Không gian xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua các phim bến không chồng, trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận (Trang 42 - 46)

Chương 2 : Không gian nông thôn trong ba bộ phim

2.2 Không gian xã hội

Bộ phim Bến Không Chồng diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lại tiếp tục với cuộc kháng chiến chống Mỹ, là những

ngày miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Cần phải nói thêm, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng Xã hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Cho nên, lúc bấy giờ Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn cho miền Nam. Và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968 có sự đóng góp không nhỏ của quân dân miền Bắc. Không chỉ chi viện sức người, sức của, miền Bắc còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt là trong những lúc cách mạng miền Nam gặp khó khăn. Trong khó khăn ta mới thấy được tình anh em của hai miền của Tổ quốc đồng lòng cùng chung một lý tưởng lớn là hòa bình, giải phóng dân tộc và trên hết là sự tự do, độc lập của đất nước.

Bộ phim đã góp phần kiến tạo một cái nhìn về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, qua đó ta thấy rõ cuộc chiến không chỉ để lại gánh nặng, mà còn để lại là những lầm lạc của con người, trong một bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách mà không ít những con người sống trong thời hậu chiến không dễ dàng đủ sức để vượt qua.Cũng như những vụ việc con người thời hậu chiến tự gây thương tích cho nhau đó là một cái nhìn chân thật, rõ ràng nhất. Gắn nối hai thế hệ chống Pháp và chống Mỹ, gắn nối thử thách của chiến tranh và thử thách của thời bình, gắn số phận cá nhân, gia đình, dòng họ và đất nước, bộ phim thể hiện một cái nhìn ở chiều sâu nhân văn, vừa cho thấy hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa đánh thức lương tri, lòng trắc ẩn, tình thương của con người với con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

Phim Trăng nơi đáy giếng -Thời đại không có bếp gas, bếp điện….

Với bộ phim Trăng nơi đáy giếng, toàn bộ hành trình của nhân vật Hạnh từ một người phụ nữ hết mực tôn thờ và chiều chuộng, chăm lo chồng hết mực đến

từng chi tiết cầu kỳ tinh tế, đến một người phụ nữ quay lưng với thực tại, kiếm tìmsự giải thoát trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh, trong mảnh vườn nhỏ của riêng tâm tưởng mình, đã phản ánh sự nghiệt ngã trong những lề thói suy nghĩ, những quan niệm cổ hủ về việc nối dõi tông đường đã đẩy con người vào những áp lực, những toan tính, những lựa chọn hết sức nghiệt ngã, đã bóp nghẹt những khát khao hạnh phúc tự nhiên và chính đáng của con người ngay từ trong chính tư tưởng của bản thân họ. Những vấn đề xã hội đã được khúc xạ trong hành trình tâm lý của cá nhân, qua một trường hợp hết sức đặc biệt và hi hữu, từ đó mà sức nặng của sự phản ánh được hình thành một cách đặc biệt ấn tượng.

Và tiếp theo là không gian xã hội trong bộ phim Cánh đồng bất tận. Câu chuyện thực sự diễn ra vào những năm sau năm 2000, lúc đó dịch cúm gia cầm đang diễn ra ở nước ta cùng với bối cảnh rất thời sự của đời sống người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Người nông dân từ bỏ dần công việc đồng áng để tìm việc làm nơi đô thị. Đẩy câu chuyện tới cao trào là dịch cúm gia cầm, một sự kiện trở thành tâm điểm của nước ta lúc bấy giờ một sự chấn đông rất lớn đối với tất cả những người chăn nuôi gia cầm trên cả nước nói chung và của vùng miền Tây sông nước nói riêng đồng thời cũng là hoàn cảnh ra đời của Cánh đồng bất tận. Và gắn liền với bối cảnh đó là những mối quan hệ, ngẫu nhiên, lỏng lẻo, bất định, đầy bản năng khiến cho hành trình trưởng thành của nhân vật Nương trải qua những sắc thái đầy xót xa và cay đắng.

Cảm giác ê chề sau một loạt biến cố cùng cực đau khổ nhưng lại được thắp lên khát vọng về một sự đổi đời cho thế hệ sau của Nương chính là cái nhìn nhân bản và đẹp đẽ của các nhà làm phim muốn giã từ một không gian đặc quánh thù hận và cái ác để hướng đến một bối cảnh xã hội tươi sáng, khi tri thức, niềm tin và lòng nhân hậu sẽ là những sắc thái chủ đạo trong cuộc sống và tương lai của con người, để thắp sáng tương lai và con đường phía trước của nhân vật.

Phim Cánh đồng bất tận-Gia đình Út Võ sống bằng nghề nuôi vịt chạy đồng

Có thể nói, nông thôn là nơi khởi đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Sau hơn 40 năm, xã hội nông thôn đã có nhiều biến đổi tích cực, nhưng cũng bộc lộ không ít những điểm yếu của một xã hội nông nghiệp lạc hậu lại trải qua sự tàn phá của nhiều cuộc chiến tranh. Phản ánh bức tranh xã hội nông thôn Việt Nam với cả những vẻ đẹp và những mặt tồn tại, cả điểm sáng và vùng tối, cả hiện trạng nhiều áp lực và khát vọng về ngày mai tươi đẹp, chính là cách để các nhà làm phim nhận thức một cách đầy đủ về đời sống nông thôn trong hành trình hướng tới những giá trị lành mạnh, tốt đẹp và nhân văn hơn cho con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua các phim bến không chồng, trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận (Trang 42 - 46)