đầu tiên 14.6 12.3 59.6 45 23 35.5 2.8 7.1 0 10 20 30 40 50 60
Dưới 18 tuổi Từ 18 -20 tuổi Từ 21-23 tuổi Từ 24 tuổi trở lên
Nữ Nam
Qua bảng kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy, theo đánh giá của sinh viên hiện nay thanh niên QHTD nhiều nhất vào khoảng độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi, 59,6% đối với nữ và 45% sinh viên nam. Nếu tính từ 18 đến 23 tuổi (trong độ tuổi sinh viên đại học) theo nhận định của sinh viên có tới 82,6% thanh niên nam và 80,5% nữ thanh niên có QHTD.
Kết quả tự đánh giá này cho thấy một thực tế là, nhu cầu cần được trang bị kiến thức về SKTD, SKSS trong sinh viên là rất lớn. Trên thực tế chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy hiện tượng QHTD trước hôn nhân đã và đang tồn tại. Để tìm về vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi hiện nay các bạn thanh niên có QHTD trước hôn nhân ở mức độ nào các bạn đã đưa nhận định như kết quả trong bảng sau:
Biểu đồ 3.8: Đánh giá của sinh viên về mức độ QHTD trước hôn nhân của thanh niên hiện nay
0.4
21.9
66.5
6 5.2
Không có
Có nhưng không phổ biến Rất phổ biến
Không biết Không quan tâm
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 66,5% sinh viên cho rằng, QHTD trước hôn nhân của các bạn thanh niên hiện nay rất phổ biến. Đây cũng có thể là nhận định của các bạn khi nhìn thấy thực tế hiện nay có nhiều bạn sinh viên sống thử với nhau Nguyễn V.N, khoa Xây dựng đã chia sẻ: “Em thấy như mấy người bạn của em có người yêu rồi có QHTD trước hôn nhân chúng nó kể chuyện nghe bình thường lắm. Thời buổi hiện nay có khi chưa có QHTD trước hôn nhân mới thấy lạc lõng”. Còn như bạn Đ.N.Q, khoa Kế toán một trong số 21,9% sinh viên cho rằng, hiện tượng QHTD trước hôn nhân hiện nay cũng có nhưng không phổ biến thì đã phát biểu ý kiến: “Hiện tượng QHTD trước hôn có nhưng theo em không phổ biến. Đôi khi các bạn sinh viên rồi báo chí cứ nói nhiều quá thành ra ai cũng nghĩ là phổ biến lắm”. Nhưng qua đây ta cũng thấy có tới 88,4% sinh viên nhận định thanh niên hiện nay có QHTD trước hôn nhân, cho thấy đây là hiện tượng đã và đang tồn tại. Hơn nữa một số sinh viên còn có QHTD với đối tượng mại dâm dẫn đến nguy cơ cao về không an toàn TD.
Tìm hiểu nhận định của sinh viên về mức độ an toàn trong lần QHTD đầu tiên, kết quả cho thấy, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ là 2,2% sinh viên cho rằng có thể đảm bảo được mức độ an toàn cao. Điều này một lần nữa khẳng định sự thiếu hiểu biết kiến thức về SKSS, SKTD và sự thiếu chủ động trong lần QHTD đầu tiên.
Tóm lại:
Theo các bạn sinh viên nhận định độ tuổi có QHTD lần đầu tiên cao nhất là từ 18 đến 20 tuổi. Các bạn nhận định hiện tượng QHTD trước hôn nhân hiện nay
rất phổ biến và các bạn sinh viên có thể QHTD với cả đối tượng mại dâm. Sinh viên cũng tự nhận thấy QHTD lần đầu tiên của các bạn có mức độ an toàn không cao.
Với những nhận định này một vấn đề đặt ra là nhận thức và hành vi của sinh viên chưa hoàn toàn có sự tương thích. Có 66,5% sinh viên nhìn nhận là hiện tượng QHTD trước hôn nhận hiện nay rất phổ biến nhưng hành vi thực tế được các bạn ghi nhận thì chỉ có 18,5%. Như vậy có thể có hai khả năng xảy ra một là các bạn đã có những sự nhìn nhận chưa phù hợp với thực tế hiện tượng QHTD trước hôn nhân hiện nay có nhưng không phổ biến hoặc khả năng thứ hai là sinh viên còn nhiều e ngại khi công khai việc bản thân đã có QHTD trước hôn nhân.
Sinh viên có đánh giá như thế nào với một người có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo được yếu tố an toàn
Tìm hiểu về quan niệm của sinh viên với vấn đề QHTD trước hôn nhân chúng tôi nhận thấy (xem bảng 4 phần phụ lục; tr21) một điều đáng mừng nữa là hầu hết sinh viên bước đầu nhận thấy vai trò quan trọng của những những kiến thức về QHTD an toàn khi có 94,8% sinh viên đồng tình với quan niệm “Các bạn nam nữ thanh niên cần hiểu biết những kiến thức về QHTD an toàn ngay từ khi họ chưa có ý định quan hệ tình dục” (ĐTB 4,5) và 93,9% sinh viên đồng tình với quan niệm “Trao đổi với nhau về những kiến thức liên quan đến QHTD an toàn là cần thiết” (ĐTB 4,4).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, 78,1% sinh viên đồng tình với quan niệm “QHTD trước hôn nhân có thể chấp nhận được nếu đảm bảo yếu tố an toàn TD và tính tự chịu trách nhiệm” (ĐTB 3,6). Nhưng cũng có tới 58,6 sinh viên đồng tình với quan niệm “QHTD trước hôn nhân là một việc làm bị xã hội lên án” (ĐTB 3). Điều này cho thấy, sinh viên có thể tạm chấp nhận QHTD trước hôn nhân nếu đảm bảo yếu tố an toàn và có trách nhiệm. Nếu QHTD trước hôn nhân mang tính phong trào, không cần biết đến ngày mai thì các bạn vẫn thể hiện thái độ lên án, phản đối. Theo ý kiến của sinh viên thì vẫn có tới 63,2% cho rằng “QHTD là vấn đề cần giữ kín không nên chia sẻ với ai” (ĐTB 3). Điều đáng nói là vẫn có 19,3% số sinh viên cho rằng “QHTD có sử dụng bao cao su là không tin tưởng nhau” và 14% sinh viên cho rằng “Tìm hiểu những kiến thức về SKTD là người không đứng đắn”.
Những số liệu trên phần nào cho thấy, sinh viên hiện nay đã có suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề QHTD trước hôn nhân, nhưng nhìn chung, sự chấp nhận nó còn hạn chế. Sinh viên cũng chưa sẵn sàng cho việc chia sẻ. Vì vậy, việc tuyên truyền những kiến thức về SKSS và SKTD cho sinh viên là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng tính đến những cách thức sao cho phù hợp vì nhiều sinh viên còn nhiều e ngại và thiếu tính chủ động.
Đánh giá của sinh viên về phẩm chất đạo đức của những người có QHTD trước hôn nhân:
Biểu đồ 3.9: Những quan niệm của các bạn sinh viên với những người có QHTD trước hôn nhân
10.9 17.5 21.2 39.7 39.9 17.5 28 25.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hiện đại Bình thường Hư hỏng Bạn không có ý kiến
Đối với nam Đối với nữ
Chúng ta có thể nhận thấy theo quan niệm của sinh viên, những bạn nam có QHTD trước hôn nhân sẽ dễ được chấp nhận hơn, còn những bạn nữ có QHTD trước hôn nhân sẽ bị đánh giá khắt khe hơn. Điều này có thể xuất phát từ quan niệm truyền thống của xã hội như “Trọng nam khinh nữ”, “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, vấn đề trinh tiết chỉ được đưa ra với con gái… Trong phỏng vấn sâu chúng tôi cũng nhận được những lý giải riêng cho vấn đề này. Phan A. T., khoa Kế toán cho rằng: “Em nghĩ con trai phải biết chuyện đó trước vì con trai sẽ là người chủ động khi làm chuyện đó, con trai mà lần đầu tiên với người
yêu hay vợ của mình thì họ sẽ cảm thấy người con trai đó thật ngốc nghếch”. Hoặc ngay chính các bạn nữ cũng có suy nghĩ: “Em nghĩ các bạn nam thì hầu như đều có QHTD trước hôn nhân, em nghĩ điều này cũng bình thường, từ xưa đến nay xã hội cũng ít đánh giá vấn đề này với nam giới, chỉ là đừng nên nhăng nhít chơi bời quá mức mà sinh bệnh thôi”…Chính sự đánh giá này khiến các bạn gái thường ít khi dám công nhận mình đã có QHTD trước hôn nhân mà thường nói quan điểm chung chung hoặc nói về những câu chuyện của bạn mình, còn các bạn nam thì thường mạnh dạn thể hiện hơn. Đây cũng là một yếu tố phần nào khiến các bạn khó có được QHTD an toàn.
Tìm hiểu về nhận thức của sinh với vấn đề có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo tình dục an toàn, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 3.10: Thể hiện đánh giá của sinh viên với những người có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo an toàn
42.3 45 22.6 28.9 9.6 3.8 25.5 22.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1. Hiện đại 2. Bình thường 3. Hư hỏng 4. Bạn không có ý kiến
Đối với nam Đối với nữ
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, sinh viên đã có sự thay đổi quan điểm đáng ngạc nhiên khi đánh giá về những người có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo được an toàn. Nếu như khoảng một phần ba sinh viên đánh giá những người có QHTD là hư hỏng thì có gần một phần hai sinh viên (42,3% đối với nữ, 45% đối với nam) đánh giá những người có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo an toàn
là “hiện đại”. Còn với quan niệm là “hư hỏng” tỉ lệ giảm xuống còn 9,6% đối với nữ và 3,8% đối với nam. Những số liệu trên cho thấy sinh viên rất quan tâm đến yếu tố an toàn trong QHTD trước hôn nhân. Sinh viên cũng có xu hướng thoáng hơn với vấn đề QHTD trước hôn nếu như QHTD đảm bảo được yếu tố an toàn không để lại hậu quả đáng tiếc. Nhưng thực tế để đảm bảo được yếu tố an toàn trong QHTD thì các bạn sinh viên còn cần trang bị cho mình những nhận thức thật sâu sắc cụ thể về kiến thức SKSS và SKTD.
Tóm lại:
Sinh viên cũng đánh giá cao việc tìm hiểu trao đổi với nhau những kiến thức về QHTD an toàn ngay từ khi chưa có ý định QHTD.
Hơn nửa bộ phận sinh viên cho rằng QHTD trước hôn nhân là việc làm bị xã hội lên án nhưng đồng thời cũng có xu hướng chấp nhận hơn với việc có QHTD trước hôn nhân nhưng đảm bảo được yếu tố an toàn.
Sinh viên cũng chấp nhận dễ dàng hơn khi các bạn nam có QHTD trước hôn nhân nhưng đối với các bạn nữ, sinh viên lại khó chấp nhận và đánh giá khắt khe hơn.
Đảm bảo an toàn tình dục khi người yêu đã từng QHTD trước hôn nhân
Trong nghiên cứu này, có 37,3% sinh viên có người yêu và 28,1% sinh viên đã từng có người yêu (chiếm hơn 1/3 tổng số sinh viên) (Xem bảng 6 phần phụ lục; tr22). So với nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ điều tra năm 2003 thì tỉ lệ sinh viên đã và đang có người yêu có xu hướng tăng từ 54,6% sinh viên lên 65,4% sinh viên, tỉ lệ chưa yêu bao giờ có xu hướng giảm từ 45,3% sinh viên (năm 2003) xuống còn 30,2%. Điều này cho thấy, tỉ lệ sinh viên có người yêu tăng lên trong những năm gần đây.
Khảo sát nhu cầu cần biết người yêu mình trước đây đã có QHTD chưa, kết quả cho thấy, có 63,6% sinh viên cho rằng cần biết, 27,3% sinh viên cảm thấy khó trả lời câu hỏi này. Như vậy, phần lớn các bạn sinh viên có mong muốn biết việc người yêu mình đã có QHTD trước đây chưa. (Xem bảng 7 phần phụ lục; tr22)
Mục đích lớn nhất mà sinh viên muốn biết người yêu mình trước đây đã có QHTD hay chưa là muốn đánh giá giá trị đạo đức của người yêu mình (78,9%).. Còn với những mục đích liên quan đến QHTD an toàn cũng chỉ xếp hàng thứ hai.
Theo như phân tích ở phần trên, sinh viên có sự chấp nhận phần nào với vấn đề QHTD trước hôn nhân, đặc biệt có sự ủng hộ nhất định với việc có QHTD trước hôn nhân mà đảm bảo được yếu tố an toàn. Nhưng khi vào tình huống cụ thể sinh viên lại không sẵn sàng chấp nhận người yêu có QHTD trước khi đến với mình. Khi đánh giá sinh viên vẫn cho QHTD trước hôn nhân là yếu tố thể hiện đạo đức của một con người. Như vậy sự chấp nhận vấn đề có QHTD trước hôn nhân ở các bạn mới chỉ thể hiện ở mức thấp, có tính bề ngoài chưa phải là sự chấp nhận thực sự.
Với quan niệm “Tôi nghĩ tôi không cần hỏi vì có thể người ấy cũng sẽ nói không đúng sự thật, tôi chỉ cần cả hai cùng đi khám sức khoẻ trước khi có QHTD thực sự” được 67,3% sinh viên đồng tình. Đây là quan niệm rất thực tế thể hiện sự quan tâm đến yếu tố an toàn tình dục. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này cũng cần những yếu tố nhất định như: sự hiểu biết kiến thức về SKSS, QHTD an toàn, sự tự tin cởi mở với nhau và cả yếu tố kinh tế…
Riêng với quan niệm đầy sự tin tưởng, đặt tình yêu và người yêu lên hàng đầu: “Tôi không cần biết vì dù thế nào tôi vẫn yêu người ấy và tin người ấy biết giữ gìn sức khoẻ của chính mình” chỉ có 50,6% sinh viên lựa chọn với ĐTB thấp nhất 2,68. Điều này cho thấy tình yêu sinh viên có xu hướng tin tưởng nhau ở mức không cao. Nhận định này có lẽ cũng phù hợp với nhận định cho rằng, thanh niên sinh viên hiện nay việc có QHTD trước hôn nhân khá phổ biến và phần lớn không an toàn.
Để tìm hiểu về mức độ chủ động và khả năng lường trước những điều có thể xảy ra khi quyết định có QHTD trước hôn nhân, chúng tôi đặt ra tình huống “Khi đã có QHTD giao hợp với một người nhưng không còn yêu người đó nữa bạn nghĩ như thế nào về những dự định trong tương lai?” chúng tôi đã nhận được những kết quả trong bảng số liệu sau:
Bảng 3.12: Quan niệm của sinh viên khi đã có QHTD giao hợp với một ngƣời nhƣng không còn yêu ngƣời đó nữa
STT Mức độ Quan niệm Không đồng tình Ít đối đồng tình Đồng tình ở mức độ trung bình Tƣơng đối đồng tình Rất đồng tình ĐTB
1 Bỏ ngay không cần biết vì QHTD trước hôn nhân bây giờ là bình thường
38,2 28,9 19,7 4,8 8,3 2,16
2 Không thể bỏ vì nếu bỏ sẽ khó có được hạnh phúc gia đình thực sự dù lấy được vợ/chồng
24,8 24,8 29,2 8,8 12,4 2,59
3 Phải chấp nhận thôi vì mình đã suy nghĩ đến tình huống này trước khi có QHTD với người yêu
27,7 42 27,2 21,4 9,4 2,71
4 Không biết làm thế nào vì khi đã có QHTD trước hôn nhân bản thân tự cảm thấy không tự tin vào chính mình
19,8 17,6 24,3 20,7 17,6 2,99
5 Cảm thấy không tiếp tục đi trên một con đường thì chia tay là tất yếu dù sao cũng không ai có thể khẳng định được mình có QHTD chưa trừ chính bản thân mình
16,1 17 19,3 23,3 24,2 3,22
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, điểm trung bình phần lớn các mệnh đề là ở mức trung bình (từ 2,16 đến 3,22/5 điểm) cho thấy, sinh viên khá phân vân và lưỡng lự trong câu hỏi này. Quan niệm được các bạn đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,22) là “chia tay là tất yếu”. Có thể thấy phần lớn sinh viên nhận ra, việc níu kéo tình yêu là không thể dù hai người đã đi đến giới hạn gần gũi cao nhất là QHTD. Nhưng qua câu trả lời này phần nào cũng nhận thấy sinh viên cũng chưa sẵn sàng công khai chấp nhận việc mình đã có QHTD trước hôn nhân (vẫn mong muốn những người xung quanh và cả người yêu, người bạn đời sau này của mình không biết mình đã có QHTD trước). Điều này cũng phần nào được thể hiện qua tâm lý “không tự tin vào chính mình” khi đã có QHTD trước hôn nhân với ĐTB = 2,99.
Với quan niệm “Phải chấp nhận thôi vì mình đã suy nghĩ đến tình huống này trước khi có QHTD với người yêu” ĐTB = 2,71 cho thấy, sinh viên cũng đã từng nghĩ đến việc có thể phải chia tay dù có QHTD với nhau. Nhưng có lẽ sâu bên trong tâm lý của sinh viên vẫn là sự lo lắng về hạnh phúc sau này “Không thể bỏ vì nếu bỏ sẽ khó có được hạnh phúc gia đình thực sự dù lấy được vợ/chồng” với ĐTB = 2,59.
Quan niệm “Bỏ ngay không cần biết vì QHTD trước hôn nhân bây giờ là