21
44.3 14.8
5.7
14.3
Kiên quyết từ chối
Thuyết phục để bạn trai đồng ý không quan hệ tình dục với mình Cố gắng từ chối. Nếu không được sẽ chiều theo ý bạn trai Chiều theo ý bạn trai
Không biết
Biểu đồ trên cho thấy, 44,3% sinh viên cho rằng sẽ “thuyết phục để bạn trai đồng ý không QHTD với mình”, 14,8% sinh viên sẽ “Cố gắng từ chối. Nếu không được sẽ chiều theo ý bạn trai”, 5,7% ngay lập tức “chiều theo ý bạn trai” và 14,3% sinh viên trả lời “không biết” làm như nào và chỉ có 21% sinh viên “kiên quyết từ chối” QHTD với người yêu. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các bạn về TD mà chúng tôi đã trình bày ở trên, bởi có tới 54,5% sinh viên cho rằng
“tình dục là thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của hai người”, 51,9% sinh viên cho rằng “tình dục là thể hiện tình yêu”, 41,2% sinh viên cho rằng “tình dục cần thiết để duy trì tình yêu”. Có thể thấy chính những quan niệm về TD như vậy khiến các bạn chưa kiên quyết thuyết phục người yêu không QHTD trước hôn nhân. Như một bạn nam, khoa Xây dựng (Nguyễn V. T) đã nói: “Lúc đầu bạn gái cũng có ý thuyết phục bạn trai chưa nên QHTD trước hôn nhân, nhưng thực tế TD chính là sự thăng hoa của tình yêu nên các bạn nữ cũng sẽ sớm siêu lòng thôi”. Còn với bạn Phạm Thị N. khoa Chăn nuôi, một người theo quan điểm kiên quyết từ chối thì phát biểu rất rõ ràng: “Theo em, chỉ khi tình yêu phát triển đến độ chín là kết hôn mới nên có tình dục, TD chính là con dao hai lưỡi nếu là QHTD trước hôn nhân rất dễ giết chết tình yêu, em nghĩ kiên quyết từ chối QHTD là cách tốt nhất để bảo vệ tình yêu đích thực”.
Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu sâu hơn nhận thức của sinh viên về kỹ năng đưa lời từ chối khi chưa muốn có QHTD trước hôn nhân, sinh viên đưa ra chia sẻ khá nhiệt tình từ nhiều góc độ khác nhau. Nguyễn T T, khoa Kế toán, người Hà Nam: “Nói chung theo thực tế em nhận thấy, tốt nhất là dứt khoát nói không, cũng nên tránh ở riêng với nhau ở nơi vắng người, tránh những cử chỉ quá thân mật và nếu bạn trai không đồng ý nên dừng mối quan hệ nếu không muốn có QHTD trước hôn nhân”. Phan Thị P, khoa Xây dựng thì lại chia sẻ: “Em thấy cũng khó lắm, yêu nhau bây giờ khó tránh khỏi QHTD trước hôn nhân, chỉ có là cần phải từ từ xem xét cân nhắc cho thật kỹ, tránh dễ đến rồi dễ đi và tránh để lại hậu quả thôi chị ạ”. Nguyễn Mai H, người Thái Bình thì cho rằng: “ Em sẽ nói với bạn gái nên bỏ người bạn trai đó vì nếu đòi QHTD để thể hiện tình yêu chứng tỏ người con trai đó quá coi trọng tình dục, không nghĩ đến bạn gái vì nếu QHTD trước hôn nhân bạn gái sẽ luôn phải lo lắng về vấn đề có thai và sau này người con gái sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu hai người không đến được với nhau”. Với các bạn nam thì ý kiến cũng rất khác nhau. Bạn P V V, người Nam Định đã chia sẻ: “Em sẽ khuyên bạn gái đó đừng có đồng ý vì em thấy nhiều bạn nam rất muốn QHTD với các bạn gái, nhưng sau đó khi bàn luận về con gái họ lại hay đánh giá về bạn gái qua việc có QHTD hay chưa”. Bạn N V T, thì lại nói quan điểm riêng của mình: “Em sẽ khuyên bạn gái đó nếu hai người yêu nhau thực sự thì nên QHTD với nhau vì thời trẻ một đi không trở lại, nếu để đến khi lập gia đình mới tận hưởng sự sung sướng thì nghe ra phí hoài quá”…
Nhìn chung các bạn sinh viên đưa ra những lời khuyên có phần khác nhau dựa trên quan điểm cá nhân của từng bạn, nhưng chúng ta cũng có thể thấy lời khuyên của các bạn phần lớn vẫn còn dựa trên những quan niệm riêng, ít chú ý đến những vấn đề về QHTD an toàn.
Trên thực tế QHTD trước hôn nhân sẽ tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn TD: Trước tiên bởi kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của các bạn theo như khảo sát ở phía trên còn ở mức độ chưa cao, thiếu những kiến thức cơ bản và cụ thể để đảm bảo an toàn TD.
Hơn nữa trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện tại chưa chấp nhận việc QHTD trước hôn nhân. Chính sinh viên cũng không chấp nhận việc người yêu của mình đã từng có QHTD trước hôn nhân. Các bạn cho rằng, QHTD trước hôn nhân thể hiện giá trị đạo đức của con người (ĐTB = 3,63/5). Những sinh viên đã có QHTD trước hôn nhân cũng ít dám công khai vấn đề này, thường phải QHTD trong điều kiện dấu diếm nhiều khi còn ngại ngùng, lo lắng khi mua bao cao su, thuốc tránh thai hay mang những vật dụng này theo người.
Thêm nữa, việc sinh viên trong điều kiện đang học hành, thường đến từ các tỉnh khác nhau... dù đã QHTD trước hôn nhân nhưng thường chưa sẵn sàng cho việc kết hôn hay do điều kiện khách quan phải chia tay... khiến cho nguy cơ phải thay đổi bạn tình, phải phá thai khi lỡ có thai là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó việc hiểu biết đầy đủ các kiến thức về SKSS, SKTD và lường trước những vấn đề xảy ra để có sự cân nhắc chủ động việc có nên QHTD trước hôn nhân hay không là điều cần thiết để đảm bảo an toàn TD.
Nhận thức của sinh viên về độ tuổi QHTD, tỉ lệ QHTD trước hôn nhân và mức độ an toàn của lần QHTD đầu tiên
Với câu hỏi, sinh viên nam nữ có QHTD lần đầu tiên ở tuổi nào, sinh viên đã đưa nhận định sau: