7. Bố cục luận văn
1.5. Quy trình nghiên cứu nhằm phát triển SPDL đặc thù của một địa phƣơng
Ðể nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một điểm đến cần tiến hành theo nguyên tắc và quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Về nguyên tắc: Đỗ Cẩm Thơ [21] đã đề xuất một số nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù như sau:
- Đảm bảo tính độc đáo, đặc thù.
- Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng thị trường và có thị trường tiềm năng cho sản phẩm.
- Đảm bảo sử dụng giá trị tài nguyên có tiềm năng lớn nhất. - Đảm bảo tính tập trung nguồn lực trong phát triển.
- Đảm bảo tính bền vững trong việc xây dựng và sử dụng sản phẩm. - Đảm bảo tính cạnh tranh tuyệt đối hoặc tương đối.
- Có khả năng tạo dựng thành thương hiệu.
Về quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một điểm đến cụ thể như sau:
Cụ thể từng bước trong quy trình trên như sau:
(i) Tổng quan tài nguyên du lịch
Sản phẩm du lịch đặc thù cần đuợc xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặc trưng. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng. Tuy nhiên, cùng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ các yếu tố hấp dẫn, độc đáo cả về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác tiêu biểu,
hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người tiêu biểu, hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.
Ðể xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL cần dựa trên quá trình khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách du lịch tại điểm đến du lịch đó.
Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xác định các sản phẩm du lịch chính, những sản phẩm du lịch đặc thù và và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tiềm năng.
(ii) Những SPDL chính
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng về tài nguyên du lịch.
+ So sánh, đánh giá và phát hiện các giá trị độc đáo của tiềm năng với đối thủ cạnh tranh.
+ Nghiên cứu thị trường, thị hiếu và nhu cầu thị trường.
+ Nghiên cứu thế mạnh của sản phẩm du lịch về thị trường mục tiêu và của các điểm đến có lợi thế cạnh tranh với các địa phương.
+ Xác định những SPDL chính của địa phương.
(iii) Những SPDL đặc thù hiện có
Sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại một điểm đến được xác định thông qua việc nghiên cứu thực tiễn và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch. Các chuyên gia này phải là những người thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại điểm đến đó. Ðể lấy được ý kiến của họ cần phải đưa ra các tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù, sau đó sử dụng phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm), điều tra bảng hỏi,... lấy ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó.
Dựa theo khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008) và Nguyễn Phạm Hùng (2017) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến du lịch như sau:
STT Tiêu chí
1 Tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo
2 Nhóm tiêu chí về sản phẩm dịch vụ bổ trợ và cơ sở hạ tầng 3 Nhóm tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương 4 Nhóm tiêu chí về quản lý điểm đến
5 Nhóm tiêu chí về sự hài lòng của khách
(Nguồn tác giả)
Các tiêu chí này cũng chính là đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến.
Từ đó, thông qua hình thức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại điểm đến du lịch đó.
(iv) Hoàn thiện SPDL đặc thù hiện có.
Thông qua quá trình nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù đã có dựa trên quá trình nghiên cứu về thực trạng và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch theo các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến.
Việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học. Từ việc nghiên cứu thực trạng, xây dựng bảng phỏng vấn, lựa chọn đối tượng phỏng vấn, tổng hợp kết quả phỏng vấn. Nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện qua mức độ đánh giá về sự hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch và sự hài lòng của khách du lịch.
Dựa vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch có thể chỉ ra được quá trình phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù đã đạt được và chưa đạt được
những gì. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ở mỗi địa phương.
❖ Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù đƣợc tiến hành theo các hƣớng sau:
- Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn, nguyên bản của nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí,... Hoặc bổ sung thêm các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho sản phẩm du lịch đặc thù đó.
- Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tin truyền thông về sản phẩm du lịch đặc thù bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm,...
Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải phù hợp với khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù.
(v) Những SPDL đặc thù tiềm năng
* Xác địnhcác yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác
Mỗi điểm đến du lịch có thể có một hoặc nhiều TNDL. Với những địa phương có nguồn TNDL phong phú, cần xác định những tài nguyên nào chưa được khai thác nhằm phục vụ hoạt động du lịch. Và những tài nguyên đó có yếu tố gì đặc trưng, độc đáo có thể hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Các giá trị này cần được nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong khu vực và cả nước. Việc nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du khách và khả năng khai thác.
Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác được xác định bằng phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Ðồng thời hỏi ý kiến của các chuyên gia từ những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác đã được xác định đó có khả năng để xây dựng SPDL đặc thù mới nào trong tương lai.
Căn cứ vào các yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt dựa vào xác định các yếu tố đặc trưng, độc đáo về TNDL chưa hoặc ít được khai thác để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mới.
Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển SPDL đặc thù của một điểm đến. Ý tuởng xây dựng sản phẩm mới dựa trên kết quả của việc đánh giá tài nguyên, kiểm định nhu cầu của thị trường và có tính khả thi, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này.
Việc hình thành ý tuởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới phải chỉ ra rõ cách thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương. Qua đó cũng góp phần thu hút khách du lịch đến điểm đến, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó.