Mức độ đồng tình của sinh viên về việc mang BCS trong người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về tình dục an toàn (Trang 68 - 76)

46 22.8 16.1 29.5 37.9 47.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Có nên Không nên Khó trả lời

Nam Nữ

Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy có 46% sinh viên cho rằng, các bạn nam nên mang BCS trong người, nhưng với các bạn nữ chỉ 22,8% sinh viên đồng tình. Có tới 29,5% sinh viên cho rằng nữ không nên mang BCS và tỉ lệ khó trả lời (hay nói khác đi là quan điểm không đồng tình lắm với việc mang BCS) cũng lên tới 47,7%. Điều này cho thấy, sinh viên đồng tình với việc các bạn nam nên là người chủ động mang BCS chứ không phải là các bạn nữ. Như một sinh viên nam khoa Thú Y chia sẻ “Em nghĩ con trai có nguy cơ quan hệ với người mình mới quen hay với gái mại dâm cao hơn con gái nên cần mang BCS trong người còn với các bạn nữ mang BCS em thấy cứ thế nào ấy”.

Tỉ lệ sinh viên cho rằng nên mang bao “Trong mọi lúc” hay “Mỗi khi đi chơi” khá thấp chỉ ở mức chưa đến 10%. Điều này cho thấy, sinh viên trong nhóm

khảo sát chưa có thói quen mang BCS trong người mọi lúc mọi nơi, điều này khác với thanh niên, sinh viên những nước tiên tiến trên thế giới. Như chị Hoàng Thu Huyền một tư vấn viên của dự án “CHAT- Dự án tư vấn về SKSS,SKTD, HIV/AIDS và tâm lý tình cảm cho thanh thiếu niên qua trang tamsubantre.org” đã chia sẻ: “Thanh niên, sinh viên nhiều nước trên thế giới mang BCS trong người là điều rất bình thường, họ mang BCS mọi lúc mọi nơi, họ cảm thấy yên tâm khi có QHTD và họ chia sẻ đôi khi có những lợi ích không ngờ như bảo vệ được những đồ vật cần thiết như điện thoại,máy ảnh…khi gặp trời mưa hoặc khi xuống nước

Khảo sát những hiểu biết của sinh viên về thời điểm nên mang BCS cũng còn có nhiều vấn đề đáng lưu tâm:

Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về thời điểm nên mang BCS trong ngƣời (%)

STT Các tình huống Nam nên

mang Nam không nên mang Nữ nên mang Nữ không nên mang

1 Mỗi lần đi chơi 10,3 89,7 3,9 96,1 2 Mỗi lần gặp người yêu 15,1 84,9 9,5 90,5 3 Khi có mục đích giao hợp 50,4 49,6 31,5 68,5 4 Không biết 12,1 87,9 23,3 76,7 5 Trong mọi lúc 8,2 91,8 8,6 91,4

Bảng số liệu cho thấy, chỉ có 15,1% sinh viên cho rằng, nam nên mang BCS và 9,5% sinh viên cho rằng, nữ nên mang BCS trong những lần gặp người yêu mặc dù các bạn rất hay đi chơi riêng tư nơi vắng vẻ và có những cử chỉ thân mật dễ dẫn đến việc có QHTD trước hôn nhân.

Ngay cả khi chúng tôi hỏi với trường hợp “Khi có mục đích giao hợp” thì cũng chỉ có 50,4% sinh viên cho rằng nam nên mang BCS và 31,5% sinh viên cho rằng nữ nên mang BCS. Như vậy, dù có mục đích giao hợp, nhiều sinh viên vẫn không nghĩ đến việc mang BCS. Hơn nữa, sinh viên vẫn cho rằng, nữ không nên mang BCS mà dành quyền đó cho nam nhiều hơn.

Để tìm hiểu những nguyên nhân về việc nhiều bạn chưa đồng tình với việc mang BCS trong người, chúng tôi tìm hiểu quan niệm của sinh viên về hành vi thường xuyên mang BCS bên người

Kết quả cho thấy (Xem bảng 1 trong phụ lục; tr.20), có 35,6% sinh viên cho rằng, mang BCS bên mình là “Bảo vệ sức khỏe”, 15,5% sinh viên cho rằng mang BCS bên mình là “Văn minh có giáo dục”. Quan điểm này từ khía cạnh khoa học đã đóng góp tích cực phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

Điều đáng nói là có tới 21,9% sinh viên quan niệm rằng, thường xuyên mang BCS bên mình là “ham tình dục” và 8,6% sinh viên cho rằng thường xuyên mang BCS bên mình là mua bán dâm. Theo quan niệm của người Việt Nam, BCS là gắn liền với QHTD. Mà QHTD trước hôn nhân không phải là hành vi được xã hội chấp nhận. Hơn nữa vấn đề TD với nhiều người Việt Nam là vấn đề tế nhị kín đáo. Chính vì thế, nếu mang BCS trong người mà người khác biết được sẽ bị đánh giá là người ham tình dục hay có những sinh hoạt tình dục không lành mạnh, mua bán dâm. Những người có quan niệm này từ khía cạnh nào đó đã không nghĩ rằng mang BCS bên mình thường xuyên là cách để “bảo vệ sức khỏe”. Qua số liệu này cho thấy, những quan niệm của sinh viên hiện nay đã khiến nhiều bạn chưa sẵn sàng mang BCS bên mình để bảo vệ bản thân trong những tình huống QHTD dù là bất ngờ nhất.

Một số sinh viên còn cho rằng người mang theo BCS bên mình là thiếu đạo đức, làm trò chơi đùa bỡn, điên khùng (8,6%; 5,2%; 6,9). Đây là những đánh giá khá nặng nề, tuy rằng đánh giá này có thể phù hợp với những sinh viên không bao giờ nghĩ mình sẽ có QHTD giao hợp trước hôn nhân.

Như vậy có thể nói, số đông sinh viên đã biết đến việc sử dụng BCS để tránh thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh lây truyền qua đường TD, nhưng chưa sẵn sàng cho việc mang BCS bên mình để đảm bảo QHTD an toàn trong mọi tình huống. Hơn nữa, phần lớn sinh viên cũng chưa nắm được những kỹ năng, kỹ thuật sử dụng BCS cơ bản.

Ngoài ra, khảo sát những hiểu biết của sinh viên về thuốc tránh thai khẩn cấp, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về thời điểm dùng thuốc tránh thai khẩn cấp (%)

STT Thời điểm dùng thuốc tránh thai khẩn cấp Đồng tình

Phản đối

1. Trước khi có quan hệ tình dục 13,3 86,7

2. Dùng hàng ngày 4,7 95,3

3. Trong vòng 72 tiếng ngay sau khi quan hệ tình dục 56,7 43,3 4. Bất kể lúc nào khi có quan hệ tình dục 8,6 91,4 5. Không biết cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 14,2 85,8 6. Chưa từng nghe nói đến thuốc tránh thai khẩn cấp 11,2 88,8

Có thể nhận thấy, phần lớn sinh viên (88,8%) đã từng nghe nói đến thuốc tránh thai khẩn cấp và đồng thời cũng chỉ có một tỉ lệ nhỏ 14,2% sinh viên cho rằng, mình không biết cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhưng thực tế khi được hỏi thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng trong vòng 72 tiếng ngay sau khi QHTD mà không có sử dụng biện pháp tránh thai nào thì chỉ có 56,7% đồng tình và gần một nửa sinh viên (43,3%) chưa nhận ra tác dụng quan trọng này của thuốc tránh thai khẩn cấp. Đáng nói là có tới 13,3% sinh viên cho rằng, thuốc tránh thai khẩn cấp dùng “trước khi QHTD”, 8,6% sinh viên cho rằng dùng “bất kể lúc nào khi có QHTD”, 4,7% sinh viên cho rằng “dùng hàng ngày”. Đây là những hiểu biết rất sai lầm về tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp, bởi như cái tên của nó cũng đã cho thấy thuốc này được dùng cho những trường hợp “khẩn cấp”- bất thường, không có sự chuẩn bị trước.

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về biện pháp tránh thai phù hợp với người chưa lập gia đình, số đông sinh viên (80,7%) chọn biện pháp sử dụng BCS. Đây là biện pháp tránh thai phù hợp lại đảm bảo cả tác dụng phòng các bệnh lây truyền qua đường TD. Nhưng đáng tiếc là vẫn có tới 19,3% sinh viên không muốn chọn biện pháp này.

Đáng nói là có khoảng một phần ba sinh viên chọn xuất tinh ngoài (27,5%), tính vòng kinh nguyệt (33,9%) đây là hai biện pháp tránh thai có tỉ lệ an toàn không

cao. Nguy cơ có thai ngoài ý muốn dễ xảy ra nhất là với những bạn trẻ vì kinh nguyệt có thể thay đổi và khả năng chủ động với việc xuất tình ngoài còn hạn chế.

Đặc biệt có tới 10,3% sinh viên chọn biện pháp đặt vòng, 1,7% sinh viên chọn triệt sản đây là biện pháp bác sỹ không sử dụng cho người chưa sinh con. Điều này cho thấy, sinh viên chưa có những hiểu biết cơ bản về các biện pháp tránh thai.

Với hai biện pháp tránh thai sinh viên có thể sử dụng được là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp thì tỉ lệ lựa chọn cũng không cao là 18,9% và 16,7%. Nhưng thực tế với thuốc tránh thai hàng ngày có thể sử dụng được thường xuyên, vì theo những nghiên cứu trên thế giới, thuốc tránh thai hàng ngày nếu sử dụng đúng hướng dẫn sẽ không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Còn với thuốc tránh thai khẩn cấp có thể là cứu cánh hữu hiệu trong những tình huống bất ngờ không lường trước.

Khi tìm hiểu về thực trạng hiểu biết của sinh viên về tác hại của nạo hút thai chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.11: Nhận thức của sinh viên về ảnh hƣởng của nạo hút thai đến sức khỏe (%)

STT Các phƣơng án Có ảnh hƣởng

Không ảnh hƣởng

1. Viêm nhiễm đường sinh dục 53,2 46,8

2. Nhiễm trùng 44,2 55,8

3. Tổn thương cơ quan sinh dục như: thủng tử cung, rách cổ tử cung

67,0 33,0

4. Băng huyết 38,2 61,8

5. Vô sinh 68,2 31,8

6. Chửa ngoài tử cung 21,5 78,5 7. Tổn thương về tinh thần 60,9 39,1

8. Tử vong 19,7 80,3

9. Có thể hạn chế được một phần ảnh hưởng khi nạo phá thai tại những cơ sở y tế được cấp phép, tin cậy

21,9 78,1

10. Không ảnh hưởng gì 1,3 98,7

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy có 68,2% sinh viên biết rằng nạo phá thai có thể dẫn đến “vô sinh”; 67% sinh viên cho rằng có thể “tổn thương cơ quan sinh dục như: thủng tử cung, rách cổ tử cung”; 60,9% sinh viên nhận ra những “tổn thương về tinh thần”, 53,2% sinh viên cho rằng có thể “viêm nhiễm đường sinh dục”, “nhiễm trùng” (42,2%). Đây là những ảnh hưởng rất có thể xảy đến với những người nạo phá thai nhất là khi còn trẻ và trong lần có thai đầu tiên.

Ngoài ra, một số sinh viên cũng nhận ra rằng, nạo thai có thể dẫn tới các hậu quả: “băng huyết” (38,2%); “chửa ngoài tử cung” (21,5%) và “tử vong” (19,7%). Trên thực tế, đây là những nguy cơ được cảnh báo cao khi nạo hút thai.

Điều đáng nói là chỉ có một một bộ phận nhỏ sinh viên (21,9%) biết rằng “Có thể hạn chế được một phần ảnh hưởng khi nạo phá thai tại những cơ sở y tế được cấp phép, tin cậy”. Đây là một nhận thức quan trọng giúp các bạn có thể hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy đến do nạo phá thai trước hôn nhân.

Một con số không nhỏ 10,7% sinh viên “không biết” đến những ảnh hưởng và 1,3% sinh viên cho rằng “không ảnh hưởng gì” khi nạo hút thai trước hôn nhân. Điều này cho thấy, còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa biết đến những ảnh hưởng, tác hại do nạo hút thai gây nên.

Những hiểu biết của các bạn về ảnh hưởng của nạo hút thai đến sức khỏe chưa cao điều này được thể hiện trong sự quyết định của các bạn khi lỡ có thai do QHTD không an toàn trước hôn nhân chúng tôi nhận thấy (Xem bảng 2 phần phụ lục; tr.20), 63,2% sinh viên đồng tình ở mức độ trung bình trở lên với quan niệm “Không thể sinh con lúc này, cần cân nhắc kỹ việc phá thai” với điểm số trung bình cao nhất 3,1. Cũng tương đương với quan niệm này có 65,8% sinh viên đồng tình ở mức độ trung bình trở lên với quan niệm “Nếu đã lỡ có thai sẽ đẻ và nuôi con dù trong điều kiện nào” (ĐTB 3). Điều này cho thấy các bạn phân vân rất nhiều với hai quan niệm này. Ngay trong thảo luận nhóm khi đưa ra vấn đề này các bạn cũng có những tranh luận rất sôi nổi. Các bạn bảo vệ cho quan điểm riêng của mình và đưa ra những lý lẽ rất sắc bén. Như bạn B. H. N. khoa kế toán người Nam Định đã khẳng định “Đứa trẻ không có tội lỗi gì cả, nếu chúng ta đã lựa chọn việc có QHTD trước hôn nhân lỡ có thai thì phải có trách nhiệm với việc mình làm chứ. Phá thai là tội giết người”. Nhưng với Nguyễn P. T. người Thái Bình cùng khoa Kế toán thì lại cho rằng: “Nếu sinh ra mà không nuôi được con, không cho con được hưởng một

cuộc sống có cha có mẹ hạnh phúc, được chăm lo yêu thương như những đứa trẻ khác, phải lớn lên trong mặc cảm thì còn tội lỗi hơn chẳng bằng bỏ từ sớm cho xong”. Còn như với một bạn nam Nguyễn V. T. khoa xây dựng thì lại có quan niệm rất vô tư: “Sai thì sửa, chửa thì đẻ, hai người yêu nhau quyết tâm lấy nhau thì có con sớm cũng tốt chứ có sao đâu”.

Với hai quan niệm “Sẽ phá thai vì phá thai là một điều rất bình thường, không mấy khó khăn lại khá phổ biến” và “Sẽ đẻ rồi cho người khác nuôi” có nhiều bạn không đồng tình (ĐTB = 1,8 và 1,5). Điều này cho thấy các bạn có ý thức trách nhiệm, có cân nhắc suy nghĩ kỹ với vấn đề này. Chỉ có một bộ phận sinh viên có suy nghĩ đơn giản hóa việc có thai và nạo phá thai trước hôn nhân.

Tóm lại:

Một lượng lớn sinh viên chưa biết đến những kiến thức SKSS liên quan đến thời điểm thụ thai. Hầu hết sinh viên chưa giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng cụ thể. Chỉ có ít bạn sinh viên cho rằng với chu kỳ kinh bình thường thời điểm dễ thụ thai nhất là “Những ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt”.

Đa số sinh viên biết được BCS là biện pháp tránh thai có tác dụng kép tránh thai và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng hiểu biết về kỹ năng sử dụng BCS của sinh viên còn hạn chế chưa đúng cách. Đa số sinh viên chưa sẵn sàng cho việc mang BCS bên người. Có đến quá nửa số sinh viên không chấp nhận việc mang BCS trong người ngay cả trường hợp có mục đích giao hợp. Điều này xuất phát từ nhận thức của các bạn: chỉ có một phần ba sinh viên cho rằng mang BCS trong người là bảo vệ sức khỏe, còn một lượng không nhỏ sinh viên quan niệm mang BCS trong người là ham tình dục, mua bán dâm…

Trong các biện pháp tránh thai phù hợp với người chưa lập gia đình, hầu hết sinh viên đều lựa chọn dùng BCS. Tiếp sau đó là lựa chọn những biện pháp có tỉ lệ an toàn thấp như xuất tinh ngoài và tính vòng kinh. Sinh viên còn ít chú ý đến các biện pháp tránh thai khá hiệu quả như thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp. Đặc biệt với thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều bạn biết đến nhưng các bạn chưa hiểu được cách sử dụng và một bộ phận không nhỏ sinh viên có những kiến thức sai lệch cho rằng thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc dùng trước khi quan hệ, dùng hàng ngày hay bất kể lúc nào.

Sinh viên có những hiểu biết về một số ảnh hưởng của nạo hút thai đến sức khỏe nhưng hiểu biết của các bạn còn chưa đầy đủ. Hơn nữa sinh viên cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tìm đến những cơ sở y tế được cấp phép, tin cậy để hạn chế những ảnh hưởng này.

Sinh viên hiện nay có những suy nghĩ cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định giữ hay bỏ thai.

3.1.5 Nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTD an toàn trước hôn nhân Nhận thức của sinh viên về vấn đề có nên có QHTD trước hôn nhân Nhận thức của sinh viên về vấn đề có nên có QHTD trước hôn nhân hay không?

Trước tiên chúng tôi tìm hiểu quan điểm của sinh viên về những hành vi gần gũi cơ thể có thể thực hiện được khi sinh viên yêu nhau, kết quả (xem bảng 3 phần phụ lục; tr20) cho thấy có 83,3% sinh viên cho rằng khi yêu nhau có thể cầm tay nhau; 74,2% cho rằng có thể hôn nhau; 73,4% cho rằng có thể ôm; 30,5% sinh viên cho rằng có thể vuốt ve nhau và đồng thời có tới 50,2% sinh viên đồng tình với việc có thể đi chơi riêng với nhau ở những nơi vắng vẻ dù chưa kết hôn. Như vậy có thể thấy có tới 87,1% sinh viên không đồng tình với việc có QHTD giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của sinh viên về tình dục an toàn (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)