.Những phong tục, tập quán và tâm linh Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua các phim bến không chồng, trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận (Trang 46)

Nước ta, mỗi miền, mỗi làng đều có những phong tục tập quán riêng, gắn liền với đời sống đình làng, miếu mạo… Thậm chí có câu mà cha ông ta thường nói để nhấn mạnh đến tập quán nơi mình sinh sống, đó là “phép vua thua lệ làng”. Có thể nói làng xã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người, mà dù đi đâu, họ vẫn hướng về.

Khi xem phim Bến Không Chồng chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thờ cúng ông bà Tổ tiên, nhà Từ Đường. Con trai cả là người được chỉ định giữ nhà Từ Đường và việc thờ cúng cho cả họ. Họ quan niệm rằng, con người chết đi thì sự sống của họ vẫn chưa gọi là chấm dứt bởi vì họ vẫn tồn tại trong một thế giới song song vô hình ngay cạnh thế giới thực tại. Cho nên, khi con người sợ hãi hoặc lo lắng về một việc không thuận lợi trong cuộc sống thì họ lại đến cầu khẩn thế giới siêu hình để mong được sự phù trợ của đấng linh thiêng từ thế giới song song ấy… Bên cạnh đó, nơi đây còn tồn tại những lề thói cổ hủ nghiệt ngã, những suy nghĩ cũ xưa lạc hậu áp đặt lên cuộc sống tinh thần của toàn bộ người dân, khiến họ sống khép kín cùng cam chịu, khiến họ tồn tại như cái xác không hồn để rồi kẹt vào những bi kịch không lối thoát như những người đàn bà của làng Đông. Họ có chồng là liệt sỹ, họ phải sống một mình cô đơn đến khi chết chứ không được phép kết hôn với bất kỳ người đàn ông nào khác. Họ phải sống như những cái bóng ma vất vưỡng trong chính ngôi làng của mình.

Người ta thường nói, muốn đội vương miện phải chịu được sức nặng của nó. Nguyễn Vạn là vậy, mang trên mình chiến công và danh hiệu anh hùng Điện Biên, Nguyễn Vạn phải sống khép mình vào khuôn khổ dưới cái nhìn khắc khe của hàng trăm con mắt. Ông Vạn không thể vượt qua dư luận để… yêu, ông không dám vượt qua rào cản để đến với bà Nhân dù bản năng thôi thúc. Mà bà Nhân cũng không thể đến với ông Vạn hay với bất kỳ ai – bởi bà là vợ, là mẹ liệt sỹ. Chỉ một lần nghĩ về ông Vạn thôi cũng đủ khiến bà day dứt không nguôi, bà sẽ sống ra sao nếu xóm làng biết chuyện? Cả hai con người đáng thương ấy sống trong sự kìm nén bất hạnh. Cả cuộc đời, họ buộc bản thân phải “giữ gìn hình ảnh”, chấp nhận sống một đời cô độc. Còn đối với cặp đôi Hạnh và Nghĩa, họ là hai con người yêu thương nhau, chờ đợi nhau chục năm trời để được đến với nhau nhưng trớ trêu thay chỉ vì những tập tục cổ hủ, họ phải đành chia tay nhau trong đau đớn. Do Hạnh không thể

sinh con cho gia đình Nghĩa, gia tộc bắt họ phải ly dị để Nghĩa có thể kết hôn với một phụ nữ khác. Theo gia tộc, người đàn bà không sinh con được là người đàn bà độc địa sẽ ngăn cản phước báo của ông bà Tổ tiên để lại. Những hủ tục ấy thế mà vẫn còn tồn tại ngay trong thời bình, thời đất nước bắt đầu kêu gọi loại bỏ những tập tục kỳ lạ, lạc hậu.

Phim Bến Không Chồng-Bà Nhân là vợ của một liệt sỹ nên bà không dám yêu ai.

Đến với Trăng nơi đáy giếng, là đến với Huế, là đến với nghệ thuật ướp trà sen tinh tế và độc đáo, đến với tục thờ cúng ông bà, tập tục hầu đồng, đến với triết lý sống “tam tòng tứ đức”… Hay những cảnh cắt tiền duyên, màn múa hầu đồng hoặc cảnh cúng thổ thần vào đêm 30 Tết…là những cảnh cho thấy nét đặc sắc trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của các nhân vật. Đồng thời với không gian Huế, với ngôi nhà cổ của vợ chồng Hạnh, cũng đủ tạo cảm giác đè nặng của những hủ tục phong kiến lên người phụ nữ đồng thời chi phối tâm linh của họ. Và một khi con người ta bất mãn với hiện thực người ta cần một niềm an ủi, một chỗ dựa tinh thần trong tín ngưỡng, tâm linh, Em đã vì anh đến nửa đời người, nay anh yên phận rồi

hãy để em yên phận em. Xưa em là vợ anh, em chỉ biết có anh nhưng nay em là vợ ông tướng, em chỉ biết có ông tướng. Em không bỏ ông tướng vì ông ấy đỡ đần em những lúc thập tử nhất sinh, ông ấy không bỏ em, không ruồng rẫy em bao giờ”. Và cái sự thật hiển nhiên đáp trả ước mơ của cô được thể hiện bằng chính người chồng của cô, qua cả hành động và lời nói, “Nhưng làm gì có ông tướng, làm gì có bóng ma ấy. Nó chỉ có trong trí tưởng tượng bệnh hoạn của cô mà thôi”. Ngoài ra ở bộ phim này cũng đề cập đến vấn đề người phụ nữ không thể sinh con cũng được xem là điều không may mắn cho gia tộc, sẽ làm cho vượng khí trong gia đình không tốt, ông bà Tổ tiên sẽ không độ trì . Chính những điều này đã đẩy con người vào những bi kịch của cuộc đời chính mình, để rồi không bao giờ có lối thoát cho riêng họ.

Phim Trăng nơi đáy giếng -Nghệ thuật ướp trà sen

Trong Cánh đồng bất tận, câu chuyện kể về cuộc sống lênh đênh sông nước “theo vịt chạy đồng” của những thân phận long đong, chìm nổi ở nơi sông nước miền Tây Nam bộ. Những cuộc hành trình bất tận trong cuộc đời họ trên từng cánh đồng vẫn mãi tiếp diễn với biết bao bi kịch đau thương. Nhưng trong cái bi kịch ấy,

chúng ta có thể nhận thấy sự ấm áp của tình người, tâm hồn cao đẹp của những con người tưởng như ở tận dưới đáy xã hội, cũng như sự trong vắt của những đứa trẻ lớn lên vùng sông nước. Những đứa trẻ bất hạnh thiếu tình yêu thuơng của gia đình. Trong phim, ta sẽ bắt gặp được hình ảnh Nương và Điền chăm sóc những con vịt như những người bạn và thỉnh thoảng Nương và Điền trò chuyện cùng với chúng. Hay khi đến một cánh đồng lạ , cả hai trồng một cây con với hy vọng rồi chúng sẽ lớn. Theo như vấn đề tâm linh, hai đứa trẻ nghĩ rằng những con vịt, hay cái cây con … đều có linh tính , hiểu được chúng nói gì và chúng nuôi hy vọng, là một ngày nào đó cả hai sẽ được sống ổn định tại một cánh đồng nào đó mà chúng đã đi qua.

Phim Cánh đồng bất tận -Nương luôn khát khao tình mẫu tử mặc dù mẹ đã bỏ em đi theo người đàn ông khác .

Tiếp theo trong bộ phim này còn là đức tin về tôn giáo. Với câu nói của Nương, "Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn”, là câu nói kết thúc "hành trình bất tận" trong cả bộ phim lẫn câu chuyện, chính là một thông điệp vô cùng ấm áp và bao dung mà nhân vật gửi đến khán giả đó là sự thứ tha, nhân hậu

sẽ là điều cứu rỗi thế giới này khỏi những lầm lạc, sự ích kỷ và cái ác. Để từ đó, cái thiện, cái đẹp và những khát vọng nhân văn sẽ thắp sáng con đường đi phía trước cho mỗi con người. Bộ phim đã thể hiện được những quan niệm về cuộc đời, về con người thắm đượm tinh thần Phật giáo, vừa đậm chất địa phương Nam bộ, vừa nêu bật được chân lý cuộc sống hạnh phúc của một đời người.

2.2.2. Những vấn đề đương đại

Đối với cái nhìn của một số khán giả xem phim, bộ phim Bến không chồng

được ví như là “Hòn vọng phu” thời hiện đại. Song song với cuộc đời của Nguyễn Vạn là mối tình, mối nhân duyên đầy éo le của Nghĩa và Hạnh. Cả hai là thanh mai trúc mã, nhưng Nghĩa họ Nguyễn còn Hạnh họ Vũ. Mối thù truyền kiếp hai họ Nguyễn – Vũ đã không thể ngăn cản được tình yêu của đôi trái tim trẻ trung hừng hực cháy. Họ đến với nhau mặc kệ những định kiến, dè bỉu, thậm chí là sự lạnh lùng của cha mẹ. Tình yêu của Nghĩa và Hạnh có thể đánh bại được những ngoại nhân tác động, nhưng lại không thắng nổi nội nhân ham muốn, tính dục, suy nghĩ và sự thay đổi theo thời gian của con người. Trong khi Nghĩa đi bộ đội, tuổi trẻ của Hạnh trôi qua hơn 10 năm trời ròng rã với việc phụng sự cho cả hai gia đình, cả nhà mẹ đẻ lẫn nhà cha mẹ chồng. Vậy mà khi chiến tranh chấm dứt, đến ngày đoàn tụ, Hạnh cũng là người dứt áo ra đi, bởi cô nhầm tưởng rằng chính mình không thể có con, không thể làm trọn bổn phận dâu con trong gia đình chồng và nhất là không thể giữ được tình yêu của Nghĩa. Người phụ nữ ấy dù không có lỗi nhưng vẫn nhận hết mọi phần thua thiệt về mình mà trở về nhà mẹ đẻ.

Trong thời chiến tranh, người ta có một quan niệm khá “khoan dung” với người lính, bởi ra chiến trường rồi thì không biết ngày nào quay trở lại . Vì thế mà những mối tình ngắn ngủi xuất hiện, những đứa con thụ thai vội vã, những thiếu phụ ngóng trông một bóng hình mà chính các nàng cũng chẳng hiểu rõ. Một quan niệm

không thể phân rõ tốt xấu đúng sai, khi cái chết gần hơn sự sống thì ai lại không muốn buông mình chỉ một giây phút? Chính quan niệm đó đã cổ xúy tính dục của con người, khiến họ gạt bỏ hai chữ thủy chung và sống hoàn toàn bản năng quên luôn cả đạo đức làm người.

Tất cả phần “con” của con người được hiện lên rõ nhất – chính là khi phải bước vào những quyết định khó khăn, những dồn nén đến bước đường cùng, hoặc là cận tử. Bộ phim Bến không chồng khai thác những góc tối của con người theo cách nhẹ nhàng mà đầy bất ngờ. Bộ phim không có bất kỳ một triết lý giáo điều nào để dạy con người phải học gì, nghĩ gì, làm gì. Qua tài kể chuyện của Lưu Trọng Ninh, khán giả băn khoăn suy nghĩ về những phẩm chất quý giá của người phụ nữ xưa và nay, về cách sống sao cho vẹn toàn đạo lý dù đứng trước ngã rẽ khó khăn của cuộc đời…

Phim Bến không chồng-Nguyễn Vạn đã không vượt qua được định kiến của xã hội và tìm đến cái chết

Thiết nghĩ, con người cần phải vượt qua định kiến, vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống mà mở lòng đón nhận tình yêu chứ không phải dìm mình trong bế tắc bỏ qua hạnh phúc như các nhân vật trong bộ phim này. Và đối với chúng ta trong xã hội hiện đại này cũng vậy, hãy đấu tranh với tình yêu của chính mình, hãy tìm cách giải quyết thật tốt những chuyện không mong muốn chứ không nên tự mình giam lỏng trong chính cái xiềng xích của bản thân chúng ta tạo ra. Hãy bỏ đi những hủ tục và lối suy nghĩ chưa đúng đắn cũng như những giá trị tốt đẹp thì chúng ta phải nên gìn giữ và phát huy.

Khi xem phim Trăng nơi đáy giếng, một số khán giả không thích bộ phim này, đặc biệt là những người con xứ Huế. Theo họ, xứ Huế trong phim là một xứ Huế lạc hậu và mê tín dị đoan. Về mặt nội dung giới thiệu văn hóa và con người Huế như vậy đã khiến cho nhiều người Huế thất vọng.

Cô giáo Hạnh, xuất hiện trong phim Trăng nơi đáy giếng, người vợ dịu hiền chân chất biến thành một người phụ nữ không còn cá tính. Sự dịu hiền và kiên nhẫn của người đàn bà Huế truyền thống đã biến thành một mẫu người nô lệ tình cảm không có hồn phách. Theo ý kiến cá nhân của tôi, khi sống trong xã hội hiện đại ngày nay thì chúng ta hãy sống cho bản thân mình nhiều hơn, hãy suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, phải tìm được cách giải quyết có khoa học hơn, hiện đại hơn. Hơn là chúng ta quá tôn sùng vào tâm linh để rồi tách biệt mình khỏi cuộc sống lúc nào mà không hay.

Ngoài ra, nhân vật anh Phương , người chồng Huế xuất hiện trong phim là một con người vô cảm. Ăn, ngủ, làm tình, làm chồng, làm con, làm thầy như một cổ người máy ích kỷ, lạnh lùng… Trong phim, khi nói về sự đê tiện của ông chồng, tôi ấn tượng hai câu nói của Thắm với cô giáo Hạnh, chỉ hai câu nói trong hai hoàn cảnh ngắn ngủi cũng đủ bộc lộ bản chất con người bên ngoài đạo mạo nhưng bên trong thối nát của nhân vật Phương, “Ông Phương coi tầm ngầm rứa thôi, chứ còn hăng lắm nghe. Mấy bữa ổng về là em mệt muốn chết” … “Ngủ riêng em càng khỏe, chỉ sợ ông ấy chạy qua chạy lại thêm mệt”. Phân cảnh mà tôi tâm đắc nhất trong phim dẫn đến mọi tan vỡ là cảnh ông chồng ngồi giặt đồ trong nhà tắm khi về sống với vợ sau. Hoàn cảnh sống khiến con người ta thay đổi hay đó chính là phần chìm trong con người anh ta có dịp bộc lộ? Sự tàn nhẫn bội bạc dối trá của cuộc đời chỉ cần một chi tiết nhỏ nhặt cùng với đoạn đối thoại xuất sắc của hai người phụ nữ đã bộc lộ một cách trọn vẹn sự trơ tráo và nham nhở của thói đời.

“Thắm: Làm trai học sảy học sàng. Đến khi vợ đẻ thì làm mà ăn…

Hạnh: Ngày trước ở với tôi, anh ấy không phải động tay bất cứ điều gì. Tôi đi vắng nếu trời mưa anh ấy cũng chỉ lôi giùm tôi cái áo trên dây phơi, chứ còn cái quần thì cũng mặc, chứ không hề động đến…..

rửa vèo cũng được chứ sao!…”.

Thiết nghĩ, lối sống bi quan của Hạnh và lối sống ích kỷ của anh chồng đều rất đáng phê phán. Cuộc đời của Hạnh tuy có phần đáng thương nhưng những suy nghĩ tiêu cực của cô cần phải có sự đổi mới, cần phải ý thức mạnh mẽ vào bản thân, chủ động, tích cực và lạc quan để tìm hạnh phúc của chính mình.

Trong Cánh đồng bất tận, “Đứa bé đó, nhất định tôi sẽ đặt tên là Thương, đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” đó là câu nói của Nương khi kết thúc bộ phim, đó cũng là chủ đề mà các nhà làm phim muốn gửi gấm.

Bộ phim được kết thúc trong hình dung ấm áp, nồng hậu của trái tim người mẹ. Bộ phim kết thúc mở, hướng người xem suy ngẫm đến một chân trời tươi sáng, cánh đồng bất tận không còn là sa mạc hận thù, mà giữa cánh đồng xanh mênh

mông bát ngát là vùng đất lành gieo hạt giống yêu thương, độ lượng. Hận thù không thể dập tắt được hận thù, hận thù chỉ có thể được dập tắt bằng dòng nước mát của tình yêu. Tư tưởng Phật giáo đề cao sự an bình, hạn chế sân hận, trải rộng tình thương, đã được vận dụng khéo léo, là cấu tứ lớn xuyên suốt toàn bộ phim. Ngoài ra, khi xem xong bộ phim này, tôi trăn trở về việc các em nhỏ ở vùng miền Tây Nam bộ về vấn nạn không được học hành tử tế. Vì cuộc sống mưu sinh cùng ba mẹ, các em phải sống lênh đênh trên những chiếc ghe rày đây mai đó, sống mà không có ngày mai. Đó cũng là vấn đề không chỉ của vùng đồng nước này, mà còn là câu chuyện nhức nhối ở nhiều vùng quê khác, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa của nông thôn Việt Nam đương đại, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của nhiều cơ quan chức năng và những tấm lòng trong xã hội.

TIỂU KẾT

Do đặc trưng của khí hậu, địa lý và cả đặc tính của vùng miền mà ba miền Bắc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua các phim bến không chồng, trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận (Trang 46)