Một số rào cản khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 103 - 122)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Một số rào cản khác

Nếu các nguồn lực gồm tài chính, con ngƣời, cơ sở vật chất và thơng tin đƣợc xem là nhóm bên trong, thì nhóm bên ngoài tác động đến hội nhập quốc tế của VAST gồm có một số yếu tố chính nhƣ sau (1) Cơ chế, chính sách của quốc gia liên quan đến hội nhập quốc tế về KH&CN, trong đó có những cơ chế, chính sách trực tiếp và gián tiếp nhƣ giáo dục - đào tạo, huy động và sử dụng vốn ODA, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế); (2) Năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống các tổ chức KH&CN; (3) Năng lực công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

Về cơ chế, chính sách: Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN đƣợc đề cập đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Việt Nam. Luật KH&CN (ban hành đầu tiên năm 2000 và sửa đổi năm 2013) dành hẳn một chƣơng để quy định về hội nhập quốc tế. Điều 7, Chƣơng I của Luật Công nghệ cao quy định nội dung hợp tác quốc tế về công nghệ cao. Luật Chuyển giao công nghệ (ban hành năm 2006) có Điều 46 quy định về việc khuyến khích ngƣời nƣớc ngồi, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi chuyển giao cơng nghệ vào Việt Nam. Hợp tác và hội nhập quốc tế cũng quy định trong một số Nghị định của Chính phủ, ví dụ nhƣ Nghị định

08/2014/NĐ-CP, ngày 27/1/2014 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN có quy định về thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc ở nƣớc ngoài (Điều 18), quy định về các dự án hợp tác nghiên cứu với nƣớc ngoài. Nghị định 80/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 quy định về hợp tác, đầu tƣ với nƣớc ngoài trong lĩnh vực KH&CN. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 735/QĐ-TTg, ngày 18/5/2011 phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020; Quyết định số 538/QĐ- TTg, ngày 16/4/2014 phê duyệt Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu song phƣơng và đa phƣơng; Quyết định số 1069/QĐ-TTg, ngày 4/7/2014 phê duyệt Chƣơng trình tìm kiếm và chuyển giao cơng nghệ nƣớc ngồi đến năm 2020.

Về cơ chế, chính sách ODA của Việt Nam, Điều 7, Nghị định 38/2013/NĐ-CP, ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ xác định “phát triển KH&CN cao, công nghệ nguồn và phát triển KH&CN trong một số lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm, kinh tế tri thức và nguồn nhân lực chấ lƣợng cao”. Nghị quyết 103/NQ- CP, ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hƣớng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới đã khẳng định định hƣớng thu hút FDI theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng cơng nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nơng nghiệp; NCTK. Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN đã có các hạng mục chi tiêu phục vụ cho hội nhập quốc tế về KH&CN. Điều 4, Mục 1, Chƣơng II của Nghị định 95/NĐ- CP, ngày 17/10/2014 đã nêu nội dung chi sự nghiệp KH&CN có chi mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ (bao gồm cả từ nƣớc ngồi); hỗ trợ chuyển giao và nhập khẩu cơng nghệ (từ nƣớc ngồi); hỗ trợ các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN: tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, khảo sát tìm kiếm các thơng tin về KH&CN, các nguồn cung ứng công nghệ ở nƣớc ngoài, tham gia các hoạt động, sự kiện, diễn đàn về KH&CN quốc tế, niên liễm tham gia các tổ chức KH&CN, vốn đối ứng các dự án quốc tế về KH&CN, bảo đảm hoạt động của mạng lƣới đại diện KH&CN ở nƣớc ngoài.

Khi đƣợc hỏi “Cơ chế, chính sách liên quan đến hội nhập quốc tế về KH&CN của quốc gia có cản trở hội nhập quốc tế của VAST hay không? Các cản trở nếu có là gì?”, các chun gia đều nhận định rằng yếu tố này có khả năng gây cản trở nhất trong một số trƣờng hợp sau: (1) cơ chế, chính sách về tài chính đầu tƣ cho hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam có thể dẫn đến khả năng khơng có sự đột phá về đầu tƣ cho VAST để thúc đẩy hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ. Lý do chính là ở quy mơ quốc gia, hiện chƣa áp dụng cơ chế phân bổ kinh phí dựa trên kết quả và năng lực thực hiện của tổ chức KH&CN; (2) sự chồng chéo về cơ chế, “lỗ hổng” chính sách, hay “độ trễ” của việc đƣa các chính sách vào thực tế là một khả năng tạo ra khó khăn cho VAST để thúc đẩy hội nhập quốc tế. Các chuyên gia cũng nhận xét rằng, hiện nay khó thấy yếu tố cơ chế chính sách cản trở q trình hội nhập quốc tế về KH&CN của VAST, do cơ chế chính sách là một tập hợp nhiều chính sách khác nhau điều chỉnh nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau; cơ chế chính sách liên quan đến hội nhập quốc tế sẽ phụ thuộc vào cơ chế chính sách khác.

Về năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống các tổ chức KH&CN: các số liệu phân tích ở Mục 2.1 Chƣơng 2 đã cho thấy hệ thống KH&CN của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để hội nhập với nền KH&CN thế giới. Quá trình này đang đƣợc diễn ra theo các bƣớc nâng cao năng lực NCTK theo các tiêu chuẩn quốc tế; tham gia vào các hoạt động KH&CN quốc tế; và dần trở thành một phần trong hệ thống KH&CN tồn cầu. Số liệu phân tích cũng cho thấy rằng năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN của hệ thống KH&CN Việt Nam đang ở mức thấp, Việt Nam đang ở giai đoạn nâng cao năng lực của mình tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế và tham gia một phần vào các hoạt động KH&CN quốc tế.

Khi đƣợc hỏi “Năng lực hội nhập quốc tế của các tổ chức KH&CN Việt Nam có phải là yếu tố cản trở hội nhập quốc tế về KH&CN của VAST hay không? Những cản trở nếu có là gì?”, các chun gia đều nhận định rằng năng lực hội nhập quốc tế của toàn bộ hệ thống tất yếu có ảnh hƣởng đến hội nhập quốc tế của VAST với tƣ cách là một thực thể trong hệ thống đó. Lý do chính

là VAST cần có kết nối với các tổ chức KH&CN khác trong nƣớc để nâng cao năng lực của mình. VAST khơng thể là một tổ chức độc lập và riêng biệt trong các hoạt động KH&CN nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng. Hiện nay, năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống KH&CN Việt Nam có thể cản trở VAST trong việc huy động nguồn lực KH&CN toàn quốc (chủ yếu là về nhân lực, vật lực và thông tin) để nâng tầm sản phẩm KH&CN của VAST theo các tiêu chuẩn quốc tế (bài báo, sáng chế, giải pháp hữu ích).

Về năng lực cơng nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp: kết quả điều tra, đánh giá năng lực đổi mới công nghệ106 của Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam năm 2009 đối với 5 ngành kinh tế tiêu biểu của Việt Nam (sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; dệt may; sản xuất ô tô-xe máy; điện tử; dịch vụ ngân hàng) cho thấy (i) việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu từ nguồn nhập khẩu công nghệ, chƣa đáp ứng yêu cầu (chỉ đạt khoảng 50%), nghĩa là khả năng làm chủ công nghệ thấp (mặc dù công nghệ nhập khẩu về Việt Nam chƣa phải là cơng nghệ cao). Phần lớn chi phí cho R&D đƣợc dùng để mua sắm máy móc cơng nghệ, chƣa quan tâm đến giải mã, thích hợp và làm chủ cơng nghệ; (ii) công nghệ và trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu khoảng 10-15 năm so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới; thiếu các phòng kiểm chuẩn, các trang thiết bị thí nghiệm, đo lƣờng chính xác; thiếu các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sƣ công nghệ, thiết kế và phát triển sản phẩm.107 Điều này hạn chế khả năng làm chủ công nghệ nhập khẩu, chƣa nói đến việc tự phát triển cơng nghệ riêng của mình để tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm hiện có/hay tạo ra các dịng sản phẩm mới. Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố: thiếu vốn, quy mơ vốn cịn

106 Đánh giá năng lực đổi mới cơng nghệ dựa trên 5 tiêu chí sau (1) Tình hình hoạt động đầu tƣ đổi mới cơng nghệ theo các chỉ tiêu lao động và tƣ bản, bao gồm: xu hƣớng năng suất lao động; tài sản cố định trên tổng tài sản; năng suất vốn; (2) Nguồn lực con ngƣời cho hoạt động đổi mới công nghệ, gồm tỷ lệ cán bộ khoa học trên tổng số lao động; (3) Năng lực nguồn lực tài chính thực hiện đổi mới cơng nghệ, gồm tỷ lệ chi phí (R&D + đổi mới công nghệ) trên tổng vốn đầu tƣ; (4) Hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, bao gồm: Số doanh nghiệp thực hiện R&D; số doanh nghiệp thực hiện đổi mới cơng nghệ; số chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học; số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật; (5) Các chỉ số công nghệ cho khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài.

107 Theo Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (2009), Báo cáo kết quả điều tra về năng lực công nghệ trong doanh nghiệp

nhỏ; nghiên cứu thị trƣờng chƣa bài bản, thiếu chuyên nghiệp; khả năng xây dựng chiến lƣợc sản phẩm còn hạn chế; mạng lƣới phân phối, kênh tiêu thụ chƣa rộng khắp. Đặc biệt là chi phí cho NCTK trong sản phẩm mới ở mức thấp (theo số liệu của Cục Xúc tiến thƣơng mại, năm 2004 có 69,1% doanh nghiệp đầu tƣ chi phí cho nghiên cứu và phát triển. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có tỷ lệ cao nhất, chiếm 84,6%, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ dành 0,2% đến 0,3% doanh thu cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới).108 Điều này hạn chế mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt, thể hiện ở mức độ thâm nhập thị trƣờng thế giới, số lƣợng sản phẩm xuất khẩu trên thị trƣờng toàn cầu, nguồn doanh thu từ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm Việt, ...

Khi đƣợc hỏi “Năng lực công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam có phải là yếu tố cản trở hội nhập quốc tế về KH&CN của VAST hay khơng? Những cản trở nếu có là gì?”, các chun gia đều nhận định rằng đây là yếu tố có tác động đến một phần của hội nhập quốc tế về KH&CN của VAST. Lý do chính là năng lực công nghệ của doanh nghiệp quyết định đến nhu cầu sử dụng công nghệ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp sẽ quyết định đến việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Năng lực công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cản trở VAST hội nhập với nền KH&CN thế giới ở một số nội dung chính sau: (1) hạn chế VAST huy động đƣợc nguồn tài chính từ doanh nghiệp để đặt hàng nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để nâng cao chất lƣợng và tính cạnh tranh quốc tế của sản phẩm. Đối với VAST, đây là một nguồn tài chính quan trọng cho các hoạt động phát triển KH&CN của mình; (2) hạn chế các nhà khoa học VAST quan tâm đến đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế, hay giải pháp hữu ích; hoặc ngại đột phá vào những lĩnh vực công nghệ mới.

108

Phạm Tất Thắng (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/Doanh-nhan-viet-nam/2012/15272/Nang-cao-suc- canh-tranh-cua-doanh-nghiep-trong-hoi-nhap-quoc.aspx, ngày cập nhật 18.3.2015

* Tiểu kết Chƣơng 3

1. Nguồn lực chính là rào cản lớn nhất để VAST đạt đƣợc những mục tiêu đề ra về hội nhập quốc tế KH&CN. Thực trạng về nguồn lực của VAST là thiếu hụt so với nhu cầu để hội nhập có hiệu quả.

2. VAST có thể gặp một số trở ngại từ một số yếu tố rào cản khác nhƣ (1) Cơ chế, chính sách của quốc gia liên quan đến hội nhập quốc tế về KH&CN; (2) Năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống các tổ chức KH&CN; (3) Năng lực công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là những yếu tố rào cản bên ngồi. Trong khi đó rào cản về nguồn lực là từ bên trong, trực tiếp tác động đến sự tồn tại và phát triển của VAST. Do vậy, nguồn lực là rào cản chính cản trở mục tiêu hội nhập quốc tế của VAST.

3. Nguồn lực chƣa đáp ứng đƣợc về chất lƣợng và số lƣợng cần thiết sẽ tạo nên một số khó khăn chính cho VAST trong q trình hội nhập quốc tế về KH&CN nhƣ sau: (1) tạo ra đƣợc những sản phẩm KH&CN đạt trình độ quốc tế; (2) đào tạo đƣợc những nhà KH&CN xuất sắc có tầm ảnh hƣởng quốc tế, hoặc thu hút đƣợc các nhà KH&CN giỏi trong và ngoài nƣớc làm việc tại VAST; (3) tham gia chủ động vào các chƣơng trình/dự án quốc tế; trở thành thành viên chính thức của các tổ chức KH&CN có uy tín; trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống KH&CN thế giới.

KẾT LUẬN

1. Hội nhập quốc tế về KH&CN trở thành một phần tất yếu trong mục tiêu phát triển của các tổ chức KH&CN. Hội nhập để phát triển, và phát triển tất yếu phải hội nhập. Để hội nhập quốc tế, mọi tổ chức KH&CN cần phải có đủ nguồn lực cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu của từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, chính q trình hội nhập sẽ đem lại cơ hội để tổ chức KH&CN bổ sung thêm nguồn lực nhằm tiếp tục q trình đó. Tính quyết định của nguồn lực cần đƣợc nhìn nhận ở cả hai góc độ, một mặt là động lực (khi nguồn lực đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tổ chức), nhƣng mặt khác lại là rào cản cho tổ chức đó (khi nguồn lực thiếu, khơng đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của tổ chức). Để hội nhập quốc tế về KH&CN, các tổ chức KH&CN đối mặt với sự thiếu hụt nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng cho hoạt động KH&CN và nguồn lực thông tin KH&CN. Lúc này, nguồn lực chính là rào cản cho tổ chức KH&CN trong hội nhập quốc tế về KH&CN.

2. VAST là một tổ chức KH&CN lớn nhất của Việt Nam. Hội nhập quốc tế đã đƣợc đặt ra thành một mục tiêu phát triển với các cột mốc quan trọng vào năm 2020 và 2030 trở thành một trung tâm KH&CN tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra đƣợc yếu tố nguồn lực bao gồm tài lực, nhân lực, vật lực và tin lực chính là rào cản chủ yếu của VAST hiện nay trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN.

Bốn rào cản nguồn lực này hạn chế số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các sản phẩm nghiên cứu của VAST đạt chuẩn quốc tế để hội nhập và hạn chế VAST trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống KH&CN thế giới. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể cản trở đến hội nhập quốc tế của VAST nhƣ thể chế, chính sách, năng lực cơng nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là những yếu tố bên ngoài, tác động đến VAST không trực tiếp và đều phải thông qua bốn yếu tố nguồn lực. Do vậy, tác giả khẳng định rằng bốn yếu tố về nguồn lực vẫn là rào cản chính đối với q trình hội nhập quốc tế của VAST.

3. VAST là một điển hình cụ thể cho các tổ chức KH&CN Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế về KH&CN về năng lực hội nhập, lộ trình phát triển và những thách thức, khó khăn gặp phải. Để hội nhập quốc tế về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản về nguồn lực trong hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 103 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)