CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về RRTD tại các NHTMCP Việt Nam
4.1.4. Đánh giá chung về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại VN
4.1.4.1. Kết quả đạt được
- Chất lượng tín dụng được cải thiện
Các giải pháp xử lý nợ xấu đƣợc triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTMCP. Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý nợ xấu và tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dƣới 3%, đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chƣa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến 3/2019 ở mức 5,88%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016 và mức 7,36% cuối năm 2017.
- Quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMCP VN đã dần theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế
Năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các NHTMCP VN đã từng bƣớc đƣợc nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế, sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các NHTMCP đã đƣợc nâng cao một bƣớc. Cụ thể, từ 2005-2018, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chủ trƣơng về việc ứng dụng Hiệp ƣớc quốc tế Basel trong hệ thống NHTMCP Việt
Nam.
Gần đây nhất, chỉ tính riêng đối với việc hoàn thành trụ cột I, ngày 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải đáp ứng tỷ lệ an
toàn vốn theo phƣơng pháp tiêu chuẩn của Basel II từ 1/1/2020; theo đó, ngoài vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải đảm bảo vốn cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng. Có thể nói, nội dung trong Thông tƣ 41 tiệm cận gần 100% nội dung của Basel II. Thông tƣ 41 tiếp cận cả 3 trụ cột của Basel II đó là: quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, trong đó yêu cầu vốn cho 3 loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động); Giám sát và đánh giá mức vốn nội bộ; Chế độ báo cáo và công bố thông tin, đảm bảo yêu cầu minh bạch thông tin theo nguyên tắc thị trƣờng. Hiện nay các NHTMCP ở Việt Nam nói chung và 10 ngân hàng đƣợc lựa chọn thí điểm triển khai Thông tƣ 41 nói riêng đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn Basel II theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã đề ra, hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/2020 (riêng Vietcombank, VIB đã đƣợc NHNN trao quyết định thực hiện chuẩn mực an toàn vốn Basel II trƣớc thời hạn. OCB dù không thuộc danh sách 10 NHTMCP thí điểm song cũng đã đƣợc NHNN chấp thuận áp dụng Basel II).“
- Các NHTMCP đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động đo lường rủi ro
Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá mức độ tín nhiệm của bên nợ/công cụ nợ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng cam kết. Một hệ thống Xếp hạng tín dụng tin cậy phải phân biệt rõ khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm RRTD của khách hàng/khoản vay. Basel II quy định, Xếp hạng tín dụng nội bộ và các kết quả ƣớc lƣợng xác suất vỡ nợ, mức độ tổn thất là những yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, phân bổ nguồn vốn cho vay và quản trị ngân hàng.
Phần lớn NHTMCP đã xác định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro và xây dựng chƣơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ có định hƣớng lƣợng hóa các yếu tố rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel II. Các NHTMCP đã ban hành hàng loạt những quy định, hƣớng dẫn cụ thể về việc thu thập, đánh giá, chấm điểm các DN, từ đó đạt đƣợc những thành tựu nhất định: i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã xây dựng các bộ chỉ tiêu trên cơ sở có sự phân biệt giữa các nhóm ngành, quy mô, tính chất đặc thù…; ii) Mỗi bộ chỉ tiêu chấm điểm đều có tính đến các yếu tố định lƣợng
và định tính, yếu tố tài chính và phi tài chính, trọng số các yếu tố; iii) Các ngân hàng đã quan tâm tính đến các yếu tố vĩ mô, môi trƣờng kinh doanh, cũng nhƣ các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến RRTD của khách hàng.
- Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN tiếp tục được tăng cường
NHNN tiếp tục tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của NHTMCP.
Công tác thanh tra đƣợc đổi mới, gắn kết chặt chẽ với công tác giám sát, từng bƣớc kết hợp và áp dụng phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, hƣớng tới ngăn chặn, cảnh báo sớm các rủi ro có khả năng phát sinh. Các cuộc thanh tra đƣợc triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung và kế hoạch thanh tra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, những hạn chế, tồn tại, sai phạm của các
NHTMCP đã đƣợc phát hiện và xử lý. Tính đến năm 2019, NHNN đã đƣa ra 12.131 kiến nghị, yêu cầu NHTMCP khắc phục tồn tại, sai phạm; ban hành 208 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với NHTMCP và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt trên 16,51 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNN cũng đã áp dụng một số biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân nhằm kiện toàn tổ chức, ổn định bộ máy hoạt động tại một số NHTMCP. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý sau thanh tra tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện chặt chẽ, sát sao nhằm bảo đảm NHTMCP thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, kết luận về thanh tra, kiểm tra. Về cơ bản hoạt động giám sát ngân hàng đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực: (i) có sự kết nối với việc xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện thanh tra; (ii) nhận dạng, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đƣa ra các văn bản cảnh báo về việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và quản trị rủi ro đối với các hoạt động có nguy cơ rủi ro cao; (iii) tiếp xúc, làm việc với các đối tƣợng giám sát và đề xuất nội dung thanh tra phù hợp.
4.1.4.2. Hạn chế
- Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng chưa phản ánh đúng thực tế
Hệ thống Xếp hạng tín dụng của các NHTMCP và của Trung tâm Thông tin
tín dụng (CIC, thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc) hầu hết đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chấm điểm các tiêu chí theo ý kiến chuyên gia. Phƣơng pháp này chỉ dừng ở cho điểm định tính và chƣa lƣợng hóa đƣợc các yếu tố rủi ro. Nguyên nhân có thể
do: (i) Chƣa có quy định, hƣớng dẫn, lịch trình chính thức áp dụng về Xếp hạng tín dụng theo chuẩn Basel II để các TCTD làm căn cứ thực hiện; (ii) Các TCTD thiếu thông tin, hoặc chƣa hiểu hết sự cần thiết phải thiết lập của Xếp hạng tín dụng theo chuẩn Basel II; (iii) Các TCTD thiếu cán bộ đủ năng lực xây dựng các mô hình tính toán để lƣợng hóa các yếu tố rủi ro; (iv) Các TCTD thiếu dữ liệu cả về lƣợng (mẫu nghiên cứu) và chất (dữ liệu sạch) để đƣa vào mô hình lƣợng hóa.
Do vậy, hệ thống Xếp hạng tín dụng của các TCTD và CIC tồn tại trên thực tế nhƣng hoạt động chƣa đƣợc thực sự hiệu quả.
- Hạn chế về công nghệ thông tin và dữ liệu
Thông tƣ 41 nói riêng đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn Basel II theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã đề ra, hiệu lực thực hiện từ ngày 1/1/2020. Theo lộ trình này, phƣơng pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) sẽ đƣợc triển khai thực hiện. Xét trên khả năng đáp ứng về mặt CNTT của các NHTMCP Việt Nam thì thời gian còn lại không phải là dài khi nhìn vào những hạn chế về chất lƣợng dữ liệu đầu vào và vấn đề công nghệ quản trị dữ liệu. Trên thế giới, các NHTMCP có thể áp dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và có uy tín. Còn tại Việt Nam, số lƣợng các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín, có kinh nghiệm còn rất ít. Hiện nay ở Việt Nam còn thiếu về số lƣợng các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và còn yếu về chất lƣợng thông tin. Các
NHTMCP chủ yếu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng từ các công ty nhƣ: Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV), Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (C&R), Trung tâm Thông tin tín
dụng (CIC) thuộc NHNN, Công ty Cổ Phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của một số ngân hàng vốn chỉ dùng cho công tác quản lý rủi ro của chính các ngân hàng đó. Về nội dung dữ liệu, các NH mới có dữ liệu về thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, thông tin khoản vay liên quan đến khách hàng. Còn các thông tin khác cần có nhƣ: lịch sử trả nợ; dữ liệu tổn thất trong quá khứ; các thông tin về tài sản bảo đảm, mức độ tƣơng quan của các tài sản… hầu nhƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhận diện rủi ro tín
dụng và tính toán các yếu tố rủi ro. Vì vậy, có thể dẫn đến những quyết định tín dụng thiếu chính xác hoặc biện pháp quản lý tín dụng không mang lại hiệu quả cao do thông tin không đầy đủ, hoặc mang nặng yếu tố chủ quan...“
Bên cạnh đó, các phần chấm điểm, xếp hạng hiện đang đƣợc các NH sử dụng đa phần chỉ tự động hóa ở khâu công việc cuối cùng (tính toán ra điểm số). Các khâu thu thập, nhập thông tin vẫn đƣợc NH thực hiện thủ công nên tốn nhiều thời gian, chất lƣợng dữ liệu đầu vào khó kiểm soát. Phần lớn các NHTMCP đều chƣa sử dụng công nghệ phù hợp và nhất quán để quản trị dữ liệu đầu vào và đầu ra cho quá trình tính toán. Việc lƣu trữ và cập nhật dữ liệu đƣợc tiến hành trên nhiều hệ thống khác nhau nhƣ Flexube của Oracle, T24 của Temenos…
Có thể nói, các hạn chế về mặt CNTT của hệ thống NH là thách thức không nhỏ để vận dụng các chuẩn mực quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế nói chung và
Basel II nói riêng.
- Tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro
Việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng do: (i) Quy định pháp luật đối với thị trƣờng BĐS còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với một số loại hình bất động sản mới; (ii) Đầu tƣ kinh doanh bất động sản là kênh đầu tƣ có kỳ vọng lợi nhuận cao dễ dẫn đến đầu cơ trên thị trƣờng; (iii) Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung cầu tại một số phân khúc bất động sản…