sự 9 7 8 4 Buồng 34 26 16 5 Thu mua 8 5 5 6 Giặt là 9 7 6 7 Spa 8 6 6 8 Nhà hàng 40 28 19 9 Bar 10 8 5 10 Bếp 21 19 14 11 Lễ tân 12 10 8 12 Kỹ thuật 12 5 5 13 Sân vườn 12 0 0 14 An ninh 15 7 7 Tổng 215 143 106

(Nguồn: Phòng nhân sự tại 3 khách sạn)

Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho người lao động tại 3 khách sạn được thực hiện như sau:

Kinh doanh khách sạn hoạt động 24/24 do đó cả 3 khách sạn Ninh Kiều 2, Golf, Victoria đều chia thời gian lao động một ngày làm 3 ca và áp dụng với hầu hết các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Ca làm việc của các khách sạn được chia thành 3 ca như sau: Ca 1 (từ 6h30 – 14h30), Ca 2 (từ 14h30 – 22h30), Ca 3 (từ 22h30 – 6h30 sáng hôm sau).

Do nhân viên trong các khách sạn nhiều và tương đối hợp lí cho nên khi giao ca có khả năng thay toàn bộ ca trước mà không ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi bộ phận hay toàn bộ khách sạn.

Riêng bộ phận nhà hàng, lực lượng lao động chỉ phục vụ trong ngày và được chia làm hai ca: Ca 1 (từ 6h30 – 14h30), Ca 2 (từ 14h30 – 22h30). Chỉ khi khách sạn có tiệc lớn thì số lao động của cả hai ca được gộp lại cùng làm để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Không những thế trong những trường hợp khách sạn có nhiều hợp đồng liên tục thì lao động ở các bộ phận khác của khách sạn sẽ được điều động sang bộ phận nhà hàng hỗ trợ cho nhà hàng.

Đó là các bộ phận trực tiếp, còn đối với các bộ phận lao động gián tiếp như phòng hành chính tổng hợp, kế toán…các nhân viên trong bộ phận này làm việc 6 ngày/tuần và làm theo giờ hành chính từ 7h30 – 16h30.

Khách sạn 3 sao ở TP Cần Thơ có những quy định rất chặt chẽ về kỷ luật giờ làm việc của nhân viên. Nhân viên phải thực hiện đi làm đúng giờ quy định. Việc theo dõi thời gian làm việc của mỗi người được tổng hợp, ghi chép, nhân viên nào vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua. Nhân viên của 3 khách sạn trên hầu hết đều thực hiện tốt quy định về giờ làm việc của khách sạn, làm việc có quy củ, có trách nhiệm, xây dựng phong cách làm việc hiệu quả.

2.2.2.3. Thực trạng đãi ngộ nhân lực a) Đãi ngộ vật chất:

Đãi ngộ vật chất của các khách sạn được thể hiện thông qua tiền lương, tiền thưởng, một số phụ cấp và các khoản thu nhập khác.

Tiền lương: Qua khảo sát thực tế tại 3 khách sạn cho thấy: 2/3 khách sạn đều đã xây dựng thang bảng lương riêng, khá rõ ràng và hợp lý. Riêng khách sạn Golf chưa có thang bảng lương riêng mà chỉ thực hiện theo quy định của nhà nước về chế độ tiền lương.

Thưởng năm: Chế độ thưởng năm được áp dụng tại 3 khách sạn 4 sao

là thưởng hàng năm tương đương với một tháng lương cơ bản của tháng 12 năm đó và được thanh toán vào dịp tết âm lịch của mỗi năm tương ứng. Chế độ thưởng hàng năm sẽ không áp dụng cho các nhân viên làm việc dưới hai tháng và đối với những trường hợp khác sẽ căn cứ vào pháp luật hiện hành.

Chế độ khen thưởng: Phần lớn các khách sạn khảo sát đều có chế độ

khen thưởng đặc biệt cho các nhân viên có thành tích xuất sắc trong năm qua sự bình chọn của các bộ phận. Các khách sạn chỉ áp dụng chế độ khen thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc trong năm mà không có hoặc rất ít áp dụng các chế độ khen thưởng cho các nhân viên có thành tích xuất sắc trong tháng, quý, nhân viên làm việc lâu năm chính vì vậy, thực tế không khuyến khích được sự hăng say cũng như lòng tận tâm với khách sạn.

b) Đãi ngộ tinh thần:

Bên cạnh các chính sách đãi ngộ về vật chất, các khách sạn đều có các chính sách đãi ngộ đời sống tinh thần cho toàn thể các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên có hợp đồng dài hạn với khách sạn, cụ thể như sau:

Chế độ bảo hiểm: Qua khảo sát, cả 3 khách sạn đều có các chế độ đãi

ngộ theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất) cho các nhân viên có hợp đồng dài hạn của khách sạn.

Chế độ nghỉ ngơi: Do đặc thù của lao động trong khách sạn phải làm

việc 24 giờ hàng ngày, mọi nhân viên của từng bộ phận sẽ được phân ca khác nhau theo yêu cầu của trưởng bộ phận. Tuy nhiên thời gian làm việc của

3khách sạn thường quy định 48 tiếng một tuần, đối với nhân viên làm hành chính được nghỉ thêm nửa ngày thứ bảy.

- Cán bộ nhân viên làm việc hành chính được nghỉ trưa một tiếng rưỡi. - Nhân viên làm ca được nghỉ giữa ca từ 25 đến 35 phút đối với ca ngày và 45 phút đối với ca đêm để ăn ca. Thời gian ăn ca được tính vào thời gian làm việc.

- Nhân viên được quyền nghỉ phép năm có hưởng lương sau một năm làm việc tại công ty, thời gian nghỉ phép được tính trên cơ sở 12 ngày làm việc.

- Nhân viên được nghỉ 8 ngày lễ trong một năm, nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ được nghỉ bù vào một ngày khác.

- Các chế độ nghỉ ốm, thai sản…theo chế độ của nhà nước.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Tổ chức tham quan du lịch cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn

Qua khảo sát thì tất cả các khách sạn 4 sao tại Cần Thơ đều có tổ chức tham quan du lịch cho cán bộ nhân viên trong khách sạn một năm một lần.

Các chế độ thăm hỏi đặc biệt khác: Các khách sạn được khảo sát đều

có các chế độ thăm hỏi nhân viên của mình trong những dịp đặc biệt như: tặng quà sinh nhật, cưới hỏi,ma chay… tạo bầu không khí thân thiện giữa người lao động với khách sạn.

2.2.2.4. Chính sách của khách sạn đối với đào tạo, phát triển nhân lực

Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các khách sạn cũng phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân lực.Tại 3 khách sạn được khảo sát, công tác đào tạo đều được quan tâm chú trọng, tuy nhiên, ở mỗi khách sạn chế độ đào tạo có sự khác nhau về sự lựa chọn các phương pháp đào tạo, mức độ đào tạo, thời gian đào tạo và kinh phí đào tạo, nội dung đào tạo.

a) Thời gian đào tạo và mức độ đào tạo:

Qua khảo sát thực tế tại 3 khách sạn, thời gian đào tạo của các khách sạn rất khác nhau. Khách sạn Victoria xây dựng kế hoạch đào tạo mang tính thời điểm, tùy thuộc vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh cũng như năng lực thực tế của nguồn nhân lực. Khách sạn Ninh Kiều 2, kế hoạch đào tạo thường được lập cùng thời điểm với kế hoạch nhân sự. Khách sạn Golf lại đào tạo theo vị trí công việc, quá trình đào tạo được chia nhỏ, trưởng các bộ phận có trách nhiệm về đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên của bộ phận mình.

Như vậy, qua khảo sát về thời gian và mức độ đào tạo của 3 khách sạn cho thấy mỗi khách sạn có thời gian và mức độ đào tạo khác nhau, không có điểm tương đồng về thời gian và mức độ đào tạo.

b) Phương pháp đào tạo:

Qua khảo sát tại 3 khách sạn cho thấy, các phương pháp đào tạo được áp dụng tại các khách sạn cũng rất khác nhau.

Khách sạn Victoria đào tạo theo phương pháp là đào tạo tại chỗ và gửi đi học tại các trường trung cấp du lịch ở Cần Thơ hoặc huấn luyện trong nội bộ tập đoàn bằng hình thức là tiếp nhận tại chỗ hoặc gửi đi… Đối với phương pháp đào tạo tại chỗ, khách sạn có kế hoạch đào tạo do trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo và ngoài ra khách sạn cũng mời các giáo viên có kinh nghiệm về đào tạo. Hoạt động đào tạo nhân lực của khách sạn Victoria chủ yếu tập trung ở hai bộ phận chính là bộ phận lễ tân và nhà hàng.

Khách sạn Ninh Kiều 2 cũng áp dụng phương pháp đào tạo tại chỗ cho cán bộ nhân viên trong khách sạn thông qua kế hoạch hàng năm hoặc khi nhận thấy nhu cầu cần phải đào tạo hoặc đào tạo lại cho nhân viên qua việc mời các giáo viên về giảng dạy.

Khách sạn Golf chỉ áp dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, nhân viên cũ đào tạo lại cho nhân viên mới.

c) Nội dung đào tạo:

Nội dung đào tạo của cả 3 khách sạn tập trung chủ yếu vào kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khiến thức về ngoại ngữ, tin học, an toàn lao động, an toàn cho khách, an toàn vệ sinh thực phẩm…Có thể khái quát về nội dung đào tạo của 3 khách sạn như sau:

- Đào tạo định hướng công việc: Đào tạo định hướng công việc do Trưởng/Phó phòng Nhân sự (khách sạn Victoria & khách sạn Ninh Kiều 2), cán bộ phụ trách đào tạo (khách sạn Golf) trực tiếp hướng dẫn, được xem là nội dung bắt buộc với mọi nhân viên mới vào khách sạn. Mục đích nhằm cung cấp, phổ biến thông tin cho nhân viên mới như văn hóa, phong cách làm việc của khách sạn, nội quy lao động, chế độ đãi ngộ lao động và giúp nhân viên nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

- Đào tạo phát triển kỹ năng: Hình thức này chủ yếu áp dụng cho nhân

viên mới trong thời gian thử việc nhằm trang bị cho họ những kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết theo tiêu chuẩn riêng của từng khách sạn.

- Đào tạo nghề nghiệp: Hình thức này áp dụng cho nhân viên đang làm

việc tại khách sạn nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ của nhân viên. 3 khách sạn được khảo sát đã sử dụng hình thức này với nội dung đào tạo như sau:

+ Đào tạo chuyên môn: Áp dụng cho những nhân viên làm việc ở các

bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar…Để đạt được hiệu quả đào tạo cao nhất, tại 3 khách sạn được khảo sát, các lớp học được tổ chức với nhiều mô hình khác nhau như đào tạo tại khách sạn, cử nhân viên hoặc cán bộ đi học các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại các trường du lịch.

Đào tạo tại chỗ là hình thức được áp dụng nhiều nhất tại 3 khách sạn khảo sát. Các trưởng bộ phận hoặc những người có chuyên môn cao trong khách sạn là người trực tiếp giảng dạy. Việc giảng dạy được tiến hành kết hợp

với thực hành công việc trực tiếp tại khách sạn. Áp dụng hình thức này, các khách sạn giảm bớt được chi phí và thời gian đào tạo cho nhân viên, đồng thời không gây ảnh hưởng đến lao động cho các hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Ngoài ra, các khách sạn được khảo sát cũng được hưởng lợi từ “dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” (VTOS) do EU tài trợ áp dụng tại tất cả các khách sạn. Cụ thể số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ VTOS của các khách sạn được khảo sát như sau:

Bảng 2.8.Số nhân viên đƣợc cấp chứng chỉ VTOS năm 2012 tại 3 khách sạn

Chỉ tiêu Victoria Ninh Kiều 2 Golf

Số lƣợng nhân viên 14 10 8

(Nguồn: Phòng nhân sự tại 3 khách sạn)

Ngoài ra,Khách sạn Victoria còn có chính sách khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân. Chẳng hạn, bộ phận kế toán của khách sạn có 1 nhân viên đang học liên thông lên Đại học tại Trường Đại học Cần Thơ.

+ Đào tạo ngoại ngữ: Đây là nội dung đào tạo được tổ chức tại cả 3 khách sạn. Các khóa học này ưu tiên cho nhân viên các bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân viên có khả năng ngoại ngữ chưa đạt và nhân viên có nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đa số các lớp ngoại ngữ được mở tại khách sạn là các lớp tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành du lịch…Riêng khách sạn Victoria có chính sách hổ trợ một phần học phí cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ của cá nhân.

d) Kinh phí đào tạo:

Qua khảo sát thực tế tại các khách sạn, kinh phí đào tạo được phân bổ cho các khách sạn được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kinh phí đào tạo tại 3 khách sạn năm 2012

STT Tên khách sạn Chi phí đào tạo Chi phí đào tạo/ Doanh thu(%)

1. Victoria 35,000,000 0,13

2. Ninh Kiều 2 28,000,000 0,10

3. Golf 15,000,000 0,09

(Nguồn: Phòng kế toán của 3 khách sạn)

Kinh phí dành cho đào tạo ở các khách sạn cũng có sự chênh lệch, phụ thuộc vào số lượng nhân viên được đào tạo cũng như hình thức, nội dung các khóa đào tạo. Tại 3 khách sạn khảo sát, kinh phí này được trích trực tiếp từ doanh thu trong năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế và các kế hoạch đào tạo. Chi phí đào tạo của cả 3 khách sạn đều không cao và kế hoạch đào tạo của khách sạn đều phải chờ ngân sách được phân bổ từ doanh thu của khách sạn mới có thể triển khai làm giảm tính chủ động và hiệu quả của hoạt động đào tạo.

đ)Đánh giá kết quả đào tạo:

Đánh giá kết quả đào tạo được triển khai ở tất cả các khách sạn được khảo sát. Tùy theo nội dung và hình thức đào tạo, các khách sạn mới chỉ áp dụng một số cách đánh giá thông thường như: bài thi, bài kiểm tra cuối khóa, đánh giá thông qua bài thu hoạch sau khi tham gia khóa học của nhân viên,...

Nhưng để đánh giá hiệu quả của toàn khóa học lại là vấn đề phức tạp và đòi hỏi thời gian. Trong thực tế, có thể học viên đã lĩnh hội rất tốt các kiến thức, kỹ năng mới trong khóa học, hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, nhưng không áp dụng được những gì đã học vào trong thực hiện công việc. Vì vậy, các khách sạn được khảo sát đều chưa có chế độ đánh giá hiệu quả đào tạo chung cho toàn bộ khóa đào tạo.

2.3. Đánh giá phát triển nhân lực trong 3 khách sạn 4 sao ở TPCần Thơ

2.3.1. Những thành công và nguyên nhân

a) Những thành công:

Qua nội dung luận văn đã đề cập và phân tích trên, có thể khái quát chung về các thành công trong công tác phát triển nhân lực của các khách sạn 4 sao tại TP Cần Thơ như sau:

- Các khách sạn đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực cũng được các khách sạn đặc biệt quan tâm và gặt hái được các thành công nhất định.

- Các khách sạn đã xây dựng riêng cho mình kế hoạch, nội dung và phương pháp đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Từ đó làm tiêu thức cho mọi hoạt động điều chỉnh về nhân sự trong khách sạn như: đề bạt, thăng tiến, thuyên chuyển, sa thải…

- Phần lớn các khách sạn được khảo sát đều quan tâm đến sự phân công, bố trí đúng người đúng việc. Từ đó, tạo cơ hội phát huy khả năng làm việc và cống hiến của nhân viên đối với hoạt động kinh doanh khách sạn.

b) Nguyên nhân của thành công:

- Chính sách về nhân sự của các khách sạn phù hợp với xu thế phát triển của ngành du lich trong thời kỳ hội nhập, và tính cạnh tranh mang tính chất khu vực và toàn cầu.

- Xây dựng quy trình đào tạo khoa học và hợp lý.

- Ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp, các khách sạn còn quan tâm nhiều đến các kỹ năng mềm.

- Đặc điểm của lực lượng lao động ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao ở thành phố cần thơ (Trang 66)